Thứ sáu, 22/11/2024, 10:13

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh cho Chanh không hạt

Thứ năm - 25/03/2021 23:27 3.422 0
Giống chanh limca không hạt có xuất xứ ở bang California (Mỹ) và được nhập nội vào nước ta năm 1999; mặc dù là cây trồng mới, nhưng nhờ sức sống khỏe, khả năng thích nghi rộng nên Chanh không hạt sớm được trồng rộng rãi ở nhiều nơi như Tiền Giang, Tây Ninh, Hậu Giang, Long An, Bình Dương… và sớm đã được đưa vào đề án để phát triển thành mặt hàng trọng điểm để xuất khẩu của các tỉnh này.
Giải pháp phòng trừ sâu bệnh cho Chanh không hạt
Tại Nghệ An, phải đến 2017, thực hiện dự án “Ứng dụng Khoa học công nghệ trồng khảo nghiệm giống Chanh không hạt tại huyện Đô Lương” lúc này Chanh không hạt mới chính thức có mặt trên địa bàn tỉnh.
          Đặc điểm cây Chanh không hạtlà sinh trưởng và phát triển khỏe, cây có thể mọc cao đến 6 m, khi trưởng thành thân cây không có gai, có tán lá tròn, trái chùm, to và có vỏ mỏng, không hạt, nhiều nước, vị chua, có mùi thơm,…Về chất lượng, Chanh không hạt được nhiều người ưa chuộng và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị do chanh có vỏ mỏng nhưng dễ bảo quản, thời gian bảo quản được lâu; nước quả ít chua hơn và không có vị đắng như chanh ta. Ưu điểm lớn nhất của Chanh không hạt là cho trái quanh năm, nên còn gọi là chanh tứ quý, năng suất quả có thể đạt từ 150 – 200 kg/năm/cây, quả to với 5 – 7 quả/kg. Bên cạnh đó,Chanh không hạt còn có sức kháng bệnh rất mạnh, nhất là không thấy nhiễm bệnh vàng lá gân xanh (Greening) như các loại cây có múi khác.
Mặc dù là đối tượng ít bị nhiễm các loại sâu bệnh. Tuy nhiên, vẫn có một số đối tượng gây hại, nếu không kịp thời phòng trừ sẽ ảnh hưởng lớn sự sinh trưởng, phát triển và năng suất chất lượng cây Chanh không hạt.
Về sâu hại, cây Chanh không hạt có 5 loại sâu hại chính, cụ thể:
          Thứ nhất là Rầy chổng cánh: rầy thường xuất hiện trên cây trồng khi có chồi non, nếu ký chủ chính không có chồi non thì rầy di chuyển sang các ký chủ phụ như nguyệt quế, cần thăng… để duy trì mật độ. Chúng tạo mật độ cao vào đầu mùa mưa (từ tháng 2 - 5 và từ tháng 7 - 12 trong năm) là lúc cây ra lá non và trỗ hoa.
Rầy chồng cánh: là đối tượng trung gian truyền bệnh vàng lá greening, để phòng trừ, phải thường xuyên cắt tỉa cành tạo tán tạo sự thông thoáng, bón phân đúng quy trình để cây ra lộc tập trung, vào các thời điểm cây ra lộc non nên sử dụng các thuốc ApplauMIPC 25% BTM,Admine 50ND,Bassan 50ND,Trebon 10ND, Actara 25WG...
          Thứ hai là Sâu Vẽ bùa (Phyllocnistic citrella): Sâu non mới nở thường đục chui qua lớp biểu bì của lá để ăn phần nhu mô của lá tạo thành đường hầm ngoằn ngoèo dưới lớp biểu bì; phía sau là đường phân thải ra của sâu như sợi chỉ, lớp biểu bì có thể bị bong ra hoặc trông giống như nhầy ốc sên. Đường đục của sâu vẽ bùa dài và lớn dần theo sức lớn của sâu. Khi đẫy sức, sâu non đục ra mép lá, hoá nhộng tại mép lá gần gân lá,  chỗ lá bị quăn bằng cách dùng tơ gấp lại để che tổ kén.
           Khi sâu gây hại, lá nhỏ, dị dạng ảnh hưởng đến sự phát triển của chồi non. Hoa và trái có thể bị rụng khi cây bị gây hại nặng. Ở giai đoạn cây con nếu bị gây hại thường xuyên cây sẽ kém phát triển và có tán nhỏ hơn bình thường. Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm, tập trung nhiều vào các đợt ra đọt non trong mùa khô. Nhiệt độ thích hợp cho sâu vẽ bùa phát sinh gây hại là 23 – 29 0C, ẩm độ 85 - 90%.
Đối với sâu vẽ bùa thì phòng là biện pháp hiệu quả hơn cả, vì khi bị hại thì cây còi cọc, chậm phát triển, để phòng sâu vẽ bùa cần điều kiện để cây ra lộc tập trung, khi lộc dài 1-2cm thì tiến hành sử dụng một số các loại thuốc au để phun phòng: Dầu khoáng SK, Vitako, Selecron, Sevin 80WP, Padan 95SP, Cymbush, Lanate…
          Thứ tư là Sâu đục vỏ trái Prays citri:Trong điều kiện tự nhiên, trứng được đẻ trên bông và trái non. Sau khi nở, ấu trùng đục vào trong phần vỏ của trái, ăn phá phần vỏ trái. Sâu xâm nhiễm gây hại từ khi quả còn rất nhỏ, vết đục tạo nên những u sần trên quả, nếu bị nặng quả sẽ rụng. Nếu sâu đục quả gây hại muộn, quả không rụng nhưng bị biến dạng bởi những u sần làm giảm giá trị thương phẩm. Sâu gây hại nhiều giai đoạn quả non, quả có vỏ dày như bưởi, cam sành, cam mật nhưng gây hại phổ biến nhất là trên cây bưởi. Chúng chỉ gây hại ở lớp vỏ quả, không hại phần thịt quả (múi, tép bưởi) [9].
          Thứ năm là sâu xanh Bướm phượng: Gây hại rất phổ biến, sâu non ăn rải rác trên lá non, búp non làm cho lá bị khuyết, ảnh hưởng đến quang hợp của cây.Bướm phượng chỉ hoạt động ban ngày, hút mật hoa. Chúng thường giao phối vào buổi sáng, đẻ trứng trong cùng ngày hoặc vào ngày hôm sau. Trứng đẻ rải rác từng quả vào các đọt và lá non, thời gian trứng 3- 7 ngày. Hàng năm sâu non xuất hiện và gây hại trên vườn chanh từ tháng 4 đến tháng 9, thông thường sâu xanh bướm phượng thường xuất hiện cùng thời điểm với sâu vẽ bùa, là đố tượng gây hại mạnh nhưng dễ phòng trừ, biện pháp phòng trừ là bắt trứng, sâu non hoặc dùng các loại thuốc hóa học tương tự như Sâu vẽ bùa để phòng trừ.
          Đối với bệnh hại, cây Chanh không hạt thường mắc một trong năm loại bệnh phổ biến sau:
          Thứ nhất là bệnh dovi khuẩn Tristeza, đây là bệnh phổ biến nhất trên cây chanh; triệu chứng bệnh xuất hiện khác nhau trên cây có múi tuỳ theo giống, dòng virus nhiễm, tiêu biểu nhất là gân trong, cây bị lùn, cả thân và nhánh cây bị lõm khi bóc vỏ khỏi thân. Từ đó, làm giảm năng suất và kích thước trái, cành trở nên giòn và dễ gãy. Ở đồng bằng Sông Cửu Long, bệnh Tristeza nhiễm trên cây chanh Giấy, có triệu chứng gân trong, một số cây chanh Tàu có triệu chứng lõm thân.
          Thứ 2 là bệnh Thối gốc- Chảy nhựa: bệnh gây hại nhiều ở thân rễ, cành, đối với bệnh này khi xuất hiện cần cắt bỏ hoặc cạo sạch phần nhiễm bệnh sau đó sử dụng các loại thuốc sau để phòng trừ: aliett 80BHN, Copper Zine...
          Thứ 3 là bệnh Loét vi khuẩn Xanthomonas campestris:là bệnh phổ biến trên cây có múi, nhưng so với cây cam thì cây Chanh không hạt ít bị nhiễm bệnh hơn, bệnh bị nhiều vào mùa mưa, ẩm độ cao, ánh sáng yếu; bệnh thường xuất hiện trên lá làm rụng lá. Đôi khi bệnh xuất hiện trên thân non làm khô cành và chết ngọn. Ban đầu vết bệnh là những đốm chấm nhỏ màu vàng trong, sau đó đậm dần rồi hoá nâu, gồ ghề trên bề mặt. Xung quanh vết bệnh có 1 quầng vàng rõ rệt, các vết bệnh có thể rời rạc hoặc kết dính lại tạo thành một mảng lớn trên bề mặt lá. Kích thước của vết bệnh thay đổi tùy theo mức độ mẫn cảm của giống. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa, ẩm độ cao, tốc độ lây lan khá nhanh qua nước mưa, nước tưới….Để phòng trừ cần cắt tỉa thường xuyên để tạo sự thông thoáng, nên phun sớm khi chớm bị bằng một trong các loại thuốc sau: CopperB Zineb 80BHN, Kasuzan, Bordeux, Oticin…
Thứ tư là bệnh vàng lá gân xanh:là bệnh phổ biến và nguy hiểm ở cây có múi, tuy nhiên thực tế hiện nay, rất ít ghi nhận hiện tượng bệnh này ở cây chanh, nhất là cây Chanh không hạt, nhưng không vì thế mà lơ là, cần phải chú ý kiểm tra thường xuyên  để phòng trừ rầy chổng cánh kịp thời, vì đây chính là tác nhân lan truyền bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi.
Như vậy, để phòng trừ sâu bệnh hại trên chanh không hạt hiệu hiệu quả, điều quan trọng nhất là xác định đúng đối tượng gây hại để đưa ra phướng pháp phòng trừ chính xác, quá trình phòng trừ cần kết hợp hài hòa giữa biện pháp sử dụng thuốc hóa học vớicác biện pháp sinh học và canh tác như cắt tỉa cành tạo tán. Việc áp dụng tổng hợp các biện pháp này không những làm tăng hiệu quả phòng trừ mà còn góp phần bảo vệ môi trường và người sản xuất, đồng thời tạo ra sản phẩm đáp ứng các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm.
                                                            Lê Chiến –Trung tâm DVNN Đô Lương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây