Thứ sáu, 22/11/2024, 17:48

Hội thảo sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định EUDR.

Thứ năm - 21/12/2023 02:47 748 0
Thực hiện Kế hoạch thông tin tuyên truyền khuyến nông năm 2023. sáng nay, ngày 20 tháng 12 năm 2023 tại Khách sạn Giao Tế thành phố Vinh, Văn phòng chứng chỉ rừng (CCR) phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo thảo: “Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định EUDR – cơ hội và thách thức”.
Hội thảo sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định EUDR.
Tham dự và chủ trì Hội thảo có T.s Nguyễn Danh Hùng – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; Ts. Vũ Tấn Phương – Giám đốc Văn phòng chứng chỉ rừng Quốc Gia. Về thành phần tham gia từ Trung ương có: Đại diện Cục lâm nghiệp, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam; Các cơ quan quản lý tại địa phương có: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An; Chi cục kiểm lâm; Hạt kiểm lâm các huyện; Cán bộ kiểm lâm địa bản; UBND và Phòng nông nghiệp huyện có rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đại diện UBND một số Xã; Tham gia hội thảo còn có Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Chi cục kiểm lâm một số tỉnh lân cận như: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hoá; Các đơn vị nghiên cứu/chuyển giao, hoạt động khoa học và một số chuyên gia; Các Hiệp hội/doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực lâm nghiệp tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An; các doanh nghiệp sản xuất/chế biến gỗ rừng trồng và các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương.

hhhh
Ông: Nguyễn Danh Hùng – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp &PTN phát biểu khai mạc Hội thảo

vaaaaaaa
Ông Nguyễn Danh Hùng – PGĐ Sở Nông nghiệp &PTNT Nghệ An và ông Vũ Tấn Phương – GĐ Văn phòng CCR Quốc gia chủ trì Hội thảo

Quản lý rừng bền vững (QLRBV), chứng chỉ rừng (CCR) và thích ứng với quy định của Liên minh Châu âu về sản xuất hàng hoá không gây mất rừng (EUDR) là một trong những ưu tiên quan trọng của ngành Lâm nghiệp nước ta và đã được cụ thể hoá trong nhiều văn bản, chính sách của Nhà nước. Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 có 1 triệu ha rừng được cấp chứng chỉ. Tuy nhiên trên thực tế, Triển khai QLRBV, cấp chứng chỉ rừng ở nước ta vẫn còn khá chậm và cần phải thúc đẩy nhanh hơn nữa. Tính đến tháng 11/2023 trên cả nước có 418.292 ha rừng được cấp chứng chỉ, trong đó có 153.581 ha cấp theo hệ thống chứng chỉ rừng Quốc gia VFCS/PEFC và 281.295 ha cấp theo  Hệ thống chứng chỉ FSC, có 16.584 ha được cấp chứng chỉ theo cả 2 hệ thống VFCS/PEFC và FSC. Diện tích này còn khá thấp so với Kế hoạch đặt ra.

Nghệ An có 962.000 ha rừng, với trên 91 triệu m3 gỗ trong đó có hơn 10 triệu m3 gỗ rừng trồng. Hội thảo đã giới thiệu Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia; giới thiệu quy định sản xuất hàng hóa không gây mất rừng theo quy định về gỗ của Liên minh châu Âu; kết nối các nhà khoa học, chủ rừng và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ nhằm phát triển vùng nguyên liệu gỗ có chứng chỉ rừng bền vững, sản xuất hàng hóa thích ứng với quy định của Liên minh châu Âu trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận.

knhh
                                              Toàn cảnh Hội thảo

Tại hội thảo cũng làm rõ quy định EUDR về sản xuất hàng hoá không mất rừng gồm các điểm chính: Không làm mất rừng, suy thoái rừng sau năm 2020; sản xuất theo quy định của nước sở tại: Phải tuân thủ quy định của Pháp luật Việt Nam về đất đai, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, tôn trọng quyền của cộng đồng, quyền của người lao động, tuân thủ quy định về thuế, phí… các quy định này được cơ bản dấp ứng khi hàng hoá được sản xuất từ nguyên liệu có chứng nhận quản lý rừng bền vững. Vì vậy, việc thúc đẩy QLRBV và chứng chỉ rừng là giải pháp khả thi để thích ứng với quy định EUDR.

tc
                       Đại biểu và các chuyên gia tham dự Hội thảo

 Hội thảo cũng là dịp để các chủ rừng, các doanh nghiệp và chính quyền địa phương được tiếp cận, trao đổi với các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp về những kinh nghiệm đối với Quy định của liên minh châu Âu. Các nhà khoa học, quản lý và doanh nghiệp cũng như chủ rừng đã cùng nhau phân tích sâu về những thách thức, khó khăn và cơ hội của việc xác định hướng sản xuất bền vững không gây mất rừng phù hợp với bước đi, tiến trình và thực trạng của địa phương để hướng đến cải thiện chất lượng và hiệu quả rừng trồng và quan tâm hơn cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ theo hướng bền vững và nâng cao giá trị./.

                                                               Trần Thị Tý
                                        Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây