Một số lưu ý quan trọng trong nuôi cá nước ngọt

Chủ nhật - 08/03/2020 22:41 3.295 0
     Hàng năm vào khoảng tháng 2, 3(âm lịch) khi thời tiết ấm dần lên cũng là thời điểm bước vào vụ nuôi cá mới. Để vụ nuôi thành công đòi hỏi người nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật nuôi cá. Qua thực tiễn thời gian gần đây cho thấy thời tiết, môi trường diễn biến có phần phức tạp, nguồn nước ngày càng ô nhiễm tiềm ẩn nhiều mầm bệnh... Do đó người nuôi cần thực hiện tốt các bước sau:    
Một số lưu ý quan trọng trong nuôi cá nước ngọt
 1. Vệ sinh ao sạch sẽ trước mỗi vụ nuôi:  Vị trí ao nuôi cá không bị cớm rợp, nguồn nước cấp vào phải chủ động, không bị ô nhiễm, trong quá trình cải tạo ao nên tiến hành dọn sạch cỏ; vét bùn đáy ao; lấp hết các lỗ,hang hốc xung quanh bờ ao; bón vôi với liều lượng 10-15kg/100m2 để tiêu diệt mầm bệnh, ổn định pH và diệt tạp.
          2. Lựa chọn cá giống: Đây là khâu quan trọng quyết định lớn đến sự thành công của vụ nuôi, cá giống phải khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng, bơi lội nhanh nhẹn, được mua từ những cơ sở sản xuất giống có uy tín. Cá giống trước khi mua phải được kiểm dịch, không mang mầm bệnh, có thể kiểm tra sức khỏe của cá bằng cách cho cá vào chậu và dùng tay khuấy nhẹ, nếu cá bơi, vận động nhanh nhẹn ngược dòng là cá khỏe. Lưu ý trước khi thả giống cần tắm khử trùng cho cá bằng muối ăn và khi thả cá giống cần mở miệng túi cá để nước ao vào trong túi sau đó để cá từ từ bơi ra, mục đích tránh cho cá bị sốc.       
          3. Thời vụ và mật độ thả : - Theo lịch thời vụ của Sở Nông nghiệp & PTNT hàng năm. Nên tranh thủ thả sớm, thả từ tháng 3 - 4(dương lịch).
          - Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, trình độ kỹ thuật để các hộ lựa chọn hình thức nuôi Thâm canh hay bán thâm canh để thả đúng mật độ tùy theo từng loài cá: nhóm cá không có cơ quan hô hấp phụ (rô phi, mè hoa, trắm cỏ, chép, …) thả với mật độ dưới 1-3 con/m2; nhóm cá có cơ quan hô hấp phụ (tra, trê, …) thả với mật độ 5 - 10 con/m2. Thả cá đúng mật độ để cá phát triển tốt, khả năng nhiễm bệnh ít, rút ngắn được thời gian nuôi, đạt cỡ thương phẩm lớn bán được giá cao nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
          4. Nuôi ghép: Trong cùng một ao có thể nuôi ghép các loài cá với nhau để tận dụng không gian mặt nước và tất cả các loại thức ăn có trong ao vì mỗi một loài cá sống ở một tầng nước và có loại thức ăn riêng. Khi nuôi ghép cần lưu ý:
– Số loài cá thả ghép nên dưới 5 loài.
– Đối tượng nuôi chính chiếm 50%  - 70% tổng các loại cá, còn lại là các đối tượng ghép thêm.
– Các loại cá thả ghép phải tương đối đều cỡ nhau và thả cùng thời gian.
– Các loài cá ghép phải không cùng tính ăn và không gian sống.
– Thời gian nuôi và giá cá thương phẩm các loài cá gần bằng nhau để dễ bán.
Ví dụ: Nếu thả nuôi rô phi là chính thì có thể thả tỷ lệ như sau: Rô phi: 60% + Cá chép 10% +  Cá trắm cỏ 10% + Cá mè trắng 15% + Cá mè hoa 5%.
          5. Chăm sóc đúng kỹ thuật, cho ăn theo nguyên tắc 4 định: định lượng, định chất, định vị trí và định thời gian để đảm bảo cho cá khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh, giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi và giảm chi phí thức ăn. Tùy theo điều kiện nuôi để chọn loại thức ăn phù hợp, có thể sử dụng thức ăn công nghiệp ăn thức ăn tự chế từ nguồn phụ phẩm tại chỗ như cám gạo, rau cỏ.... Cá nhỏ cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao và giảm dần khi cá lớn. Cá nhỏ cho ăn với lượng 5 - 7% trọng lượng thân, cá lớn cho ăn  2 - 3% trọng lượng thân. Nên sử dụng sàng cho cá ăn để dễ quản lý thức ăn và tránh hiện tượng ô nhiễm môi trường ao nuôi.
          6. Quản lý chất lượng nước ao nuôi: ao phải thông thoáng, độ sâu ao nuôi cá thịt 1,2 - 2 m, độ sâu ao ương cá giống: 0,7 - 1,2 m, pH ổn định từ 6,5 - 8,5 tức là nước ao nuôi cá có màu xanh vỏ đậu hoặc xanh lá chuối non là tốt, hàm lượng oxy hòa tan 5 - 8mg/l, nhiệt độ nước: 25 - 300C.
          7. Đối với ao khó thay nước hoặc không thay nước được: khi nuôi cá vào các tháng cuối gần thu hoạch nước ao và nền đáy ao ô nhiễm do thức ăn dư thừa và phân cá thải ra trong suốt quá trình nuôi nên cá có nguy cơ phát sinh bệnh rất cao do đó có thể  sử dụng một số loại chế phẩm sinh học để xử lý đáy ao.
          8. Trong suốt quá trình nuôi nên phòng bệnh cho cá là tốt nhất vì khi cá bị bệnh việc điều trị rất khó khăn, tốn kém và hiệu quả không cao vì vậy định kỳ 1 tuần/2 lần trộn Vitamin C vào thức ăn cho cá ăn để tăng sức đề kháng cho cá, lưu ý: Vitamin C rất dễ tan trong nước nên khi trộn Vitamin C vào thức ăn phải dùng chất kết dính như dầu mực, … để tăng hiệu quả sử dụng. Hoặc có thể sử dụng những cây thuốc nam sẵn có tại chỗ để phòng bệnh cho cá như: lá xoan, cỏ mực… Vào mùa mưa nhất là giai đoạn chuyển mùa ao rất dễ bị xì phèn làm pH nước ao giảm thấp; pH thay đổi đột ngột như vậy làm cá bị sốc sẽ giảm sức đề kháng và mầm bệnh dễ dàng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể cá. Nên phòng bằng cách: Định kỳ 2 tuần/lần rải vôi xung quanh bờ ao để ngăn nước mưa mang phèn và chất bẩn từ trên bờ ao xuống. Đồng thời, hòa tan nước vôi trong tạt đều khắp mặt aovới lượng 1 - 2 kg/100 m2, vôi có tác dụng, diệt khuẩn, ổn định pH nước và phòng bệnh cho cá.
          9. Ghi chép nhật ký sản xuất: Ghi đầy đủ những việc làm trong suốt quá trình nuôi để làm cơ sở hạch toán kinh tế và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhất là sản phẩm nuôi VietGAP hay xuất khẩu.
 

                                                 Kiểm tra cá giống trước khi thả
                                                                                                        Lệ Hằng: Trung tâm KN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg rau-thom-2.jpg a1-5.jpg a7-6.jpg a1-4.jpg a8-6.jpg a4.jpg a5-3.jpg a6-4.jpg a2-3.jpg a12-3.jpg Nam-Nghia-1.jpg a8-2.jpg a9-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây