Thứ bảy, 23/11/2024, 07:40

Hiệu quả mô hình nuôi thương phẩm cá Hồng Mỹ trong ao/hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm

Thứ ba - 19/01/2021 21:08 1.199 0
Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện biến đổi khí hậu đã gây không ít trở ngại cho người nuôi thủy sản đặc biệt là nuôi tôm, một số vùng nuôi tôm thường xuyên xảy ra dịch bệnh, kém hiệu quả.
Hiệu quả mô hình nuôi thương phẩm cá Hồng Mỹ trong ao/hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm
Nguyên nhân chủ yếu là do ao nuôi lâu năm cùng với sự thâm canh quá mức làm cho môi trường bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng, sự phát triển không đồng bộ, không tuân thủ quy hoạch việc sử dụng hóa chất bừa bãi dẫn đến dịch bệnh ngày càng nhiều. Để kiểm soát được tác động của môi trường đến nghề nuôi thủy sản mặn lợ, thời gian gần đây một số diện tích nuôi tôm, người nuôi đã chuyển đổi sang nuôi ốc hương, cá mú, cá vược… nhưng cũng chưa khẳng định được hiệu quả đêm lại. Để ứng phó với những diễn biến phức tạp về dịch bệnh, môi trường ao nuôi, đặc biệt là sử dụng và khai thác các diện tích ao nuôi tôm kém hiệu quả thì việc triển khai nuôi các đối tượng mới, trong đó có đối tượng nuôi là cá Hồng Mỹ đang bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con.
Năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Hồng Mỹ trong ao/hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm” tại xã Quỳnh Lộc, Thị xã Hoàng Mai, với quy mô 01 ha tại 5 hộ tham gia mô hình. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 50% con giống, 50% thức ăn và được hỗ trợ kỹ thuật nuôi trong suốt quá trình triển khai. Sau gần 8 tháng nuôi trọng lượng cá ước đạt 850g/con, tỷ lệ sống ước đạt 80%, năng suất ước đạt 9,6 tấn/ha, với giá bán tại thời điểm hiện tại là 80.000 đồng/kg. Tổng mô hình thu được 760 triệu đồng, Sau khi trừ chi phí thức ăn, con giống, thuốc, chế phẩm sinh học…, mô hình cho lợi nhuận trên 100 triệu đồng/1ha.
Từ hiệu quả của mô hình cho thấy nuôi cá Hồng Mỹ trước hết tận dụng được các ao, nhất là các ao bỏ hoang, các ao nuôi tôm kém hiệu quả hoặc những ao nuôi thường xuyên bị dịch bệnh chuyển sang nuôi cá Hồng Mỹ. Bởi vì Cá Hồng Mỹ là đối tượng dễ nuôi, có khả năng thích nghi tốt với các điều kiện môi trường và với các loại thức ăn đặc biệt là thức ăn công nghiệp dạng viên. Mặc khác, việc sử dụng thức ăn công nghiệp để thay thế thức ăn cá tạp trong nuôi thương phẩm cá Hồng Mỹ giúp người dân chủ động trong tìm kiếm thức ăn, giảm áp lực đối với việc khai thác nguồn cá nhỏ để làm thức ăn cho cá, giảm thiểu ô nhiễm đáy ao nuôi giữ được môi trường ao nuôi sạch, hướng tới mô hình nuôi bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.Tuy nhiên, cá Hồng Mỹ cần nhiều ôxy nên phải lưu ý sử dụng một số thiết bị như quạt nước, chạy sục khí để luôn luôn đảm bảo hàm lượng ôxy cho cá trong quá trình nuôi.
Mô hình “Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Hồng Mỹ trong ao/hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm” đã góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường và dịch bệnh, mở ra hướng phát triển mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, cũng như làm cho người nuôi thay đổi tư duy về nuôi trồng thủy sản bền vững, từ đó nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Vũ Thị Vinh - nguồn TSKN

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây