Diễn Châu nhân rộng mô hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Thứ năm - 21/01/2021 21:31 1.505 0
Diễn Châu là huyện có vùng nông thôn rộng lớn của tỉnh Nghệ An, bao gồm 38 xã, thị trấn, trong đó có 22 xã có đồng bào theo đạo công giáo, 9 xã ven biển, 6 xã vùng đồi và xã miền núi Diễn Lâm.
Diễn Châu nhân rộng mô hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi
Toàn huyện có hơn 30 vạn người dân, trong đó có hơn 60.000 hội viên nông dân. Khai thác lợi thế của một huyện có tuyến đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, 7A, 48 A  chạy qua, ttrong đó quốc lộ 7A, và 48 A thông thương sang nước bạn Lào, có 7.200 ha đồi núi, 3000 ha ao đầm mặt nước, Ban chấp hành hội nông dân Diễn Châu chỉ đạo hướng dẫn các cấp hội đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển thương mại, dịch vụ, buôn bán hàng quá cảnh, xây dựng làng nghề, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho hội viên. Tham mưu với Đảng, UBND  các xã dọc trục quốc lộ, tỉnh lộ dành mỗi nơi từ 4 -6 ha đất để xây dựng chợ nông thôn, trung tâm thương mại, cho những hộ có tiềm lực kinh tế, mở cơ sở sản xuất, kinh doanh. Thực hiện tốt công tác tam nông của tỉnh và huyện hội, phối hộ với Ban quản lý 63 HTX xây dựng mô hình, cánh đồng thu nhập cao (Mỗi mô hình được hổ trợ từ 30 -50 triệu đồng), xây dựng nhà lưới để trồng rau sạch (Mỗi nhà lưới rộng từ 1000 m2 trở lên được tỉnh hổ trợ 100 triệu đồng), kéo điện ra đồng để đào giếng khoan tại ruộng tạo thêm nguồn nước để trồng rau sạch, làm VAC, hổ trợ túi ni lon để phủ cho mạ và lạc xuân. Từ những chính sách kích cầu này đã giúp cho bà con nông dân xây dựng được 10.000ha cánh đồng cho thu nhập từ 100 đến 120 triệu đồng/ha, đào 2.700 giếng khoan tại ruộng, xây dựng 20 nhà màng để trồng rau sạch
Chủ tịch hội nông dân huyện Diễn Châu, Ngô Đình Tưu cho biết: Để giúp nông dân kinh doanh, sản xuất gỏi (SXKDG), huyện phối hợp với trung tâm dạy nghê, trạm khuyến nông, ngân hàng nông nghiệp PTNT, ngân hàng chính sách xã hội mở mỗi năm từ  6 – 8 lớp tập huấn, dạy nghề, chuyển giao tiến bộ KHKT về cây trồng,vật nuôi, cho hộ nghèo, gia đình chính sách vay vốn phát triển sản xuất.Chỉ tính trong 2 năm qua, toàn huyện đã có 38.700 hộ gia đình được tập huấn,chuyển giao tiến bộ KHKT, 139 tổ hội nông dân và 5.711 hộ được vay vốn, với số tiền 373 tỷ đồng. Liên kết với tổng công ty vật nuôi nông nghiệp Nghệ An vay mỗi năm hàng nghìn tấn phân NPK, giúp cho hơn 2.000 hộ thâm canh lúa, lạc đạt năng suất cao (Lúa xuân đạt 72 tạ/ha, lạc 36 tạ/ha). Được vay vốn, đào tạo nghề, ưu tiên mặt nằng đã giúp cho hàng nghìn hộ SXKDG. Đến xã nào, xóm thôn nào của huyện cũng bắt gặp những triệu phú nhà nông, được cử đi báo cáo điển hình ở huyện, xã. Sản xuất phát triển, đời sống được nâng lên, bà con nông dân hoàn thành nhanh gọn nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước, xây dựng được các loại quỹ “Vì người nghèo”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Khuyến học khuyến tài”, có số dư hàng năm từ 60 đến hơn 100 triệu đồng/quỹ/xã. 5 năm qua nông dân Diễn Châu dã hiến 15.800 m2  đất, 20.435 ngày công, cùng với 20 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới.
Anh Trần Quốc Tuấn, xã Diễn Yên huyện Diễn Châu ( Nghệ An) đầu tư 4 tỷ đồng
 xây dựng trang trại theo mô hình VAC khép kín, tạo việc làm cho 15 lao động.

Diễn Trung là xã bãi ngang ven biển, đất chật người đông với hơn 2000 hộ, 10.000 nhân khẩu, trong đó có 1.350  hội viên nông dân, sinh hoạt ở 19 chi hội. Bình quân mỗi nhân khẩu chỉ có hơn 1 sào ruộng khoán. Thực hiện phong trào nông dân SXKDG do huyện hộ Diễn Châu phát động, các cấp hội ở xã Diễn Trung đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã thành lập 2 làng chăn nuôi tập trung, đưa vườn chuồng ra bãi bồi, làm kinh tế trang trại, chăn nuôi khai thác hiệu quả 140 ao đầm, bãi bồi trên tinh thần “Đất nào cũng làm ra sản phẩm”, tong đó làng nuôi tôm hàng hóa có 50 hộ với diện tích 48ha. Còn làng nuôi gà công nghiệp có 120 hộ, nuôi theo hướng Việt Gáp. Xã liên kết với các nhà máy ở Hà Nội, Quảng Ninh để cung ứng con giống và bao tiêu sản phẩm. Nhờ vậy, làng gà đã có 100 hộ nuôi mỗi năm 3 lứa, mỗi lứa từ 8.000 đến 12.000 con. Số lượng gà thịt mỗi năm đạt 9 vạn con. Còn làng nuôi tôn hàng hóa đạt sản lượng 65 tấn/ năm. Giá trị chăn nuôi ở xã Diễn Trung chiếm 40% tổng thu nhập toàn xã . Người chăn nuôi giỏi nhất xã là anh Ngô Xuân Đại mỗi năm 2 vụ tôm,mỗi vụ 2 ha, trừ chi phí và trả tiền công cho 4 lao động, anh Đại còn lãi 2 tỷ đồng/ năm. Đói nghèo đã lùi xa, đời sống của người dân Diễn Trung được nâng lên, với mức thu nhập bình bình quân 40 triệu đồng người/ năm. Diễn Trung đã xây dựng được thương hiệu “gà Phủ Diễn”. Tương tự như cách làm xã Diễn Trung, các xã Diễn Yên, Diễn Đoài, Diễn Trường chuyển từ 50 ha đến 226ha ao đầm ruộng trũng sang nuôi cá ao, cá ruộng xây dựng hàng chục mô hình làm VAC, cho thu nhập gấp 5 lần trồng lúa. Điển hình có 2 giáo dân là ông Nguyễn Ngọc Lê ở xã Diễn Đoài và ông Nguyễn Đức Hoài ở xã Diễn yên. Ông Lễ vừa nuôi cá thịt, cá giống, với diện tích 4 ha. Còn ông Hoài xây dựng trang trại chăn nuôi tổng hợp với mô hình VAC kép kín, trên bờ trồng cây ăn quả, nuôi bò,gà vịt, dưới ao nuôi cá giống, cá thịt, với diện tíc 6 ha. Hàng năm, ông Hoài thu 460 triệu đồng, còn ông Lê thu hơn 350 triệu đồng. Cá giống của hai ông không những tiêu thụ trong tỉnh mà còn vượt quốc lộ 48A , sang phục vụ co bà con bộ tộc Lào.
Nằm dọc quốc lộ 1A, xã Diễn Thịnh có vùng lạc chuyên canh rộng 450 ha. Thực hiện chuyển đổi kinh tế, xã chuyển 2 ha sản xuất kém hiệu quả sang thành  lập hai doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng nông sản, chuyển 350 hộ sang thu mua lạc, vừng  vừa để làm hàng hóa, chế biến thành dầu thực vật. Đã có hàng chục hộ  mở nhà máy, vừa chế biến lạc thành dầu thực vật, thu nhập mỗi năm từ 130 triệu đồng đến 180 triệu đồng/hộ. Sản lượng lạc vừa sản xuất, vừa thu mua của xã Diễn Thịnh mỗi năm lên đến 3000 tấn. Cách đây 15 năm rất khó tìm được mô hình kinh tế tiêu biểu ở xã Diễn Liên. Từ khi phong trào nông dân SXKDG được phát động, sự quan tâm của chính quyền địa phương, cùng với chính sách cho vay vốn,đào tạo nghề của tỉnh và huyện. Diễn Liên đã có hàng chục hộ SXKDG. Đặc biệt sau khi chuyển đổi ruộng đất, xây dựng NTM (năm 2011), đã có 16 hội viên mạnh dạn đấu thầu đất hoang hóa ở vùng trang thung để làm VAC. Chủ tịch hội nông dân xã Diễn Liên, Cao văn Thành cho biết: Hội đứng ra tín chấp, thế chấp với ngân hàng chính sách xã hội huyện vay 6 tỷ đồng tạo điều kiệm cho mỗi hộ vay từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng để phát triển kinh tế VAC. Nhiều hộ trong xã còn đầu tư làm thương mại, dịch vụ, kinh doanh vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi, sản xuất vật liệu xây dựng. Nhờ vậy, đến nay Diễn Liên đã có 146 mô hình SXKDG, trong đó 10 mô hình cấp tỉnh và huyện, xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới vào năm 2019”. Không những các xã nói trên, có nhiều mô hình làm VAC,SXKDG, mà huyện Diễn Châu cón có  hàng trăm hộ ở 9 xã ven biển và 7 xã vùng đồi núi làm giàu từ nuôi trồng, chế biến hải sản, trồng rừng phát triển kinh tế trang trại theo mô hình VACR. Đến nay, 7 xã vùng đồi núi xây dựng được 450 trang trại, cho thu nhập từ 80 triệu đồng đến 200 triệu đồng/ trại/ năm. Tiêu biểu có ông  Cao Long ở xã Diễn Phú, trồng 40 ha rừng, nuôi 20 con trâu bò. Bà con nông dân vùng đồi còn nuôi gà, dê, bò, dưới tán cây rừng, tận dụng đất đồi để trồng cây ăn quả, Bà con ngư dân 9 xã ven biển thì đầu tư sửa chữa đóng tàu mới 1.500 tàu thuyền, trong đó có 287 tàu xa bờ, công suất lớn, mỗi năm đánh bắt hơn 46.600 tấn hải sản, trong đó 1.500 tàu cá to, cá ngon để làm hàng xuất khẩu. Đã có hơn 1.000 hộ mở cơ sở thu mua chế biến hải sản, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ hộ. Ngoài mặt hàng nước mắn Vạn Phần, mỗi năm chế biến tiêu thụ hơn 10 triệu lít, vùng biển Diễn Châu còn có thêm mặt hàng  tôm nõn khô, sứa, cá, tôm đông lạnh, bột cá được khách hàng đặt mua với số lượng lớn. Chỉ tính riêng cơ sở thu mua chế biến sứa xuất khẩu của anh Ngô Xuân Hạnh ở xã Diễn Kim, mỗi năm đạt doanh thu 20 tỷ đồng, tạo việc làm cho 60 lao động. Cũng tại vàng bãi ngang Diễn Châu, hai anh Hoàng Thắng và anh Nguyễn Đình Chín làm giàu với mô hình nuôi tôm công nghiệp, thu lãi mỗ năm hơn 400 triệu đồng. Còn nông dân Ngô Sĩ Khiêm ở xã Diễn Mỹ với mô hình xưởng mộc dân dụng tại nhà, thu lãi hơn 700 triệu đồng/ năm. Hơn 800 hộ nông dân ở xã Diễn Tháp lại có cách liều làm giàu năng động của riêng mình. Đó là mua phương tiện buôn bán hàng quá cảnh sang phục vụ cho bà con các bộ tộc Lào. Khi đi họ mang theo các mặt hàng hải sản như cá, tôm, mực, muối i ốt, nước mắn 30 độ đạm, khi về họ có cả xe ô tô chở nặng sắt thép, phế liệu và các loại cây dược liệu đã qua sơ chế. Hiện tại, xã có 70 đại lý gom hàng nội địa, cung ứng sang nước bạn Lào, hơn 60 con em Diễn Tháp mở cơ sở sản xuất kinh doanh tại Lào. Số hộ giàu và khá, thu từ 500 triệu đồng đến hàng tỷ đồng hộ/năm chiếm 65%. Với cách làm buôn có bạn, bán có phường ở xã Diễn Tháp đã có nhiều hộ có tiền tỷ, làm nhà cao tầng, mua được ô tô. Còn ở xã Diễn Hồng, bà con thường nhắc đến giáo dân Nguyễn Đại Phó, bởi ông thành đạt nhờ trồng hoa, lai tạo cây cảnh, mỗi năm doanh nghiệp của ông thu hơn 2 tỷ đồng, tạo việc làm cho 10 lao động.
Phong tràoSXKDG ở Diễn Châu không chỉ dừng lại ở mô hình kinh tế hộ mà còn giúp dân xây dựng các làng nghề truyền thống, thành lập các doanh nghiệp tư nhân, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vươn tới mục tiêu một xã một sản phẩm, một cánh đồng một loại giống. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được hơn 20 làng nghề truyền thống, 18 làng có nghề, thành lập hơn 600 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Làng nghề và doanh nghiệp không chỉ tạo việc làm cho hơn 16.000 lao động mà còn  sản xuất, chế biến ra 42 mặt hàng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Hiệu quả SXKDG ở Diễn Châu đem lại là rất lớn, chỉ tính trong năm 2019, toàn huyện có 30.245 hộ đăng ký gia đình SXKDG thì đã có 15.720  hộ  đạt danh hiệu này, trong đó cấp trung ương có 35 hộ, cấp tỉnh và huyện trên 2.200 hộ. Tổng sản lượng lương thực và nông sản đạt mỗi năm từ 13.000 tấn đến 136.000 tấn, trong đó có 10.000 tấn lạc, vừng, nuôi 120.000 con gia súc, hơn 1,7 triệu con gia cầm. Tổng giá trị sản xuất trên đại bàn đạt mỗi năm từ 9.500 tỷ đồng đến 12.000 tỷ đồng. Thu ngân sách năm 2019 đạt 536 tỷ đồng. Số hộ giàu và khá, thu từ 100 triệu đồng đến 400 triệu đồng hộ/năm, chiếm 65%, hộ nghèo chỉ còn 0,73%. Đời sống người dân được nâng lên, với mức thu nhập bình quân với năm 2019 đạt 46 triệu đồng/ người, năm 2020 nâng lên 53 triệu đồng/ người. Đến năm 2019, Diễn Châu có 28/37 xã đạt chuẩn với 19/19 tiêu chí. Chào mừng địa hội Đảng các cấp, mừng 90 ngày thành lập hội nông dân Việt Nam (14/10/1930 -14/10/2020), các cấp hội nông dân Diễn Châu đã hoàn thành nhanh gọn kế hoạch xây dựng “Hàng cây nông dân ơn Bác”, do tỉnh hội Nghệ An phát động, với chiều dài 22.436m, trồng 3.450 cây xanh, xây dựng vườn cây nông dân tại xã Diễn Xuân, với 28 hộ hộ tham gia. Dịp này, toàn huyện có 48.700 hộ nông dân đăng ký danh hiệu “Gia đình nông dân văn hóa” và 28.800 hộ tham gia bảo hiểm y tế. Sức lan tỏa của phong trào nông dân SXKDG mang ý nghĩa sâu sắc đối với kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện thuần nông thuần ngư ở huyện điễn Châu. Nhờ vậy, liên tục10 năm liền Diễn Châu  nằm vào tốp đầu của tỉnh Nghệ An.
Bài và ảnh: Lê Hoài Thung

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
IMG-8363-3.jpg IMG-2168.jpg z5175174958158-bb2526c428da909419d8a2caefc39251-1-7.jpg Ong-Nguyen-Cuong-kiem-tra-tom-trong-be-cong-nghe-cao-theo-qu IMG-0392-9.jpg 20240106-101045-4.jpg a2-3.jpg z5006794703446-4905d71d69db129c098d64ed093a43e8.jpg IMG-4626.jpg rrrr.jpg ga.jpg Vuon-cam-duoc-cham-soc-theo-quy-trinh-huu-co-nen-kha-sach-be z4984936786801-2d432b8802aaa72bce7a1cbefd82e73a.jpg IMG-1378.jpg Mo-hinh-cham-soc-bao-ve-theo-quy-trinh-huu-co-cua-ong-Bui-Va
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây