Một số lưu ý trong sản xuất ngô sinh khối vụ đông năm 2021

Chủ nhật - 19/09/2021 20:45 1.010 0
Vụ Đông năm 2021, mục tiêu sản xuất cây ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi của toàn tỉnh với diện tích 5.000 ha, là hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm rút ngắn thời gian sản xuất, hạn chế được sâu bệnh, rủi ro trên đồng ruộng, giảm công chăm sóc, chủ động được thời vụ cho cây trồng sau, tăng hệ số sử dụng đất và tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Một số lưu ý trong sản xuất ngô sinh khối vụ đông năm 2021

                      Trồng ngô vụ Đông 2021 trên đất 2 lúa tại xã Hội Sơn, Anh Sơn, Nghệ An

Tuy nhiên, sản xuất ngô sinh khối vụ Đông đang có những khó khăn như ruộng đồng manh mún, muốn hình thành vùng trồng tập trung lớn để đưa cơ giới hóa vào sản xuất thì phải có sự thống nhất chung của nhiều hộ dân. Mỗi hộ sử dụng một giống khác nhau, bán ngô cho các thương lái khác nhau; thời tiết bất thường gây mưa bão đầu vụ, những con gió lốc bất thường gây đổ gãy; nguy cơ bệnh sâu keo mùa thu, chuột … gây hại; giá cả phân bón tăng; nhân lực lao động thiếu; không ổn định trong tiêu thụ,… Nhất là tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vụ Đông 2021 nói chung và đối với sản xuất ngô sinh khối nói riêng.

 
Công tác chỉ đạo, kiểm tra sản xuất ngô sinh khối vụ Đông 
Để sản xuất ngô sinh khối có hiệu quả, bà con nông dân cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật như lựa chọn, bố trí vùng sản xuất phù hợp dựa vào điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và trình độ thâm canh để lựa chọn, phải đảm bảo chủ động tưới tiêu, thoát nước tốt; Sử dụng giống ngô phù hợp, ưu tiên giống có sinh khối lớn, thích hợp gieo dày. Một số giống ngô có sinh khối cao, thích hợp trồng dày như AVA3668, AG69, SSC586, PSC747, LVN152 ...; Mùa vụ gieo trồng phù hợp với thời tiết, với từng vùng, với cây trồng vụ sau; Chăm sóc, bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật; Phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, nhất là đối với sâu keo Mùa thu và chuột gây hại. Cần liên kết với nhau để tạo thành vùng sản xuất, thuận lợi cho ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các trang trại, đảm bảo đầu ra ổn định. Ngoài ra, cần quan tấm đến các cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất của UBND tỉnh như Quyết định số 48/2017/QĐ-UBND ngày 05/6/2017 Quy định chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND, ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh Quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An; ngoài ra các chính sách hỗ trợ khác của các huyện.
Cùng với sự vào cuộc của các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp cùng bà con nông dân thì sản xuất ngô sinh khối ở Nghệ An sẽ là một hướng chuyển đổi cây trồng phù hợp trong vụ Đông 2021 và các mùa vụ tiếp theo, mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân./.
Nguyễn Hồng Giang - Trung tâm KNNA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
rau-thom-2.jpg 20240316-101921.jpg a1-5.jpg anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg a5-3.jpg a2-3.jpg a6-4.jpg a1-4.jpg a7-6.jpg a4.jpg a8-6.jpg a15-3.jpg a10-1.jpg a7-2.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây