Lên thăm huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An) mùa xuân Tân Sửu 2021 này, chúng tôi thấy vui bởi bắt gặp màu xanh bạt ngàn của cây trái. Vào gia đình nào cũng thấy sắn, lạc, ngô đầy thềm. Đường làng ngõ xóm được rãi bê tông và trồng hoa hai bên vệ đường. Các công trình phúc lợi như trạm y tế, trường học, nhà văn hóa, bãi tập thể thao được nâng cấp, làm mới khang trang, không còn cảnh heo hút như 40 năm về trước.
Ở xã Giai Xuân sau 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM) từ năm 2011 – 2019, đã xóa xong hộ đói, hộ nghèo chỉ còn 3%. Đời sống của bà con các dân tộc được nâng cao với mức thu nhập từ 35 triệu đồng người/ năm. Bằng chuyển đổi kinh tế, 10 năm qua, bà con đã trồng được hơn 500 ha mía, nuôi hơn 8000 con gia súc, 15.000 con gia cầm. Tết Tân Sửu năm này, bà con ăn tết to lắm, vui lắm. Các xóm tổ chức chơi đu, đánh còn, giao lưu bóng chuyền, cầu lông, tạo không khí vui tươi lành mạnh trong nông thôn miền núi. Cũng như xã vùng sâu Giai Xuân, những năm vừa qua đã có 21 xã trong huyện Tân Kỳ đều khai thác lợi thế của một địa phương có với hơn 38.000 ha rừng và đất lâm nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn trồng trọt với chăn nuôi, làm trang trại theo mô hình VACR. Ngoài cây lúa, cây ngô, các xã mở rộng cây công nghiệp như mía, cam, cao su, sớ, mét, dứa, xã ít trồng từ 100 – 150 ha, xã trồng nhiều như Giai Xuân, Tân Xuân từ 350 – 500ha mía và hàng trăm ha cao su, mét, sớ, cam. Nói về hiệu quả phát triển kinh tế đồi rừng, ông Nguyễn Văn Thắng, phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Bình cho biết: Ngoài việc gieo trồng phủ xanh hơn 400 ha đồi rừng, chúng tôi còn động viên nhân dân nuôi ong lấy mật, trồng mét để lấy măng, trồng mía để bán cho nhà máy đường Sông Con. Chỉ tính riêng nuôi ong lấy mật, toàn xã đã có hơn 200 hộ nuôi. Lợi thế từ nuôi ong lấy mật đem lại hiệu quả cao cho từng hộ gia đình. Đây là sản phẩm đặc trưng của xã để tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đây cũng là cách làm giàu nhanh nên nhiều người hưởng ứng kỳ vọng vào thương hiệu mật ong Nghĩa Bình bay xa hơn tới nhiều thị trường trong nước. 10 năm qua, xã đã xây dựng được hơn 60 mô hình VACR có quy mô từ 10 đến 50 ha. Xóm nào cũng xây dựng được mô hình vườn đôi, vườn nhà, xây dựng được cánh đồng 100 triệu đồng/ ha. Nhà ít nuôi từ 1 đến 2 con trâu, nhà nhiều 8 đến 10 con. Trồng từ 1 đến 3ha mét và mía, đưa tổng mức thu nhập toàn xã lên hơn 120 tỷ đồng/ năm.
Bà con nông dân huyện Tân Kỳ (Nghệ An) nuôi gà thu nhập cao dưới tán cây rừng
Thế mạnh của Tân Kỳ còn trồng cam hàng hóa chứng minh cho sự hiệu quả của chương trình OCOP là vùng trồng cam sạch của nông trường Sông Con tại xã Tân Phú. Trên diện tích 30 ha của 25 hộ dân theo tiêu chuẩn OCOP đã có chổ đứng trên thị trường ở nhiều tỉnh như Đà Nẵng, Quảng Nghãi, Bình Định, Thành Phố Hồ Chí Minh.Nếu như trước đây các hộ trồng cam ở Sông Con chỉ bán 15.000đ/ kg và đầu ra không ổn định thì khi tham gia vào chương trình OCOP, giá trị sản phẩm đã tăng lên 30.000đ/kg. Ông Nguyễn Tấn Phương, tổ trưởng tổ sản xuất cam sạch Sông Con, xã Tân Phú cho biết: Năm vừa qua sản lượng cam của tổ hơn 400 tấn đầu ra ổn định. Các hộ trồng cam không sử dụng thuốc hóa học vào việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây mà chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học tự nhiên. Thời gian tới, tổ sẽ mở rộng diện tích trồng cam sạch lên 50 ha đáp ứng nhu cầu của thị trường. Con đường xói đói giảm nghèo ở Tân Kỳ là phát triển kinh tế đồi rừng, làm trang trại, trồng cây nguyên liệu và phát triển chăn nuôi bền vững. Bằng cách luân canh gối vụ, khai thác lợi thế của vùng trung du đồi núi, huyện thực hiện giao đất, giao rừng cho dân sử dụng lâu dài để làm trang trại, đấu thầu ao đầm, ruộng trũng để bà con nuôi trồng thủy sản. Các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, nông trường đóng trên địa bàn hướng về cơ sở, liên kết phục vụ nông nghiệp cho vay vốn, cung ứng vật tư, phân bón và các loại giống cây con năng suất cao và tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT đến từng hộ gia đình. Chỉ tính riêng ngân hàng nông nghiệp và chính sách huyện mỗi năm giải ngân cho hộ nghèo vay hơn 200 tỷ đồng để đầu tư thâm canh cây trồng, vật nuôi. Công ty cổ phần mía đường Sông Con đầu tư cho dân mỗi năm từ 10 – 15 tỷ đồng để bà con làm giao thông thủy lợi, mua vật tư phân bón thâm canh mía cung ứng cho nhà máy. Công ty vật tư nông nghiệp huyện cung ứng hơn 10.000 tấn phân bón đến mùa thu hoạc mới trả vốn. Hội nông dân huyện mở hơn 40 lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT thu hút hàng trăm hội viên tham gia. Đồng thời xây dựng 10 mô hình kiểu mẫu nuôi lợn đầu từ 30 con trở lên. Đến nay, Tân Kỳ đã trồng mới được hơn 20.000ha rừng, 18.000 ha mía, 1.000ha cao su, 1.500ha cam, 600ha cỏ voi, nuôi hơn 30.000 con trâu, bò và 50.000 con lợn. Xây dựng cũng cố được hơn 400 trang trại lớn nhỏ, thu nhập mỗi trang trại từ 60 triệu đồng đến 200 triệu đồng/ năm. Tổng nguồn thu từ sản xuất nông lâm nghệp, chăn nuôi mỗi năm đạt từ 6.000 đến 6.500 tỷ đồng, thu ngân sách đạt mỗi năm từ 100 ến 120 tỷ đồng. Năm 2019 và năm 2020, cả huyện đã giải quyết việc làm cho hơn 3.000 lao động, sản xuất phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, với mức thu nhập bình quân 30 – 35 triệu đồng người/ năm. Đến mùa xuân này, huyện đã có 15/21 xã đạt chuẩn nông thôn mới, với 19/19 tiêu chí. Hơn 80% hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, đưa độ che phủ xanh rừng đạt 50%, cao nhất tỉnh. Sau trứng gà sạch Nghĩa Hoàn và cam Tân Phú, hải sản phẩm là mật ong Nghĩa Bình, mật nứa Tân Hương được chon để tham gia vào chương trình OCOP của tỉnh. Thực hiện đề án mỗi xã một sản phẩm của tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến năm 2023, huyện Tân Kỳ chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế đồi rừng, căn cứ thế mạnh của mỗi vùng, miền để xây dựng một xã một sản phẩm. Với 21 xã có nhiều sản phẩm đặc thù địa phương, chương trình OCOP là hướng đi, chất xúc tác để nâng tầm đặc sản nông thôn huyện miền núi Tân Kỳ nói riêng và Nghệ An nói chung, nhằm cải thiện nguồn thu, từng bước giúp bà con các dân tộc, Tân Kỳ ổn định cuộc sống, xây dựng thành công huyện nông thôn mới.