Thứ bảy, 23/11/2024, 10:52

Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn

Thứ tư - 17/03/2021 03:54 16.046 0
Bệnh liên cầu khuẩn lợn là do nhiễm vi khuẩn Streptococcus suis được xem là một trong những bệnh nhiễm trùng "mới" ở Việt Nam. Vi khuẩn Streptococcus suis thường trú trên lợn. Là một bệnh truyền nhiễm có tính địa phương đã thấy ở hầu hết các loài vật nuôi và người với các thể viêm khớp, viêm vú, ỉa chảy, viêm nội tâm mạc.
Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn
   Ở lợn, ngoài gây bệnh ở đường sinh sản, đường hô hấp, viêm hạch dưới hàm, thì đặc biệt nguy hiểm là thể nhiễm trùng huyết, viêm não trong các trại lợn chăn nuôi tập trung có mật độ cao. Bệnh thường xẩy ra vào mùa đông và đầu mùa xuân là lúc điều kiện chăn nuôi bất lợi cho lợn và thuận lợi cho sự phát triển của liên cầu khuẩn.
          - Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Streptococcus suis gây nên. Vi khuẩn có thể tồn tại trong phân, bụi bẩn, xác lợn và ở cả những con ruồi, nhặng trong một thời gian dài. Bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua kim tiêm nhiễm trùng. Lợn con có thể bị lây nhiễm từ Lợn mẹ qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường máu. Đặc trưng của bệnh là gây viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm phổi, bại huyết, bệnh đường tiêu hóa, viêm khớp, xuất huyết ở da, gây sẩy thai và đột tử ở lợn.
- Triệu chứng: Lợn sốt cao 42.5oC, bỏ ăn, ủ rũ, mệt mỏi, đi tập tễnh do đau khớp. Trong thể quá cấp tính, lợn chết nhanh mà không có triệu chứng của bệnh. Giai đoạn đầu, lợn xuất hiện triệu chứng thần kinh, đi lại loạng choạng hoặc có tư thế đứng không bình thường, nhanh chóng chuyển sang trạng thái không đứng được, tư thế opisthotonus, co giật, giật cầu mắt. Mắt nhìn chòng chọc, niêm mạc mắt nhầy có màu đỏ. Lợn hoạt động khó khăn, đi lại loạng choạng, khi nằm biểu hiện tư thế bơi chèo, tê liệt. Triệu chứng viêm não ở lợn trưởng thành ít có biểu hiện ra bên ngoài. Lợn từ 1 - 3 tuần tuổi mắc bệnh thể viêm não và màng não, thể hiện các triệu chứng như: lợn đang bú có triệu chứng ủ rũ, bỏ ăn, sưng hầu, khó nuốt, đi lại khó khăn, lông dựng đứng, da mẩn đỏ và sốt.
          Bệnh này còn có thể lây từ lợn sang các loài vật khác như chó, mèo, bò, dê và thậm chí rất nguy hiểm khi nó có khả năng lây và gây tử vong cho con người. Việc truyền bệnh từ lợn bệnh sang người có thể do các vết thương ở da, đường hô hấp, tiếp xúc với máu hoặc các dịch tiết ở lợn bệnh. Những người dễ nhiễm bệnh từ lợn gồm những người làm việc ở trại chăn nuôi, người giết mổ gia súc, cán bộ thú y, người ăn tiết canh lợn hoặc ăn thịt lợn bệnh.   
          - Phòng và trị bệnh:
          + Giữ chuồng lợn luôn khô, ấm. Phun sát trùng định kỳ cả trong và ngoài chuồng bằng ANTISEP 3ml/ lít nước, 2lít dung dịch đã pha phun cho 100 m2 chuồng nuôi. Bắt riêng lợn bệnh ra chuồng cách ly, tránh mọi tác động kích thích. Hoặc phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi bằng các loại hóa chất (Bencoxit, BKA, vôi bột…)
          + Thay đổi chế độ chăm sóc, hạn chế tối đa các tác nhân gây hại (stress): Nuôi lợn với mật độ quá đông, ít thông thoáng, gió lùa, xáo trộn và di chuyển lợn.
          +  Lợn mua về nuôi phải rõ nguồn gốc xuất xứ, không ăn thịt lợn không rõ nguồn gốc, không ăn tiết canh, nội tạng lợn chưa nấu chín, không ăn thịt lợn ốm, chết. Người tiêu dùng chỉ nên mua thịt lợn đã được cơ quan thú y kiểm soát và đóng dấu trên thân thịt.
          +Với những người giết mổ, tiêu hủy lợn bị bệnh phải có biện pháp đề phòng bệnh liên cầu khuẩn lây sang người. Đặc biệt, những người có tổn thương ở tay, chân, bệnh ngoài da... không được giết mổ lợn. Phải có trang bị bảo hộ tối thiểu khi giết mổ. Khi người nào bị sốt cao, mê man, thân có nốt tím tái… cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế tuyến tỉnh để kịp thời có biện pháp điều trị.
         

      Khớp của lợn bị mắc bệnh liên cầu                   Viêm não tụ huyết,xuất huyết  
             khuẩn huyết và có dịch

- Khi phát hiện lợn có các triệu chứng nhiễm bệnh liên cầu khuẩn cần điều trị sớm để phòng tránh thiệt hại. Cần điều trị bằng các dòng kháng sinh như Ampicilline, Cephalosporin và Trimethoprim, Sulfa – trimethoprin…. Đối với những con bệnh nặng đã có triệu chứng thần kinh thì không nên điều trị vì không hiệu quả phải tiến hành tiêu hủy theo quy định thú y.

                                                   Hồ Thị Hiền - Trung tâm Khuyến nông nghệ an


 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây