Nghi Liên Tp Vinh: Hiệu quả từ mô hình nuôi dê

Thứ ba - 24/10/2023 20:40 575 0
Thay vì sử dụng phương pháp chăn nuôi dê theo hình thức cũ là chăn thả, anh Dương Hoàng Lai ở xóm Phúc Hậu, xã Nghi Liên thành phố Vinh đã xây dựng thành công mô hình nuôi dê Boer lai Bách Thảo nhốt chuồng. Từ 20 con dê giống ban đầu, chỉ trong vòng 4 năm đã phát triển đàn dê gần 200 con. Hiện thu nhập bình quân của gia đình anh đạt trên 150 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 2 lao động với mức lương 6 - 8 triệu đồng/người/tháng, thịt dê anh làm tại chỗ và bán với giá 220.000 - 250.000 đồng/kg, chủ yếu là bán cho các nhà hàng ở thành phố Vinh và vùng phụ cận, còn bán cho thương lái thì có giá giao động từ 100.000 - 120.000 đồng/kg.
Nghi Liên Tp Vinh: Hiệu quả từ mô hình nuôi dê
Năm 2015 gia đình anh Hoàng Lai đã mạnh dạn nhận thuê khoán diện tích đất khoảng 2 ha, chủ yếu nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi bò mỗi năm thu nhập từ trên 100 triệu đồng, trừ các khoản chi phí, cuộc sống gia đình anh chỉ tương đối ổn định nhưng không dư giả nhiều.
Ước mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương vẫn thôi thúc anh tiếp tục tìm tòi học hỏi các mô hình chăn nuôi thành công. anh tự tìm hiểu các thông tin trên mạng, xem ti vi để học hỏi. Qua một chuyến tham quan mô hình nuôi dê nhốt chuồng, anh quyết định chọn dê là vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình vì nuôi dê vốn đầu tư ít, quay vòng nhanh, có thể tận dụng được thời gian lao động nông nhàn, thức ăn có thể chủ động được, đặc biệt là giá bán khá cao so với các loại vật nuôi khác.

Năm 2019, anh Hoàng Lai bắt tay vào làm chuồng và mua 20 con dê giống dê Boer lai Bách Thảo từ Miền Nam về nuôi có trọng lượng từ 15- 20 kg, với giá 3 triệu đồng mỗi con. Anh Hoàng Lai làm 4 chồng, mỗi chuồng có diện tích khoảng 100m2, chiều cao trên 1 mét, vật liệu chủ yếu được làm bằng cột bê tông, xung quanh được làm bằng sắt và sàn được làm bằng tre. Mục đích chuồng nuôi được chia ra làm các ô riêng để phân đàn, đồng thời đánh dấu cụ thể từng con dê nuôi để tiện theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của dê cũng như quá trình phối giống, tránh tình trạng dê con cận huyết, cơ thể phát triển ốm yếu, còi cọc.

Sau 5 tháng nuôi, dê đã cho sinh sản. Anh Hoàng Lai cho biết: “Dê mỗi năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa từ 2 đến 4 con. Đến cuối năm 2020, tôi đã bắt đầu bán dê thịt, còn dê sinh sản giữ lại để nuôi từ  4 - 5 tháng tuổi là có thể xuất chuồng. Mỗi con có trọng lượng khoảng 25 - 30 kg, làm thịt tại trang trại và mang đi bán cho các nhà hàng…với giá bán giao động từ 220.000 – 250.000 đồng/kg, còn bán cho thương lái thì có giá giao động từ 100.000 - 120.000 đồng/kg. Mỗi năm gia đình anh bán từ khoảng 50 - 60 con dê thịt, cộng với tiền bán phân dê cho các chủ trồng hoa lan, sau khi trừ chi phí cho thu nhập trên 150 triệu đồng. Hiện tại, đàn dê của anh có khoảng 50 con sinh sản và 150 con dê thịt.

Để thuận tiện cho việc chăm sóc, giảm nhân công, sức lao động anh quyết định đầu tư mua máy cắt thức ăn cho dê. Hàng ngày, cho dê ăn 3 lần vào buổi sáng, trưa, chiều; thức ăn chủ yếu là cỏ, lá. Đối với mùa Hè cho ăn thức ăn tươi được cắt nhỏ, mùa Đông thức ăn được ủ với mật, cám gạo, ngô rồi cho ăn. Tuy nhiên cần lưu ý, nên cắt cỏ vào lúc trưa, vì thời điểm này cỏ khô ráo. Nếu cắt vào buổi sáng, cỏ còn ướt, dê ăn dễ bị tiêu chảy, có thể dẫn đến chết do mất nước. Để chủ động nguồn thức ăn cho dê, anh Lai đã trồng hơn 1 một sào cỏ VA06 theo hướng 100% tự nhiên, không sử dụng phân bón hóa học. Anh cũng đầu tư hệ thống tưới tự động giúp cỏ sinh trưởng nhanh, có chất lượng tốt. Nhờ vậy sản phẩm thịt dê từ trang trại của Anh luôn được thị trường đón nhận.

Theo anh Hoàng Lai, để nuôi dê nhốt chuồng trên sàn đạt hiệu quả cao, ngoài am hiểu đặc điểm của loài dê thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi dê rất quan trọng, từ khâu làm chuồng trại cho đến việc theo dõi, quản lý đàn dê. Nuôi dê không quá vất vả do sức đề kháng của dê rất cao, ít bệnh, chỉ cần chuồng trại cao ráo, ấm về mùa đông và mát về mùa hè, cho ăn uống đầy đủ bảo đảm vệ sinh nên đàn dê rất mau lớn, khỏe mạnh và ít bệnh tật.
Thời gian tới, anh Lai cho biết sẽ tiếp tục mở rộng quy mô chuồng trại để đáp ứng đủ số lượng dê thương phẩm xuất ra thị trường. Đồng thời, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho người dân quanh vùng đang muốn khởi nghiệp từ mô hình này.

Ông Nguyễn Trọng Quý, cán bộ Khuyến nông xã Nghi Liên cho biết: “Anh Hoàng Lai là nông dân tiêu biểu, đi đầu trong phong trào sản xuất của xã. Hiện tại, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đến học hỏi mô hình nuôi dê nhốt chuồng của anh Hoàng Lai ”. Sự cần cù, chịu khó, với ý chí dám nghĩ, dám làm, đến nay mô hình nuôi dê của  anh Dương Hoàng Lai là một trong những mô hình có hiệu quả trong phát triển kinh tế. Dê dễ nuôi, giá dê thịt luôn ổn định, phù hợp với địa phương, nên mô hình này có thể phát triển và nhân rộng ra cho bà con nông dân áp dụng để giảm thời gian nhàn rỗi và tạo thu nhập ổn định cho gia đình.

db

ddMô hình nuôi dê Boer lai Bách Thảo tại hộ Dương Hoàng Lai ở xóm Phúc Hậu, xã Nghi Liên thành phố Vinh

                         Vũ Thị Vinh - Trung tâm khuyến nông Nghệ An
                             Nguồn: Tập san Khuyến nông Nghệ An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg rau-thom-2.jpg a1-5.jpg a7-6.jpg a1-4.jpg a8-6.jpg a4.jpg a5-3.jpg a6-4.jpg a2-3.jpg a12-3.jpg Nam-Nghia-1.jpg a8-2.jpg a9-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây