Thứ ba, 24/12/2024, 07:27

Một số kết quả của đề tài nghiên cứu về bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam và biện pháp phòng trừ tại Nghệ An năm 2020

Thứ hai - 22/03/2021 23:01 2.330 0
Hiện nay cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng nó có giá trị quan trọng đối với nền sản xuất nông nghiệp không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài. Nghề trồng cây ăn quả đã mang lại giá trị kinh tế to lớn và cây ăn quả có múi ngày nay đã trở thành loại quả quan trọng, có sản lượng cao nhất trong số các loài cây ăn quả trên thế giới.
Một số kết quả của đề tài nghiên cứu về bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam và biện pháp phòng trừ tại Nghệ An năm 2020
Cây có múi thuộc họ Rutacae, họ Citrera đang ngày càng được trồng phát triển rộng rãi trên thế giới. Cây ăn quả có múi là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao nên nó là loài quả được nhiều người ưa chuộng. Trong thành phần thịt quả có chứa 6 - 12% đường (chủ yếu đường Saccarozơ), hàm lượng Vitamin C có từ 40 - 90mg/100g quả tươi và các axít hữu cơ từ 0,4 - 1,2% trong đó có nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học cao cùng với các chất khoáng và dầu thơm. Cây có múi được dùng ở nhiều mục đích khác nhau như vắt uống nước cam tươi, làm mứt, làm rượu, chế biến thực phẩm, nước giải khát...
Thực trạng sâu bệnh hại trên cam qua điều tra tại Nghệ An năm 2019, dịch hại chủ yếu mà người dân phải quan tâm phòng trừ gồm: sâu vẽ bùa, nhện, rệp muội, rệp sáp, ngài chính hút quả, bệnh greening, vàng lá thối rễ, bệnh loét, bệnh sẹo, hiện tượng cam ngơ, cam sồ…
Bệnh vàng lá thối rễ là một bệnh phổ biến và là nguyên nhân làm cho các vườn cây có múi ở Nghệ An bị thất thoát năng suất. Bệnh xuất hiện phổ biến trên các vườn cam, đặc biệt là vườn thấp, thoát nước kém sau mưa, tỷ lệ hại phổ biến 3 - 5%, nơi cao 15 - 20%, cá biệt 40 - 60% cây bị hại (Quỳ Hợp, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ).
- Xác định nguyên nhân gây bệnh và nghiên cứu đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam.
Phương pháp phân lập nấm gây bệnh từ mẫu rễ:
Phương pháp phân lập nấm gây bệnh từ mẫu đất:
Phương pháp lọc tuyến trùng từ mẫu đất:
- Phương pháp nghiên cứu biện pháp hóa học và sinh học phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam trên vườn cam tại nhà vườn Đức Hạnh, Tân Long, Tân Kỳ, Nghệ An
CT1: Đối chứng, không xử lý
CT2: Xử lý cây cam bằng thuốc Insuran 50WG (Pha 1,5g/1 lít nước)
CT3: Xử lý cây cam bằng thuốc Ridomil Gold 68WG (Pha 25ml/ 25 lít nước)
CT4: Xử lý cây cam bằng T. asperellum (Tri.095TH)
CT5: Xử lý cây cam bằng thuốc Insuran 50WG, sau đó 1 tuần xử lý bằng T. asperellum (Tri.095TH)
CT6: Xử lý cây cam bằng thuốc Ridomil Gold 68WG, sau đó 1 tuần xử lý bằng T. asperellum (Tri.095TH)
Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ ở mỗi công thức sau 2 tháng và 3 tháng.
Trên vườn cam bị bệnh tại xã Tân Long, Tân Kỳ, chúng tôi bố trí 6 công thức thí nghiệm gồm có 1 công thức đối chứng và 5 công thức xử lý cây cam. Mỗi công thức lặp lại 3 lần và mỗi lần lặp lại là 15 cây. Cây cam được chọn cho các công thức xử lý và đối chứng đều là những cây cam đang bị bệnh vàng lá thối rễ trên vườn cam, đều vàng 1/3 bộ tán lá. Ở tất cả các công thức xử lý đều được bón phân hữu cơ với lượng bón là 1,5kg/gốc (loại phân có hàm lượng hữu cơ 60%). Sử dụng hai loại thuốc hóa học là Insuran 50WG và Ridomil Gold 68WG và chủng nấm đối kháng T. asperellum (Tri.095TH) cho thí nghiệm phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ trên vườn cam tại Tân Long, Tân Kỳ thu được kết quả như sau:
Hiệu lực phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ của các công thức xử lý trên vườn cam Tân Long, Tân Kỳ
Công thức Sau 2 tháng xử lý Sau 3 tháng xử lý
Tỷ lệ bệnh (%) Hiệu lực (%) Tỷ lệ bệnh (%) Hiệu lực (%)
CT1 - ĐC 15,00 - 14,33 -
CT2 - Insuran 50WG 6,33 57,78 b 5,67 60,48b
CT3 - Ridomil Gold 68WG 6,67 55,56 b 5,33 62,70b
CT4 - T. asperellum (Tri.095TH) 8,67 42,22 c 7,67 46,51c
CT5-Insuran 50WG + T. asperellum (Tri.095TH) 5,67 62,22 a 3,67 74,44a
CT6 - Ridomil Gold 68WG + T. asperellum (Tri.095TH) 5,33 64,44 a 3,67 74,29a
CV %   7,2   7,27
LSD 0.05   6,13   7,5



Theo bảng  cho thấy, hiệu lực giữa các công thức xử lý và sau 2 tháng và 3 tháng có sự khác nhau. Sau 2 tháng xử lý, ở công thức 5 xử lý bằng thuốc hóa học Ridomil Gold 68WG sau 1 tuần kết hợp xử lý chủng nấm T. asperellum (Tri.095TH) đạt hiệu lực cao nhất là 64,44%, tiếp đến là công thức 6 xử lý bằng thuốc hóa học Insuran 50WG sau 1 tuần kết hợp xử lý chủng nấm T. asperellum (Tri.095TH) đạt hiệu lực là 62,22%. Nếu xử lý chỉ mỗi thuốc hóa học thì hiệu lực thấp hơn lần lượt là 57,78% và 55,56% ở các công thức 2 dùng thuốc Insuran 50WG và công thức 3 dùng thuốc Ridomil Gold 68WG. Hiệu lực đạt thấp nhất ở cách xử lý bằng chủng nấm T. asperellum (Tri.095TH) là 42,22%.
            Sau 3 tháng xử lý, số lượng cây cam được phục hồi tăng lên từ đó tăng hiệu lực xử lý của các công thức, công thức 5 và công thức 6 hiệu lực tăng lên lần lượt là 74,44% và 74,29%, sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Công thức 2 và công thức 3 tăng lên là 60,48% và 62,70% , sai khác nhau không có ý nghĩa.
            Như vậy, cách xử lý bằng thuốc hóa học Ridomil Gold 68WG hoặc Insuran 50WG sau 1 tuần kết hợp xử lý chủng nấm T. asperellum (Tri.095TH) mang lại hiệu quả xử lý cây cam bị vàng lá thối rễ đạt cao nhất là 74,29-74,44%.
Kết luận:
- Thành phần bệnh hại trên cây cam tại các huyện trọng điểm của Nghệ An gồm có 10 bệnh, trong đó bệnh loét do vi khuẩn, bệnh vàng lá thối rễ và bệnh vàng lá Greening là ba loại bệnh gây hại phổ biến nhất, trung bình từ 26 - 50% cây bị nhiễm. Bệnh vàng lá thối rễ làm giảm chất lượng và số lượng quả cam trên cây bị nhiễm bệnh. Bệnh vàng lá thối rễ có xu hướng tăng dần từ giai đoạn sau thu hoạch đến giai đoạn ra các đợt lộc xuân và lộc hè, đỉnh điểm của bệnh thường rơi vào giai đoạn đầu mùa nóng khoảng tháng 4 khi cây đang vào giai đoạn ra lộc hè, sau giai đoạn cây ra lộc hè bệnh có xu hướng giảm xuống khi cây vào giai đoạn phát triển quả.
- Xuất hiện từ một đến ba nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ, trong đó nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ do nấm Fusarium spp., nấm Phytophthora spp. và tuyến trùng tổng hợp lại từ những điểm huyện điều tra lần lượt là 36,7%; 29,1% và 30,8%. Tại những điểm điều tra, theo thứ tự giảm dần về tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh vàng lá thối rễ lần lượt là: xã Minh Hợp, Quỳ Hợp; Tân Long, Tân Kỳ; Đồng Thành, Yên Thành và thấp nhất là xã Thanh Đức, Thanh Chương. Giống cam Xã đoài lòng vàng bị nhiễm nặng nhất bệnh vàng lá thối rễ, nhiễm nhẹ nhất trên giống cam BH. Tuổi cam từ giai đoạn 4 tuổi trở đi, bệnh vàng lá thối rễ bắt đầu gây hại nặng. Chân đất Feralist đỏ vàng 1 nhiệm kỳ trồng cam đang bị nhiễm nhẹ nhất, đất đỏ bazan có 3 nhiệm kỳ trồng cam và đất thịt 2 nhiệm kỳ trồng cam đang bị nhiễm nặng bệnh vàng lá thối rễ.
+ Trên vườn cam: xử lý bằng thuốc hóa học Ridomil Gold 68WG hoặc Insuran 50WG sau 1 tuần kết hợp xử lý chủng nấm Trichoderma asperellum (Tri.095TH) mang lại hiệu quả xử lý cây cam bị vàng lá thối rễ đạt cao nhất là 74,29 - 74,44%./.
- Cần tiếp tục áp dụng biện pháp phòng trừnày để một lần nữa khẳng định tính hiệu quả từ đó để hoàn thiện quy trình chăm sóc, bảo vệ cho cây cam trong điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tại tỉnh Nghệ An. Nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện môi trường sống cho các vùng trồng cam trọng điểm của tỉnh nhà./.

 
Nguyễn Sỹ Hùng – Trung tâm Khuyến nông

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
hh6-2.jpg hh2.jpg hh7-1.jpg hh3-1.jpg hh4-2.jpg hh1.jpg hh5-3.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg a2-9.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg mo-hinh-luon-4.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây