Tân Kỳ: Phát hiện bệnh khảm lá trên sắn.

Thứ hai - 15/03/2021 21:08 933 0
Năm 2021, toàn huyện Tân Kỳ gieo trồng được 2587,1 ha sắn. Hiện cây đang vào giai đoạn mọc mầm- cây con. Theo kết quả điều tra của Trung tâm DVNN huyện, hiện đã xuất hiện bệnh khảm lá sắn trên một số diện tích (0,5 ha tại Tân Phú, Nghĩa Hành). Đây là bệnh hại nguy hiểm, đe dọa đến sự an toàn sản xuất của người nông dân trồng sắn.
Tân Kỳ: Phát hiện bệnh khảm lá trên sắn.
Bệnh khảm lá sắn do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus gây ra, môi giới lây lan truyền bệnh là Bọ phấn trắng ( Bemisia tabci Genn.). Ngoài ra bệnh được lây lan qua hom giống nhiễm bệnh. Hom giống lấy từ cây sắn bị bệnh khi mọc mầm sẽ biểu hiện ngay và không cho thu hoạch. Khi cây sắn còn non bị nhiễm virus cũng không cho thu hoạch, cây sắn đã lớn mới nhiễm virus vẫn biểu hiện bệnh nhưng nhẹ hơn, làm năng suất, chất lượng giảm.
Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh khảm lá sắn là khảm vàng loang lổ trên lá. Mức độ nhẹ lá không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ, mức độ nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhún, giòn dễ gẫy.
Để phát hiện sớm và tiêu hủy kịp thời tránh lây lan trên diện rộng làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng sắn của huyện nhà và nguy cơ mất vùng nguyên liệu do bệnh Khảm lá sắn gây ra. Đồng chí Lê Đức Tình- Giám đốc Trung tâm DVNN huyện Tân Kỳ đôn đốc chỉ đạo các đồng chí phụ trách công tác BVTV bám sát cơ sở, tăng cường công tác điều tra tình hình bệnh khảm lá sắn . Đồng thời rà soát diện tích, nguồn gốc và chủng loại giống sắn có tại địa bàn. Chỉ đạo, hướng dân nông dân không thu mua hom giống từ các tỉnh, địa phương bị nhiễm bệnh (Nghĩa Đàn, Anh Sơn… Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và các tỉnh phía nam, các Trung tâm cây có củ). Kiểm tra, giám sát và báo cáo việc gieo trồng khảo nghiệm, sản xuất thử các giống sắn mới trên địa bàn. Hướng dẫn nông dân ưu tiên trồng các giống sắn có tính kháng bệnh, giống từ các vùng chưa bị bệnh. Khi phát hiện thấy nghi ngờ sự xuất hiện của bệnh Khảm lá sắn phải báo cáo với cơ quan chuyên môn và tổ chức chỉ đạo tiêu hủy trên diện tích bị bệnh (cụ thể theo hướng dẫn của ngành chuyên môn) để tránh lây lan trên diện rộng, đảm bảo an toàn sản xuất cho bà con nông dân./.
                                                          
Ảnh 1 : Cán bộ kĩ thuật đang hướng dẫn người dân cách nhận diện bệnh.
                                   Lam Giang- Trung tâm DVNN huyện.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
IMG-8363-3.jpg IMG-2168.jpg z5175174958158-bb2526c428da909419d8a2caefc39251-1-7.jpg Ong-Nguyen-Cuong-kiem-tra-tom-trong-be-cong-nghe-cao-theo-qu IMG-0392-9.jpg 20240106-101045-4.jpg a2-3.jpg z5006794703446-4905d71d69db129c098d64ed093a43e8.jpg IMG-4626.jpg rrrr.jpg ga.jpg Vuon-cam-duoc-cham-soc-theo-quy-trinh-huu-co-nen-kha-sach-be z4984936786801-2d432b8802aaa72bce7a1cbefd82e73a.jpg IMG-1378.jpg Mo-hinh-cham-soc-bao-ve-theo-quy-trinh-huu-co-cua-ong-Bui-Va
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây