Thứ hai, 23/12/2024, 21:07

Đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản mặn lợ góp phần phát triển một cách bền vững Bài, ảnh:  Nguyễn Hải

Thứ ba - 12/01/2021 02:44 894 0
Nghệ An Sau những thắng lợi có phần may mắn của mô hình nuôi “độc canh”, gần đây con tôm nuôi luôn gặp rủi ro do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và dịch bệnh. Vì lý do trên, năm nay nông dân một số huyện bước đầu đã chuyển hướng đầu tư, đa dạng hoá đối tượng nuôi thả, đã mang lại thắng lợi cả về sản lượng và giá trị thu nhập.
Đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản mặn lợ góp phần phát triển một cách bền vững Bài, ảnh:  Nguyễn Hải

Với ý định tìm hiểu rõ hiệu quả về hướng đi mới này, cùng với cán bộ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Diễn Châu, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi trồng thủy sản (NTTS) của anh Hùng Văn Tiến, xã Diễn Vạn.

Điều ngạc nhiên đầu tiên là trong khi nhiều người dân Diễn Châu vẫn lấy con tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi chính, thì mấy năm nay anh Tiến lại lựa chọn hướng đi riêng cho mình là đầu tư nuôi Cua thương phẩm. Lúc chúng tôi đến đã gần 17 h chiều nhưng anh vẫn cần mẫn với những công việc, bơm nước, kiểm tra độ mặn, cho cua ăn và theo dõi sự sinh trưởng phát triển của Cua. 
 Tạm dừng công việc, tiếp chúng tôi, anh tâm sự: “Bao năm nay tôi quá thấm thía sự “được - mất” từ nuôi con tôm sú, tôm thẻ chân trắng  nên quyết định chuyển sang nuôi Cua thương phẩm. Cua có ưu điểm: thời gian nuôi ngắn từ 60 đến 90 ngày cho thu hoạch (tùy kích cỡ cua giống), ít rủi ro và cơ bản là nguồn cua giống tư nhiên và thức ăn cho cua lại có sẵn tại địa phương. Tuy nhiên cái khó là nguồn vốn đầu tư lớn, người nuôi phải nắm chắc kỹ thuật, thực hiện tốt việc cải tạo ao đầm và phòng tránh dịch bệnh.
Anh Tiến cho biết thêm: gia đình có 0,5 ha đầm, những năm trước nuôi 2 vụ, hầu hết đều thất bại, ít thì 10, 20 triệu. Năm nay, hai vợ chồng quyết định đầu tư cải tạo ao nuôi cua. Kết quả là trên diện tích 0,5 ha ao nuôi, thả 5.000 con cua giống, cỡ giống thả bình quân 40 con/kg, thức ăn cho cua chủ yếu là cá tạp. Sau 3 tháng nuôi, với tỷ lệ sống đạt 60%, cỡ cua đạt 0,2 - 0,3 kg/con, cho sản lượng cua thương phẩm là 750 kg,  giá bán tại ao 320 ngàn đồng/kg, gia đình anh đã thu về 240 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí cua giống 5.000 con, giá bình quân 8.000 đông/con là 40 triệu đồng; cá tạp làm thức ăn cho cua 3.700 kg với giá bình quân 5.000 đồng/kg, hết gần 19 triệu đồng; chi khác 5 triệu đồng. Gia đình anh đã thu lãi ròng 179 triệu đồng.
Không chỉ riêng anh Tiến, năm nay gia đình ông Lê Anh Tuấn (xóm 4, xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc) cũng với diện tích 0,5 ha ao nuôi, thả 5.000 con cua giống, cỡ giống thả bình quân 30 con/kg, thức ăn cho cua chủ yếu là cá tạp. Sau gần 3 tháng nuôi, với tỷ lệ sống đạt 60%, cỡ cua đạt bình quân 0,3 kg/con, cho sản lượng cua thương phẩm là 900 kg,  giá bán tại ao 320 ngàn đồng/kg, hộ đã thu về 288 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí cua giống 5.000 con, giá bình quân 8.000 đông/con là 40 triệu đồng; cá tạp làm thức ăn cho cua 4.000 kg với giá bình quân 6.000 đồng/kg, hết gần 24 triệu đồng; chi khác 6 triệu đồng. Gia đình anh đã thu lãi ròng 218 triệu đồng.
Nhiều hộ dân NTTS mặn lở bên cạnh việc lựa chọn con Cua là đối tượng nuôi thả đã mở rộng hình thức nuôi ngao, cá vược, cá song, cá bớp, cá chim trắng vây vàng… để tăng thu nhập, giảm bớt rủi ro. Trong số 1.553 ha ao, đầm NTTS nước lợ toàn tỉnh đã có đến 151 ha nuôi ngao,  58,5 ha nuôi cá, 19 ha nuôi cua, một điều ít thấy ở những năm trước. Ðáng lưu ý là số diện tích nuôi các đối tượng mới này, chủ yếu ở các địa phương có vùng ao, đầm nuôi tôm kém hiệu quả như: Xã Nghi Hợp (Nghi lộc), Quỳnh Long, Quỳnh Thuận (Quỳnh lưu), Diễn Vạn (Diễn Châu), Hưng hòa Thành phố Vinh.
Trao đổi thêm một số người dân, chúng tôi được biết vụ 1 nuôi năm 2020, thủy sản Nghệ an gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết thay đổi bất thường, dịch bệnh tôm diễn biến khá phức tạp, nên có nhiều hộ nuôi tôm lao đao vì nợ. Các mô hình nuôi ngao, cá vược, cá song, cá bớp và cá chim trắng vây vàng… là sự lựa chọn thích hợp, giúp nông dân gỡ gạc được phần nào thất bại, theo tính toán của một số hộ dân thì nuôi cá vược, cá chim trắng vây vàng, cua thu lãi từ 150 đến 200 triệu đồng/ha là khá chắc chắn. Mặt khác, chính việc luân canh nhiều đối tượng nuôi trên một diện tích giúp cải thiện môi trường ao nuôi tốt hơn.
          Tuy nhiên để phát triển nuôi những đối tượng này một cách bền vững, tỉnh cần có quy hoạch cụ thể cho vùng nuôi, chủ động được con giống cả về số lượng và chất lượng bởi hiện tại giá cua giống thu gom tự nhiên loại 30 đến 40 con/kg ở mức 10 đến 12 ngàn đồng/con; giá giống cá vược, chim trắng vây vàng, bống bớp giao động từ 1.500 đến 2.000 đồng cho 1 (cm). Xây dựng một số mô hình trình diễn để đúc rút bài học kinh nghiệm nhân ra diện rộng và thực tế chứng minh muốn phát triển nuôi một cách bền vững cần phải đa dạng hóa đối tượng nuôi.

 
(Anh Huỳnh Văn Tiến, xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu kiểm tra tốc độ tăng trưởng cua nuôi)
Nguyễn Hải - nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
hh3-1.jpg hh7-1.jpg hh4-2.jpg hh1.jpg hh5-3.jpg hh2.jpg hh6-2.jpg z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg a2-9.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye mo-hinh-buoi-1.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây