Thứ ba, 03/12/2024, 12:30

Phó Chủ tịch UBND tỉnh gợi mở phát triển kinh tế từ nuôi biển

Thứ sáu - 05/01/2024 04:51 1.878 0
Giảm khai thác hải sản từ tự nhiên, tăng nuôi trồng thủy sản trên biển (nuôi biển) là hướng đi tất yếu bền vững. Nghệ An có đường bờ biển dài 82km, diện tích vùng biển lớn, do đó, vấn đề phát triển kinh tế từ nuôi biển cần được quan tâm. 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh gợi mở phát triển kinh tế từ nuôi biển
bna-1-2426.jpg
Đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ dẫn đầu thăm cơ sở sản xuất lồng nhựa HDPE. Ảnh: Thanh Phúc

Sáng 5/1, đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi Cục Thuỷ sản và Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã đi kiểm tra thực tế một số mô hình phát triển kinh tế thuỷ sản tại các địa phương: Nghi Lộc, Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai.

Tại xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ và đoàn công tác đã thăm và kiểm tra mô hình sản xuất lồng nuôi cá bằng nhựa HDPE của Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Công nghệ nuôi trồng thuỷ sản Nghệ An.

Thông qua việc thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm cấp quốc gia: “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất lồng nuôi cá bằng vật liệu nhựa HDPE nhằm thay thế sản phẩm lồng nuôi cá truyền thống và phát triển nghề nuôi cá lồng của Việt Nam”, Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Công nghệ nuôi trồng thuỷ sản Nghệ An đã hoàn thiện dây chuyền sản xuất phụ kiện lồng nuôi cá bằng nhựa HDPE công suất 500 lồng/năm.

bna-2-9794.jpg
Kết cấu lồng phù hợp với các loại hình thủy vực, giảm thiểu chi phí nhập khẩu và vận chuyển. Ảnh: Thanh Phúc

Hiện nay, sản phẩm của dự án đã được cung cấp cho nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước như: Kiên Giang, Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hòa Bình… cũng như các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước.

Việc áp dụng kết quả của dự án vào sản xuất, giúp tối ưu hóa kết cấu lồng phù hợp với các loại hình thủy vực, giảm thiểu chi phí nhập khẩu và vận chuyển. Bên cạnh đó, lồng nuôi có độ bền lên tới 40 - 50 năm, đã góp phần hạn chế nạn chặt phá rừng lấy gỗ, tre, nứa để làm lồng truyền thống. Đặc biệt, dự án tạo ra sản phẩm lồng nuôi cá có khả năng chống chịu được với thiên tai, giúp ngư dân và doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản an tâm vươn ra vùng biển ngoài khơi.

Tại đây, đoàn kiểm tra cũng đã thị sát thực tế tiềm năng vùng nuôi biển ở Nghi Yên, Nghi Thiết và Nghi Quang.

bna-6-2504.jpg
Nhiều ao tôm nhiễm mặn đã được nuôi thử nghiệm cá chim vây vàng. Ảnh: Thanh Phúc

Tại huyện Quỳnh Lưu, đoàn đã đến kiểm tra mô hình nuôi cá chim trắng vây vàng trên ao tôm ở xóm Hồng Phong (xã An Hoà). Theo đó, những năm gần đây, khi diện tích tôm nuôi bị nhiễm mặn nặng, dịch bệnh trên tôm phức tạp, đầu ra con tôm bấp bênh nên nhiều hộ bỏ hoang ao đầm.

Từ tháng 6/2023 đến nay, một số hộ nuôi tôm ở An Hoà đã nhập giống cá chim trắng vây vàng từ Nha Trang về nuôi thử nghiệm trong ao nuôi tôm. Đánh giá ban đầu cho thấy, cá sinh trưởng tốt, phù hợp với môi trường nuôi ở đây và có đầu ra khá ổn định.

bna-4-7199.jpg
Thăm mô hình nuôi cá mú trong ao tôm của hộ ông Nguyễn Hồng Cương. Ảnh: Thanh Phúc

Tại thị xã Hoàng Mai, đoàn đã đến thăm mô hình nuôi cá mú trong ao tôm của hộ ông Nguyễn Hồng Cương (xã Quỳnh Lập). Theo ông Cương cho biết, theo đánh giá ban đầu, cá mú là loại dễ nuôi, sạch bệnh và thức ăn tận dụng được từ nguồn cá vặt ngư dân khai thác được; chi phí đầu tư ít và là loại hải sản có giá trị kinh tế cao; đầu ra khá ổn định.

Tiếp đó, đoàn cũng đã đến thăm mô hình nuôi tôm công nghệ cao của anh Lê Duy Khánh ở phường Quỳnh Dị.

bna-5-2082.jpg
Thăm mô hình nuôi tôm công nghệ cao của anh Lê Duy Khánh (xã Quỳnh Lập). Ảnh: Thanh Phúc

Sau khi đi thăm, kiểm tra các mô hình, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao sự năng động, sáng tạo, nhạy bén của người dân các vùng nuôi trồng thuỷ sản. Đồng thời, lưu ý các địa phương vấn đề về liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm; chú trọng kết nối đầu ra cho các loại hải sản mới đưa vào nuôi thử nghiệm; đánh giá nghiêm túc hiệu quả của những loại nuôi mới, từ đó, tính toán việc nhân rộng, thay thế các diện tích nuôi tôm kém hiệu quả.

Mặt khác, tuyên truyền, vận động và nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao. Bởi, muốn nuôi tôm thành công trong giai đoạn này, phải áp dụng công nghệ cao không thể sử dụng cách nuôi truyền thống.

bna-3-1878.jpg
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, hiện nay, để nuôi tôm có hiệu quả thì phải áp dụng công nghệ tiên tiến thay thế cách nuôi truyền thống. Ảnh: Thanh Phúc

Đồng thời, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng gợi mở cho các địa phương về vấn đề khai thác tiềm năng, thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản trên biển.

                                                                Thanh Phúc - Báo Nghệ An
                                                                   Nguồn: baonghean.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây