Thứ ba, 07/01/2025, 14:49

Xã Thanh An- Thanh Chương phát triển kinh Vườn- Đồi- Rừng

Chủ nhật - 05/01/2025 21:29 24 0
Xã Thanh An - huyện Thanh Chương là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế với tổng diện tích đất sản xuất tự nhiên là 3.461,51 ha, trong đó diện tích vờn đồi là hơn là 500 ha, diện tích rừng là 2.709,33 ha.  Với lợi thế về điều kiện tự nhiên như vậy trong những năm qua, lãnh đạo xã Thanh An đã có nhiều chủ trương khuyến khích, hỗ trợ người dân thực hiện cải tạo đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, áp dụng khoa học - kỹ thuật, tạo ra nhiều mô hình phát triển kinh tế theo hướng gia trại, trang trại... mang lại hiệu quả kinh tế, ổn định đời sống người dân.
Xã Thanh An- Thanh Chương phát triển kinh Vườn- Đồi- Rừng
Được biết, trước đây diện tích vườn đồi rừng tại xã Thanh An chủ yếu trồng chè để uống; nhận thấy diện tích sản xuất này không mang lại hiệu quả kinh tế cao, lãnh đạo xã đã tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, ý nghĩa của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng; xây dựng những mô hình mới và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; Đồng thời, xã còn tạo điều kiện giúp người dân tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp; tranh thủ các chương trình, dự án để hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế... Với những cách làm hiệu quả, toàn xã đã có hơn khoảng 250 hộ phát triển kinh tế theo hướng Vườn- đồi- rừng. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế gấp 3 lần so với cây trồng cũ. Tận dụng lợi thế vườn đồi rừng, xã còn tạo điều kiện cho người dân tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt do các đơn vị chuyên môn trong huyện, tỉnh tổ chức. Nhờ đó, ngày càng có nhiều mô hình Vườn- đồi chuồng với quy mô trang trại, gia trại mang lại thu nhập cao cho người dân.
Theo lời giới thiệu của chị Nguyễn Thị Kiều cán bộ khuyến nông xã Thanh An- Thanh Chương, chúng tôi tìm đến trang trại vườn- đồi -rừng của gia đình bác Nguyễn Đình Thanh, Bí thư chi bộ xóm An Ngọc -  xã Thanh An cả vùng đồi rộng lớn trồng chè, khu rừng phủ kín keo, bên dưới chân đồi là vườn cây ăn quả và khu chăn nuôi lợn, gà,... đang đến ngày thu hoạch. Đưa chúng tôi đi thăm trang trại, bác Thanh chia sẻ: Năm 1988 gia đình bác mua lại đồi chè của HTX Thanh An với diện tích 2,4 ha chủ yếu là trồng chè bán để uống vì thế hiệu quả kinh tế không cao. Đến năm 2015 gia đình bác quyết tâm phá bỏ chuyển sang trồng chè công nghiệp, giống chè được gia đình bác đưa vào trồng là giống PH1, mỗi năm thu hoạch khoảng 5 lứa mỗi lứa đạt khoảng 2- 2,5 tấn như vậy một năm năng suất 10- 12 tấn, giá bán trung bình 4.500đ/kg, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 35- 40 triệu đồng. Đối với rừng keo gia đình bác thầu 4,5 ha chủ yếu trồng keo nguyên liệu, mỗi năm sau khi trừ chi phái lãi khoảng 80 triệu đồng. Còn đối với chăn nuôi gia đình bác chủ yếu nuôi lợn và gà thịt, mỗi năm xuất chuồng khoảng 15 con lợn và 200 gà thịt, với giá bán hiện tại sau khi trừ chi phí lãi thu từ chăn nuôi khoảng 35triệu đồng . Như vậy những năm gần đây, mô hình kinh tế của gia đình bác ổn định về quy mô và năng suất nên đã đem về thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Để có được khởi sắc này, bên cạnh lấy ngắn nuôi dài, tích trữ nguồn vốn, gia đình bác tập trung trồng, chăn nuôi những cây, con phù hợp với địa bàn, khí hậu.
Bác Thanh cho biết: “Khi mới triển khai xây dựng trang trại, hễ cứ nghe tin ở đâu có mô hình kinh tế phát triển là đến tham quan học hỏi để tìm hiểu cách làm hiệu quả. Sau những chuyến đi như thế, cùng với đọc thêm sách kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, cả gia đình bác bắt tay thực hiện trên mảnh đất của mình. ”Nghề chăn nuôi phải kỳ công như việc nuôi lợn, gà thịt mình phải tích cực tìm các loại giống phù hợp, tăng cường phòng trị bệnh. Muốn chăn nuôi có hiệu quả, không có cách nào khác là phải nắm vững kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh…”.
Chị Trần Thị Kim Ngân, Cán bộ công chức nông nghiệp xã Thanh An, cho biết: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế vườn đồi rừng tại xã Thanh An đã mang lại hiệu quả; Nhất là vườn chè đã đưa vào kết hợp phát triển kinh tế gắn với phát triển di lịch công đồng tại địa phương. Tuy nhiên việc phát triển như hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng có sẵn của địa phương. Các mô hình phần lớn theo hướng tự phát,; người dân chưa chú trọng áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đồng thời, đầu ra của sản phẩm chưa ổn định. Thời gian tới, xã Thanh An sẽ tiếp tục đưa ra các định hướng, cơ chế để khuyến khích người dân đầu tư, chú trọng phát triển hơn nữa. Bên cạnh đó việc xây dựng các mô hình phát triển kinh tế; đẩy mạnh chuyển giao khoa học - kỹ thuật, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất; thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân../.

 
Trạng trại Vườn- đồi- rừng gia đình bác Nguyễn Đình Thanh - xóm An Ngọc xã Thanh An
Lệ Hằng: Trung tâm Khuyến nông Nghệ An - nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a1-16.jpg a15-12.jpg a4-17.jpg a20-1.jpg a19-1.jpg a5-14.jpg a18-8.jpg a2-14.jpg a17-10.jpg a06-2.jpg a07-1.jpg a09.jpg a02.jpg a08-3.jpg a01-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây