Bí quyết làm giàu nhờ nuôi trâu

Thứ ba - 05/05/2020 21:14 2.665 0
Từ xa xưa, con trâu đã gắn bó mật thiết với nền nông nghiệp, với người nông dân “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Không chỉ phục vụ cho việc cày, bừa đất đai canh tác, từ khi nhu cầu tiêu thụ thịt trâu làm thực phẩm của thị trường tăng lên, nhiều hộ dân đã bắt đầu nhân rộng đàn trâu của gia đình mình để phát triển kinh tế. Cho đến hiện nay không ít hộ gia đình đã thoát nghèo, thậm chí làm giàu nhờ nuôi trâu. Điển hình như hộ chị Lê Thị Châu – Khối Đông Lâm – Phường Hưng Dũng – Tp Vinh.
Bí quyết làm giàu nhờ nuôi trâu
Nhận thấy điều kiện tự nhiên thuận lợi, chị Châu từ năm 2006 sau khi xây dựng chuồng trại xong, vay mượn anh em, bà con họ hàng thân thích đã mua 2 con trâu cái giống và 1 con trâu đực giống. Từ 3 con trâu ban đầu sau hơn 10 năm nuôi bây giờ tổng đàn trâu của Chị được 27 con.Trong đó 11 con trâu sinh sản, 7 con nghé từ  12 - 24 tháng tuổi + với 10 con nghé được 5 - 6 tháng tuổi.Tâm sự với chúng tôi Chị Châu cho biết, chị thường xuyên học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi trâu thành công, trên báo đài đặc biệt là chị thường xuyên lên mạng internet để cập nhật thông tin mới nhất để áp dụng trong quá trình nuôi trâu tại gia đình nên việc nuôi trâu sinh sản của chị thành công, cho hiệu quả kinh tế cao.Chị Châu chia sẻ: Sau hơn một năm nuôi, đàn trâu bắt đầu sinh sản. Sau khi sinh hai tháng, trâu mẹ tiếp tục mang thai, nghé nuôi từ 8 - 12 tháng tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường và người mua là xuất chuồng, bình quân mỗi con nghé được nuôi 8-12 tháng thì bán giá 10 -12 triệu đồng/con, nuôi được 24 tháng bán được trên 20 triệu đồng. Một năm, gia đình xuất bán khoảng chục con nghé, trừ chi phí còn lãi gần 200 triệu đồng. Hiện nay, đàn trâu của gia đình có giá trị từ 600 - 700 triệu đồng.
Chị Châu cho biết thêm thời điểm trâu lớn nhanh là vào tháng 5 đến tháng 6, vì thời điểm này tranh thủ thời gian chuyển vụ giữa vụ lúa xuân và vụ mùa, thả trâu cả đêm ngoài đồng, để trâu ăn các mầm lúa non (người dân thường gọi là lúa chét) ngoài ra khi đến vụ mùa trồng lúa thì chị chăn thả ven sông Lam. Tuy nhiên đến mùa đông, trâu thường chịu rét kém nên cần phải chăm sóc tốt, bảo đảm đủ rơm khô, thức ăn bổ sung, giữ ấm cho đàn trâu và tùy thời tiết mà chăn thả cho phù hợp.
Trao đổi thêm về kinh nghiệm chăm sóc đàn trâu trong mùa đông, Chị Lê Thi Châu cho biết: Không nên chăn thả lẫn với các đàn trâu khác để tránh lây lan dịch bệnh, những ngày rét phải pha nước muối ấm cho trâu uống và thả muộn, khi trời đã tan giá và đưa trâu về sớm hơn thường ngày, như vậy vừa tạo điều kiện để trâu có thời gian vận động, thích nghi dần với thời tiết và tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có ngoài tự nhiên, dành thức ăn chuẩn bị sẵn cho các đợt rét khác.
Chị Châu cho biết: “Nuôi trâu vốn đầu tư lớn nhưng bù lại ít rủi ro, trâu ít bị bệnh, nuôi trâu lãi cao hơn nhiều vật nuôi khác, tận dụng được rơm rạ và các sản phẩm phụ từ nông nghiệp…. Tùy thuộc vào thời tiết chúng ta chăn thả cho hợp lý, như vậy chỉ cần 1 người vẫn chăm sóc được 20 - 30 con trâu mà vẫn còn thời gian làm việc khác.
Khát vọng làm giàu trên quê hương đã giúp chị Châu vượt qua nhiều khó khăn để có được thành công như ngày hôm nay. Qua đó, không chỉ trả hết số vốn đã vay ban đầu mà từ số tiền bán trâu, nghé còn giúp gia đình có tiền để phục vụ sinh hoạt, mua sắm phương tiện, vật dụng gia đình, nuôi con ăn học…Với kiến thức, nghị lực của mình, tin tưởng rằng, chị Lê Thị Châu sẽ thành công hơn nữa, góp phần làm giàu cho gia đình và quê hương.

 
 
Đàn trâu của chị Lê Thị Châu đang chăn thả tại ven Sông Lam
                                                                Vũ xuân Nam.  Trạm KNTP Vinh
 

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a4.jpg a8-6.jpg a5-3.jpg a2-3.jpg a6-4.jpg a1-4.jpg a7-6.jpg a13-1.jpg a9-1.jpg a15-3.jpg a10-1.jpg a7-2.jpg a11-3.jpg a12-3.jpg a8-2.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây