Gương phụ nữ phát triển kinh tế

Thứ tư - 05/10/2022 05:41 562 0
Nhưng năm gần đây, ngày càng nhiều mô hình hộ gia đình phát triển kinh tế giỏi nhờ tinh thần chịu thương chịu khó, sáng tạo và tận dụng được các nguồn lực sẵn có tại địa phương, giúp tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả cao. Nhiều hộ đã biết vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống gia đình và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội quê nhà. Chị Nguyễn Thị Thanh ở xóm 3- xã Viên Thành- huyện Yên Thành-Nghệ An cũng là người như vậy
Gương phụ nữ phát triển kinh tế
Sinh ra trong gia đình thuần nông, chị luôn trăn trở làm sao để giảm cái đói cái nghèo. Chị cũng đã trồng lúa, chăn nuôi gà, vịt nhưng vẫn chỉ đủ ăn, chưa có hiệu quả cao. Ước mơ có căn nhà khang trang, tiện nghi đầy đủ còn xa vời. Là một phụ nữ táo bạo, dám nghĩ dám làm. Chị Thanh đã chịu khó tìm tòi kiến thức qua đài báo, mạng internet hay qua các cuộc tập huấn cho nông dân và học hỏi kinh nghiệm của người đi trước. Năm 2010, chị mạnh dạn đầu tư xây dựng để chăn nuôi gà. Lúc đầu chị nuôi với quy mô nhỏ 100 con/lứa, sau khi thấy có hiệu quả và kinh nghiệm mới tăng số lượng và đa dạng hóa loài vật nuôi lên gồm gà, lợn. Từ năm 2019 đến nay mỗi năm chị Thanh nuôi quy mô 50-60 con lợn thit/năm, 1.000 -1.200 con gà lai chọi/năm.
Chị Thanh chia sẻ: Chị may mắn được tham gia lớp dạy nghề về thú y cộng với tự tìm tòi học hởi kinh nghiệm, các tiến bộ kỹ thuật qua nhiều kênh thông tin để áp dụng vào thực tiễn. Bởi thế vận dụng kiến thức học được vào chăn nuôi nên đàn vật nuôi của chị được chăm sóc tốt, ít bị dịch bệnh. Chị Thanh thông tin thêm bí quyết góp phần chăn nuôi thành công đó là sử dụng chế phẩm sinh học men tỏi ủ với thức ăn tinh bột như cám gạo, bã bia…cho con vật ăn, giúp tăng khả năng tiêu hóa, tăng sức đề kháng, lớn nhanh và mẫu mã đẹp nhất là đàn lợn. Ngoài ra chị còn nấu rượu, tận dụng bã cơm rượu để cho gà, lợn ăn. Để chăn nuôi hiệu quả thì cần phải đảm bảo an toàn sinh học, chuồng trại luôn sạch sẽ, khô thoáng. Thực hiện tiêu độc khử trùng chuồng trại 1 lần/tuần và sau mỗi lứa nuôi, tuân thủ và tiêm phòng đầy đủ vaccin cho từng loại vật nuôi gà, vịt, lợn. Riêng chuồng nuôi lợn của chị nằm tách biệt khỏi khu nhà ở gia đình, có cổng khóa và hạn chế tối đa người lạ ra vào chuồng nuôi. Chính vì vậy đàn lợn của gia đình chị an toàn dịch bệnh nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Chăn nuôi số lượng lớn thì đầu ra cho sản phẩm cũng là một nỗi lo của các chủ hộ. Bởi vậy ngay từ đầu chị Thanh xác định phải tìm hiểu, nắm rõ nhu cầu thị trường, sản phẩm tạo ra phải đảm bảo an toàn, chất lượng đồng thời tiết kiệm chi phí thì mới phát triển lâu dài được. Điều này như kim chỉ nam xuyên suốt trong quá trình chăn nuôi của gia đình. Về khâu lựa chọn thức ăn, chị không sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp mà kết hợp sử dụng thêm thức ăn khác như lúa, cám gạo, bã bia…Đây đều là những sản phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương. Nhờ vậy chất lượng thịt thơm ngon, hợp thị hiếu người tiêu dùng đồng thời giảm chi phí; thương lái thu mua hết.
Khó khăn hiện nay đối với gia đình chị cũng như nguời chăn nuôi nói chung đó là giá thức ăn, nguyên liệu tăng cao. Do đó chị chăn nuôi còn e ngại không dám mở rộng quy mô đàn.
Là người nhanh nhẹn, nhạy bén với thị trường, nhận thấy nhu cầu mua gà úm sẵn và gà choai (1-1,5kg/con) nhiều nên chị Thanh nuôi gà và bán theo yêu cầu của khách hàng: giá bán 40.000đ/con gà úm được 5-7 ngày, gà choai giá 80.000đ/Kg. Sau khi bán nếu còn dư gà, chị nuôi 4-5 tháng khi đạt trọng lượng 2,2-2,8 kg/con xuất bán thương phẩm với giá 80.000-100.0000đ/kg. Với cách làm này mỗi năm chị nuôi được tổng đầu con như trên và cho thu nhập được khoảng 100-120 triệu đồng từ chăn nuôi gà. Lợn nuôi 3,5 tháng xuất chuồng, mỗi con 70-80 kg x 50.000-70.000đ/kg x 50-60 con, cho thu nhập trên 200 triệu đồng. Riêng năm 2020-2021, chị nuôi và xuất bán được 120-130 con lợn/năm cho thu nhập gấp đôi. Ngoài ra chị Thanh còn nuôi thêm 400 con vịt thịt/năm và trồng 0,5 ha lúa Khang Dân để làm thức ăn chăn nuôi và bán. Sau khi trừ mọi chi phí chị còn thu lãi từ chăn nuôi gà, lợn, vịt trên 120 triệu đồng/năm. 
Chị Nguyễn Thị Thịnh- Hội trưởng hội Nông dân xã Viên Thành cho biết: Bản thân chị Thanh cũng là một Hội phó hội Nông dân xã rất nhiệt tình với công tác hội, luôn tham gia nhiệt tình mọi phong trào. Ngoài ra chị Thanh không ngần ngại chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm có hiệu quả trong sản xuất, chăn nuôi  với các hội viên trong hội để cùng nhau phát triển kinh tế.
Mong rằng mô hình chăn nuôi tổng hợp của chị Thanh luôn phát triển bền vững và là tấm gương để người dân trong vùng và các hội viên học hỏi làm theo, góp phần đẩy mạnh các hoạt động phong trào Hội và xây dựng nông thôn mới.
 
                               Chăn nuôi tổng hợp hộ chị Nguyễn Thị Thanh
Kim Dung - nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
rau-thom-2.jpg 20240316-101921.jpg a1-5.jpg anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg a5-3.jpg a2-3.jpg a6-4.jpg a1-4.jpg a7-6.jpg a4.jpg a8-6.jpg a15-3.jpg a10-1.jpg a7-2.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây