Thứ hai, 23/12/2024, 12:12

Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An: Thảo luận, trao đổi về việc phát triển cây Mắc ca.

Thứ năm - 16/06/2022 05:09 1.308 0
Sáng ngày 15/6/2022, Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An phối hợp với Hiệp hội Mắc ca Việt Nam tổ chức buổi làm việc thảo luận, trao đổi về việc phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An: Thảo luận, trao đổi về việc phát triển cây Mắc ca.
Thành phần tham dự làm việc có đại diện Lãnh đạo Sở, các phòng và đơn vị chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT: Phòng Kế hoạch Tài chính, Quản lý Kỹ thuật và KHCN; Chi cục Kiểm Lâm, Chi cục Trồng trọt và BVTV, Trung tâm Khuyến nông; Đại diện các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Hội Nông dân tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Đại diện lãnh đạo UBND các huyện: Thanh Chương, Con Cuông, Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp; Đại diện Lãnh đạo Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Nghệ An.
Các đại biểu tham gia buổi làm việc đã được nghe báo cáo về thực trạng phát triển cây Mắc ca của tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, ý kiến phát biểu của các đại biểu đến từ các huyện trong tinh đã và đang trồng cây Mắc ca. Đặc biệt, có sự trao đổi chia sẻ thông tin từ Hiệp hội Mắc ca Việt Nam về tiềm năng, lợi ích và hiệu quả mang lại của việc phát triển trồng cây Mắc ca.
Mắc ca là một loại cây rừng, có sức sống mạnh mẽ, dễ trồng, phù hợp khí hậu nhiệt đới. Hạt mắc ca có giá trị sử dụng cao, có tới 90% lượng hạt mắc ca được dùng cho mục đích thực phẩm, bởi thành phần của hạt rất giàu vitamin A, Omega 3, Omega 6 và các chất dinh dưỡng khác, có lợi cho sức khỏe, giúp chống oxy hóa, giảm cân, giảm bệnh tim mạch… Mắc ca có thể chế biến thành nhiều sản phẩm đa dạng trong những ngành hàng khác nhau và có giá trị cao như thực phẩm, dầu ăn, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,… Ngoài ra, các bộ phận khác của quả mắc ca như vỏ cứng, vỏ mềm có thể dùng làm phân bón, chất đốt… Từ tiềm năng và lợi ích đem lại, ngày 16/11/2018, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT, quy định cây mắc ca là một trong 20 cây lâm nghiệp chiến lược, điều này tạo hành lang pháp lý vững chắc để phát triển các vườn giống chuẩn mực, tạo tiền đề quyết định cho việc phát triển vững mạnh ngành công nghiệp mắc ca của Việt Nam.
Chủ trì và kết luận buổi làm việc, đồng chí Võ Thị Nhung Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho rằng, cây Mắc ca đã được đưa vào tỉnh Nghệ An từ năm 2002, đến nay diện tích trồng cây Mắc ca có khoảng 103 ha được trồng ở các huyện Thanh Chương, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp dưới hình thức tập trung và phân tán. Tuy nhiên chưa có đánh giá một cách cụ thể chính xác về tiềm năng, lợi ích và hiệu quả của việc trồng cây Mắc ca đem lại, do đó trong thời gian tới Sở Nông nghiệp và PTNT và các Sở ngành liên quan của tỉnh Nghệ An sẽ phối hợp với Hiệp hội Mắc ca Việt Nam tiến hành xem xét, đánh giá lại một cách tổng thể từ quy hoạch vùng trồng đến công tác giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, hiệu quả kinh tế và thu hoạch, chế biến, bao tiêu sản phẩm để làm cơ sở tham mưu, xây dựng đề án phát triển trồng cây Mắc ca nhằm khai thác, phát huy tiềm năng lợi thế sẵn có của tỉnh Nghệ An./.

 
 
Hình ảnh buổi làm việc giữa Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An với đoàn công tác Hiệp Hội Mắc ca Việt Nam
Cao Tuấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
hh3-1.jpg hh7-1.jpg hh4-2.jpg hh1.jpg hh5-3.jpg hh2.jpg hh6-2.jpg z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg a2-9.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye mo-hinh-buoi-1.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây