Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi vịt siêu trứng

Chủ nhật - 06/12/2020 20:59 937 0
Trong những năm qua phong trào nông dân thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện Con Cuông đã và đang phát triển rộng khắp, qua đó xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế theo hướng trang trại chăn nuôi khép kín. Trên địa bàn xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông (Nghệ An) đã xuất hiện mô hình phát triển kinh tế theo hướng gia trại với thu nhập hàng năm trên 100 triệu đồng. Mô hình nuôi vịt đẻ siêu trứng của hộ gia đình anh Nguyễn Văn Chung - Bản Nà Cọ- Xã Bình Chuẩn là một trong số nhiều mô hình như vậy.
     Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi vịt siêu trứng
         Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo ở vùng sâu xã Bình Chuẩn- Huyện Con Cuông, sản xuất nông nghiệp, khai thác và trồng rừng là nguồn thu nhập chính nên cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Là người nông dân trẻ với bản tính siêng năng, cần cù trong lao động, anh Chung  nhận thấy để thoát nghèo thì phải đổi mới cách làm ăn, không thể mãi chỉ có độc canh cây lúa, cây ngô…, mà phải biết thâm canh kết hợp với chăn nuôi.
          Năm 2017, dựa vào lợi thế phía sau gia đình anh  có một con sông chạy dài, nước mát quanh năm, thức ăn tự nhiên cũng khá dồi dào. Đây là một lợi thế để gia đình anh phát triển chăn nuôi. Nghĩ là làm, năm 2017 anh tiến hành tìm hiểu các mô hình nuôi vịt đẻ trên địa bàn huyện nhà cũng như trên ti vi, báo đài và quyết định đầu tư nuôi 400 con vịt giống siêu đẻ. Vì theo anh đây là khu vực có điều kiện thuận lợi: bãi chăn thả rộng, gần sông chảy qua nên rất sạch sẽ lại có bóng cây thoáng mát rất tiện để vịt trú và nghỉ ngơi vào ban ngày. Ban đầu, anh Chung đầu tư gần 40 triệu đồng để xây dựng chuồng trại và mua 400 vịt giống về nuôi thử nghiệm. Lứa vịt đầu tiên khá thành công khi số lượng trứng sản xuất đến đâu tiêu thụ hết tới đó. Thành công bước đầu đã thôi thúc anh Chung mở rộng quy mô chăn nuôi vịt đẻ siêu trứng từ 400 con ban đầu đến đầu năm 2020 lên đến 1.000 con. Do chăn nuôi với số lượng lớn, lại là hộ đầu tiên nuôi vịt đẻ trứng ở địa phương ở vùng sâu, vùng xa của một xã nghèo, nên khó khăn là điều khó tránh đối với người nông dân bởi thiếu vốn, thiếu kỹ thuật. Với bản tính cần cù, anh Chung đã bỏ nhiều công sức để học hỏi kinh nghiệm. Dù bận tới đâu, anh Chung cũng không bỏ lỡ một buổi tập huấn chăn nuôi nào do chính quyền địa phương tổ chức. Do được cán bộ khuyến nông tư vấn, hướng dẫn tận tình về cách xây dựng chuồng trại cũng như kỹ thuật chọn giống và chăm sóc nên đàn vịt đẻ trứng của gia đình anh phát triển khỏe mạnh.
               Chia sẻ với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Chung cho biết: Nuôi vịt đẻ siêu trứng đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật, người nuôi cần chú ý đến khâu chọn giống, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh. Theo anh Chung, việc lựa chọn con giống giữ vai trò quan trọng nhất vì nếu người nuôi chọn được con giống tốt có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng thì sẽ cho sản lượng trứng cao. Không chỉ có vậy, trong khâu chăm sóc ngoài việc đảm bảo chế độ ăn cho vịt anh còn chú trọng công tác vệ sinh phòng bệnh, phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại thường xuyên và tiêm phòng vắc-xin đúng quy định.
 Vịt giống khi bắt về nuôi đến khoảng từ 4,5 - 5 tháng sau thì bắt đầu đẻ trứng. Lưu ý trong quá trình vịt đẻ trứng phải cung cấp đủ chất đạm cho vịt và không được tiêm bất cứ một loại thuốc nào vì làm như vậy vịt sẽ ngừng đẻ. Để năng suất, chất lượng trứng đảm bảo thì ngoài chăm sóc cho vịt theo đúng quy trình kỹ thuật, cứ 2 năm anh lại thay lứa vịt đẻ khác. Hiện nay, gia trại của anh Chung có gần 1.000 con vịt đẻ, với những kinh nghiệm tích lũy được từ khi nuôi vịt đến nay, đàn vịt của gia đình anh ít khi mắc dịch bệnh, tỷ lệ vịt đẻ luôn đạt 80- 90% mỗi ngày anh thu về trên 800 quả trứng với giá bán dao động từ 2.500 - 3.000 đồng/quả thì mỗi ngày anh Chung thu được trên 600 nghìn đồng sau khi đã trừ hết chi phí.
            Nhờ biết cách tính toán hợp lý, cần cù lao động, đến nay gia đình anh Chung đã có thể chủ động đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi, là một hộ có thu nhập ổn định trong xã. Với kinh nghiệm của mình, anh Chung còn chia sẻ, giúp đỡ nhiều bà con địa phương cùng làm ăn. Mô hình của anh được nhiều người tìm đến học hỏi kinh nghiệm và nhân rộng, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ thanh niên học tập và làm theo./.
                                                Lệ Hằng: Trung tâm KN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a4.jpg a8-6.jpg a5-3.jpg a2-3.jpg a6-4.jpg a1-4.jpg a7-6.jpg a13-1.jpg a9-1.jpg a15-3.jpg a10-1.jpg a7-2.jpg a11-3.jpg a12-3.jpg a8-2.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây