Thứ tư, 19/02/2025, 00:06

Áp dụng kỹ thuật thâm canh rừng keo nguyên liệu đem lại hiệu quả kinh tế cao

Thứ ba - 11/02/2025 21:20 63 0
Thời gian qua, nhiều hộ dân, chủ rừng trên địa bàn xã Giang Sơn Tây tập trung đầu tư phát triển trồng keo nguyên liệu nhằm nâng cao giá trị kinh tế, mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Việc phát triển trồng keo nguyên liệu không chỉ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu mà còn tăng tính bền vững trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp tại địa phương.
Áp dụng kỹ thuật thâm canh rừng keo nguyên liệu đem lại hiệu quả kinh tế cao

Xã Giang Sơn Tây hiện có 726,25 ha diện tích đất trồng rừng trong đó 410 ha là đất do lâm trường quản lý còn 316,25 ha là đất của xã quản lý. Với diện tích lâm nghiệp lớn xã đã xác định trồng rừng keo nguyên liệu là một trong các hướng đi để phát triển kinh tế bền vững, gia tăng giá trị từ rừng. Nhờ đó, nhiều hộ trồng keo đã có nguồn thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo. Diện tích trồng keo tập trung chủ yếu ở xóm 2, xóm 3 và xóm 4. Điển hình như hộ anh Lê Đình Hường - xóm 3 có diện tích trồng keo lên đến 40 ha, hộ anh Nguyễn Bá Năm - xóm 2 có diện tích trồng keo là 30 ha.  Để khuyến khích người dân trồng rừng thì xã Giang Sơn Tây đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi thu hút người dân tham gia. Ngoài tạo điều kiện về quỹ đất, hiện xã còn đang hỗ trợ hoàn toàn kinh phí phòng cháy chữa cháy rừng, kinh phí dự báo sâu bệnh, … bên cạnh đó hàng năm xã còn phối hợp với Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện tổ chức tập huấn trồng rừng để người dân có thể tiếp cận kỹ thuật công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, hạn chế sâu bệnh trong trồng keo.

Anh Lê Đình Hường trú tại xóm 3 là hộ dân có diện tích trồng rừng nhiều nhất xã Giang Sơn Tây cho biết: Trước đây, hầu hết các hộ trồng rừng một cách tự phát; tự ươm cây keo giống bằng hạt để trồng. Cách làm này, sau một thời gian đã bộc lộ những hạn chế như cây con thường xuyên bị chết, năng suất không đạt, sản lượng gỗ thấp. Người dân đã khắc phục bằng cách tìm đến những vườn ươm có giống cây chất lượng cao, ứng dụng công nghệ mới nên tỷ lệ sống cao, cây phát triển rất nhanh, sản lượng gỗ tăng gấp đôi so với trồng keo ươm hạt. Bên cạnh đó kỹ thuật thâm canh đã được bà con chú trọng áp dụng như: đào hố, bón phân trước khi trồng, chăm sóc rừng từ 1-3 năm đầu: làm cỏ, bón phân, cắt tỉa cành nhánh phụ tạo điều kiện cho cây phát triển tốt, nâng cao trữ lượng gỗ. Theo đánh giá của anh Hường mỗi ha keo nguyên liệu sau 4- 6 năm sẽ cho thu hoạch, với giá bán từ 90 - 100 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí giống, phân bón, máy đào hố, công chăm sóc, thu hoạch…. thì thu lãi khoảng 60 -70 triệu đồng. Đây là một con số thu nhập không hề nhỏ đối với vùng núi bán sơn địa. Anh cũng khẳng định hiệu quả kinh tế của việc phát triển trồng keo nguyên liệu trong những năm gần đây cao hơn nhiều.
Mô hình trồng keo hộ anh Lê Đình Hường xóm 3 xã Giang Sơn Tây - Đô Lương
 Anh Tăng Văn Minh cán bộ phụ trách lâm nghiệp xã Giang Sơn Tây cho biết: Xã Giang Sơn Tây là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn của huyện Đô Lương với 726,25 ha. Những năm gần đây, xã đã dành gần hết quỹ đất để trồng cây keo nguyên liệu. Với diện tích trồng 726,25 ha cây keo, trung bình mỗi năm cho khai thác trên 80 ha, mỗi ha sau khi trừ chi phí cho thu nhập từ 60 - 70 triệu đồng. Riêng năm 2024, cây keo đem lại nguồn thu chính cho người dân địa phương. Vì hiệu quả kinh tế từ trồng keo đem lại khá lớn cho nên những năm qua các hộ đã mạnh dạn nhận thêm đất rừng của lâm trường để trồng và chăm sóc nhằm tăng thêm thu nhập, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo bền vững của địa phương. Nhờ đó, số hộ khá, giàu không ngừng tăng lên nhờ trồng keo. Anh Minh cũng cho biết thêm: Qua nắm bắt tình hình cho thấy, bà con trong xã đang dần thay đổi nhận thức trong việc trồng, chăm sóc cây lâm nghiệp. Chính vì vậy, xã sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân, các chủ rừng tiếp tục phát triển trồng cây keo dài hạn bởi hiệu quả kinh tế mang lại, nhất là trong điều kiện nhu cầu sử dụng gỗ lớn để phục vụ chế biến ngày càng tăng trong khi diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm. Từ đó, hướng tới mục tiêu phát triển rừng bền vững, góp phần chống xói mòn và tạo “lá chắn xanh” phòng chống thiên tai".
Có thể thấy, chủ trương trồng keo là một trong những giải pháp nhằm tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ gỗ. Hiện nay, cây keo được xem là một trong những cây trồng chủ lực ở xã Giang Sơn Tây. Mô hình trồng keo nguyên liệu đã giúp bà con trong xã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Đây cũng là điều kiện để những gia đình kinh tế khó khăn có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững./.
Lệ Hằng - Nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a9-15.jpg a15-13.jpg a1-21.jpg a7-24.jpg a12-9.jpg a2-17.jpg a14-3.jpg a6-28.jpg a11-11.jpg a4-24.jpg a17-13.jpg a19-1.jpg a13-13.jpg a18-8.jpg a3-14.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây