Chủ nhật, 22/12/2024, 10:50

Thành công từ mô hình kinh tế tổng hợp VAC

Thứ năm - 10/08/2023 03:23 895 0
Siêng năng, cần cù và chịu khó học hỏi để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, anh Hồ Trọng Hùng (sinh năm 1985 ở Xóm 11, xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu), đã và đang thành công về phát triển kinh tế từ mô hình VAC. Là một bí thư chi bộ xóm, anh trở thành tấm gương sáng làm kinh tế giỏi cho người dân học tập và làm theo.
Thành công từ mô hình kinh tế tổng hợp VAC
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thuần nông, như nhiều gia đình nông dân khác, trước đây sản xuất nông nghiệp của gia đình anh Hồ Trọng Hùng chỉ dựa vào làm ruộng, thu nhập làm từ nghề nông chỉ đủ trang trải cho gia đình. Với ý chí và quyết tâm phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương, anh đã mạnh dạn đầu tư để phát triển kinh tế. Với tổng diện tích gần 3.000 m2 anh quy hoạch phát triển kinh tế theo mô hình VAC bao gồm: vườn trồng cỏ voi, ao cá, hệ thống chuồng trại chăn nuôi dê và lợn…đã cho thành công nhất định.  
ad

Dẫn chúng tôi đi thăm ao cá rộng 1.000m², xung quanh trồng 1.500 m2 cỏ voi, gần 500m2 còn lại anh xây dựng chuồng trại để nuôi dê vỗ béo và lợn sinh sản. Đặc biệt khi tìm hiểu, gia đình anh Hùng đã thành công với mô hình nuôi dê vỗ béo. Hiện tại, với tổng đàn dê có trong chuồng đã lên đến 20 con dê thịt. Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi dê, anh Hùng cho biết: “Để nuôi dê vỗ béo đạt hiệu quả cao, ngoài am hiểu đặc điểm của loài dê thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật rất quan trọng từ khâu làm chuồng trại cho đến việc theo dõi, quản lý đàn dê. Trong đó, việc xây chuồng phải làm cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ có nắng để con dê không bị nhiễm bệnh qua đường hô hấp. Ngoài ra, đối với nuôi dê vỗ béo thì cần chú trọng nguồn thức ăn và thuốc bổ; thức ăn của dê chủ yếu là cỏ voi kết hợp với thức ăn hỗ hợp. Đặc biệt để dê phát triển tốt, người chăn nuôi phải chú ý đến khâu chọn giống, hiện giống dê tôi đang chọn nuôi là dê Bore”.
Một con dê giống (giống dê lỡ) khi mua về có trọng lượng 15kg, với giá mua về 140.000 - 150.000đ/ kg sau khi nuôi 3- 4 tháng đạt trọng lượng 25- 30 kg thì bán ra thị trường, giá bán khoảng 160.000 đồng/kg, mỗi con dê thịt thu về 4 - 4,5 triệu đồng, sau khi trừ chi phí mua giống, thức ăn…. mỗi con lãi khoảng 1triệu đồng. Như vậy mỗi năm gia đình anh Hùng xuất bán 3 lứa, mỗi lứa khoảng 20 con, thu về nhờ mô hình nuôi dê vỗ béo từ 50 - 60 triệu đồng.
Bên cạnh nuôi dê vỗ béo gia đình anh còn nuôi 02 con lợn nái sinh sản, mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa 8- 10 con/ nái. Mỗi năm trung bình gia đình anh xuất bán 30 - 35 con lợn thịt, thời gian nuôi 3- 4 tháng, trung bình mỗi con đạt trọng lượng khoảng 90kg, với giá bán 60.000đ/kg, sau khi trừ chi phí sẽ có lãi khoảng hơn 1 triệu đồng/ con. Như vậy thu nhập từ nuôi lợn thịt sau khi trừ chi phí mỗi năm thu về khoảng 35 - 40 triệu đồng. Ngoài ra với diện tích ao 1.000m tận dụng thức ăn dư thừa phụ phẩm từ dê và lợn anh nuôi các đối tượng mè, trôi, trắm, chép mỗi năm cùng cho thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng. Riêng với 1.500 m2 đưa vào trồng cỏ voi,  mặc dù không thu hoạch để bán nhưng đây là nguồn thức ăn chính, chủ động để chăn nuôi dê vỗ béo. Như vậy với tổng diện tích gần 3.000 m2 từ mô hình VAC hàng năm sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình anh Hùng thu nhập khoảng gần 100 triệu đồng.    
Chia sẻ kinh nghiệm làm trang trại trong suốt những năm qua anh Nguyễn Trọng Hùng còn cho biết thêm: Để mô hình thực sự hiệu quả thì mọi chuyện đều phải dựa vào nỗ lực của bản thân và gia đình. Anh luôn luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ thực tế, báo đài… để áp dụng vào cho gia đình. Trong vài năm qua về chăn nuôi rất vất vả, dịch bệnh xẩy ra liên tục nhất là đối với lợn. Nhưng với việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật cũng như việc phòng dịch nên đối với chăn nuôi lợn và dê gia đình anh vẫn có nguồn thu nhập ổn định. Anh tâm sự: Trong quá trình nuôi ngoài kỹ thuật về chăm sóc thì vấn đề định kỳ phòng bệnh luôn phải tuân thủ. Xung quanh chuồng trại phải được khử trùng định kỳ 15 ngày/ lần bằng vôi bột và cứ 15 đến 20 ngày lại phun khử trùng ruồi muỗi xung quanh chuồng trại nhằm đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.
Phát triển kinh tế phù hợp điều kiện tự nhiên của địa phương là điều rất quan trọng và thiết thực. Mô hình VAC của gia đình Anh Nguyễn Trọng Hùng ở Xóm  11 - xã Quỳnh Tân, Huyện Quỳnh Lưu  tuy không phải là mô hình quy mô lớn song cũng coi là hiệu quả trong điều kiện đất đai ở xã Quỳnh Tân tạo công ăn việc làm cho các lao động trong gia đình với một nguồn thu nhập khá cao và ổn định. Mong rằng, mô hình VAC của anh sẽ tiếp tục phát triển bền vững và luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương; nhằm góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế và xây dựng Nông thôn mới của xã nhà./.


                                                                                                     Lệ Hằng - Trung tâm KN
                                                                                                 Nguồn: Tập san Khuyến nông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a2-9.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-che-huu-co.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a25-4.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây