UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác lâm nghiệp năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Thứ ba - 12/04/2022 22:29 1.017 0
Chiều ngày 12/4/2022 tại Nhà Khách Nghệ An TP Vinh UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác lâm nghiệp năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.
UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác lâm nghiệp năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.
Tham dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT; Lãnh đạo các phòng Kế hoạch Tài chính, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Quản lý kế hoạch kỹ thuật và công nghệ, Thanh tra Sở; Lãnh đạo Chi cục Kiểm Lâm, các hạt Kiểm Lâm, các đội Kiểm lâm cơ động & PCCCR thuộc chi cục Kiểm lâm; Lãnh đạo Đoàn điều tra quy hoạch, Qũy bảo vệ phát triển rừng, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Thủ trưởng các đơn vị: Các khu BTTN: Pù Huống, Pù Hoạt; Các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng; Các công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp: Sông Hiếu, Đô lương, Con Cuông....
Năm 2021 mặc dù triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng khô hạn, dịch bệnh thường xuyên xẩy ra hàng năm, đặc biệt trong năm 2021 là năm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất lâm nghiệp và đời sống người dân làm nghề rừng, sống gần rừng. Đồng thời, với làn sóng người lao động ở các tỉnh miền Nam trở về quê hương do đại dịch đã tạo áp lực lớn đến tình hình an ninh rừng. Tình trạng khai thác rừng, săn bắt động vật rừng trái phép, chặt phá rừng để lấy đất trồng rừng diễn biến phức tạp...nhưng công tác Lâm nghiệp của Nghệ An vẫn đạt các chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ đề ra.
Năm 2021, Nghệ An có tổng diện tích đất có rừng đạt 962.896,97 ha (bao gồm: rừng tự nhiên 788.991,10 ha; rừng trồng 173.905,87 ha); đất chưa có rừng 272.748,16 ha; độ che phủ rừng đạt 58,41%.
Kết quả cập nhật diễn biến tài nguyên rừng năm 2021 đã được UBND tỉnh công bố tại Quyết định số 418/QĐ-UBND ngày 21/02/2021, cụ thể:  Diện tích đất có rừng: 962.896,97 ha, trong đó: Diện tích có rừng tự nhiên: 788.991,10 ha; Diện tích có rừng trồng: 173.905,87ha; Diện tích đất chưa có rừng: 272.748,16 ha; Độ che phủ rừng: 58,41%.  Công tác sử dụng, phát triển rừng tập trung là 19.253 ha/18.000 ha kế hoạch, đạt 105,83% kế hoạch 2021, tăng 3,88 % so với năm 2020; Chăm sóc rừng: 54.000 ha/54.000 ha, đạt 100% kế hoạch, tăng 15,53% so với năm 2021; Bảo vệ rừng: 964.474,27 ha/964.660 ha đạt 99,98% kế hoạch; Khai thác rừng trồng đạt: 1.504.112 m3/1.500.000m3, đạt 100,27 % kế hoạch, tăng 13,7% so với năm 2021;  Độ che phủ rừng đạt 58,41%; Toàn tỉnh hiện có 25 cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp thuộc các Công ty lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và một số cơ sở thuộc hộ gia đình tại các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ... Loài cây chính được sản xuất chủ yếu là các loại Keo, Sao đen, Lát, Xoan…Trong năm toàn tỉnh đã tạo được hơn 33,479 triệu cây giống các loại đạt 101,86% kế hoạch.
Năm 2021, tiếp tục đôn đốc các chủ rừng triển khai xây dựng đề cương dự toán và phương án quản lý rừng bền vững. Kết quả 24/24 chủ rừng là tổ chức đã phê duyệt đề cương xây dựng phương án; 05 đơn vị chủ rừng là tổ chức đã được UBND tỉnh phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững; 19 đơn vị chủ rừng đang trong quá trình hoàn thiện phương án quản lý rừng bền vững để trình thẩm định và phê duyệt theo đúng quy định. Đến nay, toàn tỉnh đã có 10.288,84 ha (rừng trồng: 9449,94 ha; rừng tự nhiên: 838,90 ha) rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC.
Hội nghị tổng kết công tác lâm nghiệp năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.
 
Tại hội nghị, thông qua các tham luận, các đại biểu cũng nêu ra một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, trong đó nổi bật là quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực cố gắng trên lĩnh vực công tác lâm nghiệp, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp nhưng đã ra đời được dự án Khu lâm nghiệp công nghệ cao. Công tác quản lý nhà nước được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng, hiệu quả về quy hoạch, kế hoạch, sử dụng rừng, phát triển rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, triển khai thực thi pháp luật về Lâm nghiệp. Tuy vậy, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế như công tác phòng cháy rừng chưa vững chắc, chế độ chính sách bảo vệ, chữa cháy rừng còn chậm, xây dựng quy hoạch sử dụng các loại rừng vẫn còn chậm và vênh về số liệu.
Để thực hiện tốt công tác lâm nghiệp trong thời gian tới cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, trách nhiệm của chủ rừng, người dân và hệ thống chính trị trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Tuyên truyền, phổ biến các cơ chế chính sách mới đến tận người dân, chính quyền, các tổ chức đoàn thể cơ sở cấp huyện, cấp xã. Thực hiện tốt các cơ chế chính sách về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, để người dân được thụ hưởng quyền lợi từ các chính sách của Nhà nước; tạo sinh kế và việc làm, giảm tác động tiêu cực đến rừng tự nhiên, hệ sinh thái rừng. Tổ chức học tập kinh nghiệm các địa phương trong việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất, quản lý giống cây lâm nghiệp; Công nghệ chế biến, bao tiêu sản phẩm cho người dân; xây dựng Chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện phương án bảo vệ rừng tại các địa phương và chủ rừng, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, đồng thời áp dụng các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm đối tượng vi phạm./.
                                                                      Tạ Quang Sáng – Trung tâm KNNA



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
rau-thom-2.jpg 20240316-101921.jpg a1-5.jpg anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg a5-3.jpg a2-3.jpg a6-4.jpg a1-4.jpg a7-6.jpg a4.jpg a8-6.jpg a15-3.jpg a10-1.jpg a7-2.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây