Trung tâm Khuyến nông Nghệ an: Tổ chức tập huấn năng cao năng lực cho cán bộ Khuyến nông tỉnh và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện/thành phố/thị xã năm 2022.
Chủ nhật - 26/06/2022 23:201.0250
Thực hiện kế hoạch chương trình Đào tạo tập huấn năm 2022 với mục tiêu cập nhật một số kiến thức mới, cơ bản cho đội ngũ cán bộ Khuyến nông tỉnh và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện/thành phố/thị xã, ngày 24 tháng 6 năm 2022 vừa qua, tại Thị xã Cửa lò.
Trung tâm Khuyến nông Nghệ An tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ Khuyến nông tỉnh và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện/thành phố/thị xã. Tham dự lớp tập huấn có toàn thể cán bộ viên chức Trung tâm Khuyến nông tỉnh và lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật của 21 Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện/thành phố/thị xã trong tỉnh. Các học viên đã được nghe Tiến sỹ Hạ Thị Thuý Hạnh - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia trao đổi về các nội dung: Đổi mới hoạt động Khuyến nông phục vụ chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tầm nhìn đến năm 2050 và chất lượng an toàn thực phẩm. Để đạt được các mục tiêutheoQuyết định 150/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng chuyển từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang tư duy “kinh tế nông nghiệp”; chuyển từ theo đuổi giá trị gia tăng sang vừa tạo ra giá trị gia tăng, giảm thiểu chi phí sản xuất, chi phí xã hội, chi phí môi trường …; chuyển từ “nền nông nghiệp sản lượng cao” sang “nền nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững”; chuyển từ “chuỗi liên kết cung ứng sản phẩm” sang “chuỗi liên kết gía trị ngành hàng”; chuyển từ “phát triển đơn ngành” sang mục tiêu “phát triển tích hợp liên ngành”, từ mục tiêu “đơn giá trị” sang mục tiêu “đa giá trị”; chuyển từ phát triển theo từng địa giới hành chính sang phát triển dựa trên vùng nguyên liệu. Đòi hỏi Khuyến nông cũng phải đổi mới một cách toàn diện: Đổi mới thông tin tuyên truyền phải Có chủ đề, thông điệp cụ thể, hiệu quả và ấn tượng, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu số thông tin tuyên truyền, tiến hành thường xuyên, liên tục, dài hạn, gắn với mô hình liên kết chuỗi, vùng nguyên liệu; ứng dụng truyền thông đa phương tiện, kết nối liên thông từ trung ương đến địa phương; đa dạng hoá nội dung và hình thức; cần gắn kết với hợp tác công tư (PPP). Đổi mới đào tạo khuyến nông theo kinh tế thị trường; đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung và phương pháp, ưu tiên tổ chức sản xuất, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; giảm thời lượng lý thuyết tại hội trường, tăng cường thực tế ở hiện trường, đặc biệt từ thực tiễn sản xuất; tăng cường ứng dụng công nghệ (clip, video …) theo từng công đoạn kỹ thuật trên nền tảng app, website, mạng xã hội để tuyên truyền trực quan sinh động; xác định đúng các nôị dung ưu tiên phù hợp với định hướng phát triển; tổ chức đào tạo đúng với nhu cầu người học và thực tiễn sản xuất. Đối với mô hình/dự án Khuyến nông cần phát huy tối đa vai trò của Khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, giải pháp công nghệ gắn với tư duy kinh tế khi xây dựng các mô hình; chuyển giao kỹ thuật cần đồng bộ, tổng hợp với các giải pháp khác, tích hợp đa giá trị gắn với chuỗi sản phẩm ngành hàng; gắn với các mô hình tổ chức sản xuất của nông dân (hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại…) trong đó lấy hợp tác xã làm nòng cốt, nông dân làm chủ thể; xây dựng trên nền tảng có trách nhiệm đảm bảo có sự kiểm soát, minh bạch và bền vững; gắn với phát triển vùng nguyên liệu đồng thời khai thác, huy động, thu hút các nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào mô hình khuyến nông; dựa trên khai thác lợi thế vùng miền, làng nghề, các ngành nghề nông thôn để sản xuất các sản phẩm gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia, sản phẩm OCOP. Riêng hoạt động dịch vụ Khuyến nông cần ưu tiên tư vấn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, tư vấn khởi nghiệp, lập dự án đầu tư, huy động vốn, xúc tiến thị trường, xây dựng thương hiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm…chuyển giao tiến bộ kỹ thuật xây dựng vùng nguyên liệu, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, dịch vụ giống, vật tư …đa dạng hoá các phương thức tư vấn và dịch vụ. Có thể nói đây là những nội dung hết sức thiết thực để trang bị cho đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh và đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo các Trung tâm dịch vụ nông nghiệp của 21 huyện/thành phố/thị xã trong tỉnh và được các học viên đánh giá cao./. Đồng chí Cao Xuân Tuấn (PGĐ trung tâm Khuyến nông tỉnh) Khai mạc lớp tập huấn Tiến sỹ Hạ Thị Thuý Hạnh - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
tham gia giảng bài tại lớp tập huấn Trần Trung Thành - Trung tâm KNNA