Thứ ba, 21/01/2025, 03:34

Xóa nghèo làm giàu từ rừng

Thứ ba - 15/06/2021 22:47 1.322 0
Diễn Châu (Nghệ An) là huyện có diện tích hơn 7.200  ha đồi núi thấp và 500 ha rừng ngập mặn bao quanh 9 xã ven biển và 7 xã vùng đồi núi. Trong đó 2 xã Diễn Lâm và Diễn Phú có diện tích đồi núi nhiều nhất huyện, mỗi xã từ 2.400 đến 2.600 ha.
Xóa nghèo làm giàu từ rừng
Đây là nguồn tài nguyên quý giá, có ý nghĩa đối với môi trường và mang lại đời sống ấm no cho bà con, cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Năm 2010, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Diễn Châu đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế đồi rừng.
Nghị quyết với mục tiêu được xác định rõ ràng, cụ thể trong giai đoạn 2010 – 2015, giai đoạn 2015 – 2015, giai đoạn 2015 – 2025, ngoài bảo vệ khoanh nuôi diện tích đồi núi hiện có, hàng năm huyện trồng từ 200 – 250 ha rừng tập trung, trồng thêm ít nhất 20 vạn cây phân tán. Trồng rừng sản xuất, làm nguyên liệu gỗ, lấy nhựa thông đạt từ 4.600 – 5000 ha. Huyện và các xã có rừng thực hiện có hiệu quả các chính sách, hổ trợ, khuyến khích phát triển rừng sản xuất, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng lâm nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng. Sản xuất, cung cấp nguyên liệu gỗ, thông nhựa cho ngành công nghiệp chế biến.
Phó chủ tịch UBND, phó ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (NTM) huyện Diễn Châu Phan Xuân Vinh cho biết: “Nghị quyết được triển khai tập trung 7 xã vùng đồi núi và 9 xã ven biển, nơi có nhiều diện tích đất lâm nghiệp, bãi ngang, hàng hóa chưa được phủ xanh. Cùng với công tác tuyên tuyền  cho lợi ích về sự cần thiết phủ xanh đất trống, trong đó phương án trồng cây phân tán, cây ăn quả dể triển khai và đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài nguồn vốn của các chương trình, dự án trồng rừng của Bộ Lâm Nghiệp PTNT, UBND tỉnh, mỗi năm huyện và các xã trích nguồn ngân sách từ 2 – 3 tỷ đồng để mua cây giống cung cấp cho người dân trồng, trả thù lao cho lực lượng dân quân bảo vệ tài nguyên rừng. Huyện chỉ đạo Phòng nông nghiệp, Hạt Kiểm Lâm, Trạm khuyến nông, các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân mở hàng chục lớp tập huấn, phòng cháy chữa cháy, kỷ thuật trồng cây trên đất dốc cho hộ nghèo, các chủ rừng vay vốn để trồng cây gây rừng, phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Đầu tư, tu bổ, nâng cấp, trồng cây chống sạt lở bao quanh 10 hồ đập, trong đó có Hồ Xuân Dương ở xã Diễn Phú, xây dựng từ năm 1930, phục vụ nước tưới cho 5 xã phía Nam huyện, với diện tích 850 ha lúa, màu. Năm 2016, Hồ Xuân Dương được UBND tỉnh và công ty thủy lợi Bắc Nghệ An đầu tư hơn 30 tỷ đồng để mở rộng nâng cao thân đập, xây dựng 5 km kênh bê tông dẫn nước. Nhân dân và Hội CCB, Cựu quân nhân xã Diễn Phú khoan nuôi trồng mới hơn 1000 ha cây thông, nhựa bạch đàn bao quanh hồ. Làm điểm du lịch sinh thái, thu hút khách thập phương. Đã có 21 loài chim cò, bò sát ngoài biển vào trú ngụ sinh sôi. Các xã Diễn Lâm, diễn Lợi, Diễn Trung, Diễn An huy động hàng ngàn đoàn viên thanh niên, Hội viên CCB, Cựu quân nhân tiến quân lên đồi núi khai phá đất hoang để trồng rừng tập trung, đào băng cản lửa, lập chồi canh lửa rừng. Chỉ tính 3 xã Diễn Phú, Diễn Lâm, Diễn An đào mỗi xã 20 km đường băng cản lửa, dựng từ 2 – 3 chòi canh lửa rừng. Cả 7 xã có rừng thành lập mỗi xã  một trung đội dân quân cơ động ngày đêm tuần tra không cho kẻ xấu vào rừng đốt ong lấy mật, khai thác vận chuyển lâm sản trái phép. Hạt kiểm lâm huyện cử cán bộ về bám địa bàn, hướng dẫn nhân dân phòng chống cháy rừng, làm kinh tế trang trại, tổ chức ký cam kết giữa chủ rừng với với UBND xã về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ tài nguyên rừng. Các xã mua sắm đầy đủ dụng cụ PCCC như xô, tẹc đựng nước, dao phát cây, la bàn, ống nhòm, vòi phun nước. Hội CCB các xã có rừng tham mưu với UBND cho hội viên có tiềm lực kinh tế, am hiểu nghề rừng nhận khoanh nuôi, trồng mới, phát triển kinh tế trang trại. Đồng thời phối hợp chặt chẻ với cán bộ Kiểm Lâm, Trạm khuyến noog đăng ký trồng thông nhựa, kéo lai trên diện tích đồi rừng được giao, chuyển giao tiên bộ khoa học kỷ thuật về trồng cây trên đất dốc, cây ăn quả ở vườn đồi, vườn nhà, nuôi bò, dê, gà thả đồi dưới tán cây rừng.
Các xã Diễn Phú, Diễn An, Diễn Lợi, huyện Diễn Châu huy động hang nghìn người ra quân PCCC, bảo vệ rừng
Ông Trương Hoạch ở xã Diễn Phú nói “Được giao đất, giao đồi, vay vốn  ngân hàng, cùng với kỷ thuật trồng, chăm sóc cây, tôi mạnh dạn đầu tư công sức, tiền của mở trang trại theo mô hình VACR khép kín.Qua 6 năm mệt mòi chống chọi với thời tiết khắc nghiệt tôi đã làm nên trang trại trù phú, với hơn 40 ha thông nhựa, bạch đàn, keo tai tượng, nuôi hàng chục con trau bò, dê. Năm thứ 5, tôi đã có thu nhập hơn 100 trệu đồng”. Chủ tịch UBND xã Diễn Trung Trần Văn Dung bộc bạch: “Toàn xã có 160 ha đồi núi trãi dài từ Đền Cuông (Thờ Vua Thục An Dương Vương), người có công từ hồi bình minh dựng nước, kéo dài đến cửa Hiền, ngày xưa Vua Thục và nàng công Chúa Mỹ Châu thường đến Cửa Hiền để tắm biển, dạo chơi trên bãi cát vàng, có những tảng đá lô nhô bên mép nước. Nhận thấy Cửa Hiền là nơi du lịch sinh thái hấp dẫn du khách Đảng ủy, UBND xã giao cho hội CCB, Hội Cựu quân nhân và những hộ có tiềm lực kinh tế, am hiểu ngành du lịch đảm nhận, khoanh nuôi trồng mới phủ xanh đất trống đồi trọc, phát triển kinh tế trang trại để nuôi tôm, gà, cua chế biến các mặt hàng hải sản, nông sản phục vụ du khách. Hiện, du lịch Cửa Hiền đã được hình thành trên vẻ nguyên sơ, với những nhà hàng mái lá ngay sát mép nước biển. Bên cạnh đó là những đầm tôm, tạo nên một cảnh đẹp trù phú cho vùng đất này. Du khách đến với Diễn Trung bên cạnh thăm viếng Đề Cuông, Núi Mộ Dạ, Cửa Hiền cũng sẽ được trãi nghiệm tìm hiển cách nuôi tôm  biển, nuôi bà vàng, gà thả đồi của những người lính về làng nơi đây. Hiện toàn xã có 60 hội viên CCb nuôi tôm, trồng rừng giỏi. Tiêu biểu là CCB Hồ Văn Sáu, nuôi 2 ha tôm, Nguyễn Phi Luận trồng hơn 24 ha rừng. Hiệu quả làm du lịch sinh thái cửa Hiền đem lại là rất lớn, không những tạo việc làm cho 200 lao động, mà còn đem lại nguồn thu từ kinh tế trang trại, các mặt hàng hải sản hàng chục tỷ đồng.
Lên thăm xã miền núi Diễn Lâm, chúng tôi rất vui bởi sau khi quy hoạch, khoanh nuôi, bảo vệ 2.400 ha đồi rừng đã có hơn 400 hộ nhận đất, nhận đồi để trồng cây gây rừng, phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Nhà ít thì trồng 3 – 5 ha rừng, nhiều từ 30 – 50 ha. Mới đây ông Lê Thanh Thản, người con của quê hương, tổng giám đốc Tập đoàn Mường Thanh lập dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Mường Thanh – Diễn Lâm, với diện tích 300ha, số vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng. Công trình trở thành điểm nhấn du lịch sinh thái cho ngành du lịch tỉnh Nghệ An, mỗi năm đón hơn 10.000 du khách đến tham quan nghĩ dưỡng, nghỉ mát, tạo việc làm cho hơn 100 lao động tại địa phương.
Cả 9 xã ven biển Diễn Châu đều giao cho bà con ngư dân và hội viên CCB, cựu quân nhân trồng mới hàng vạn cây sú, Vẹt, Bần, Phi lau, vừa làm bức tường chắn sóng, vừa tạo màu xanh bảo vệ môi trường, làm nơi neo đậu cho hơn 1.500 tàu thuyền. Nhiều gia đình và hội viên CCB các xã Diễn Kim, Diễn Bích, Diễn Hải kết hợp trồng rừng ngập mặn, với việc tạo thành hang động, ao đầm để tôm, cua theo nước thủy triều vào trú ngụ, sinh sôi, mỗi năm thu hàng chục tấn tôm , cua tự nhiên. Như lời cán bộ kiểm Lâm Diễn Châu hướng dẫn thì keo lai, cải tạo môi trường sinh thái tốt, đồng thời phù hợp với sản xuất chế biến gỗ nhỏ, gỗ nguyên liệu cho ngành công nghiệp, chế biến bột giấy, gỗ ván dăm. Cây thông trồng để lấy nhựa cung ứng cho các nhà máy. Còn cây sú, cây bần, cây vẹt vừa để chống sạt lở, vừa để làm nơi tôm, cua từ biển vào trú ngũ sinh sôi. Từ lợi ích đó, hơn 20 năm qua, với phong trào trồng cây theo lời Bác Hồ dạy, toàn huyện đã phủ xanh hơn 7.200 ha đồi núi trọc, trồng cây ven biển với diện tích 450ha, xây dựng  450 trang trại lớn nhỏ, có thu nhập từ 80 triệu đồng đến 200 triệu đồng/ trại/năm. Đó là chưa kể nuôi hơn 2.500 ha con bò vàng, hàng nghìn con dê, hàng vạn con gà đồi, xây dựng  được hơn 1.600 vườn đồi, vườn nhà để trồng cây ăn quả, chăn nuôi gà dưới tán cây. Nhân dân 7 xã có rừng cùng với Hội CCB, cựu quân nhân tận dụng đất bãi ven đồi núi, khe suối trồng 1.500 ha sắn, ngô, lạc, đậu đỗ các loại. Đó là chưa kể mỗi năm khai thác hàng nghìn m3 gổ củi, hàng trăm tấn nhựa thông. Kinh tế rừng đã chiếm 60% tổng giá trị thu nhập của bà con ở 7 xã vùng đồi núi. Chỉ cần 1 năm nuôi một con bò, bán với giá 20 – 25 triệu đồng cũng đủ tiền để đóng góp cho con ăn học quanh năm. Đến nay, đã có hơn 3000 hộ ở 7 xã có rừng thoát nghèo, giàu lên nhờ trồng rừng, phát triển kinh tế trang trại, gia trại theo mô hình VACR.
Nhìn những cánh rừng thông, bạch đàn, keo lai đang phủ một màu xanh mướt trên những đồi núi lô nhô hình bát úp, ở huyện Diễn Châu, chúng tôi tin rằng, nghị quyết  phát triển kinh tế đồi rừng ở huyện Diễn Châu, có sự tham gia rộng rãi của các chủ rừng, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội vào hoạt động sản xuất lâm nghiệp sẽ đóng góp ngày cùng lớn vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thát, bảo tồn đa dạng hóa sinh học. Đồi rừng trở thành hình cánh cung chống sói mòn sạt lở đất, bảo vệ hơn 13.000 ha lúa, màu của huyện, góp phần đắc lực trong công cuộc xói đói giảm nghèo, cải thiện và  nâng cao đời sống vật chất tinh thần của hơn 10 vạn người dân có rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Diễn Châu, với mức thu nhập bình quân 46 triệu đồng/người/năm. Đến tháng 4/2021, đã có 5 xã Diễn Lâm, Diễn Phú, Diễn An, Diễn thắng, Diễn Lợi đạt chuẩn nông thôn mới. Các xã vùng đồi khác như Diễn trung, Diễn Đoài đạt từ 16 – 17 tiêu chí.
Bài và ảnh: Lê Hoài Thung - nguồn TSKN
                                       

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
35.jpg 36.jpg 34-2.jpg a123.jpg a125-1.jpg 02.png 06.png 09.png 05-2.png 04.png 07-2.png a22.jpeg a23-1.png 12.jpg 14-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây