Hiệu quả mô hình: Nuôi lươn quy trình khép kín theo tiêu chuẩn VietGAP

Chủ nhật - 04/02/2024 20:22 301 0
Lươn đồng là một đối tượng nuôi tiềm năng, sinh trưởng phát triển nhanh, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện nuôi của người dân Nghệ An nói chung và huyện Yên Thành nói riêng, có thể nuôi được ở nhiều vùng với nhiều hình thức nuôi khác nhau và phù hợp với trình độ kỹ thuật, điều kiện đầu tư của người dân địa phương, góp phần cải thiện nhu cầu dinh dưỡng, tạo ra sản phẩm hàng hoá có truy xuất nguồn gốc.
Hiệu quả mô hình: Nuôi lươn quy trình khép kín theo tiêu chuẩn VietGAP
Năm 2023 Trung tâm Khuyến nông Nghệ An phối hợp với Trung tâm DVNN huyện Yên Thành triển khai mô hình Nuôi Lươn quy trình khép kín theo tiêu chuẩn VietGAP tại hộ Ông Nguyễn Duy Thành, xóm 9, xã Văn Thành, huyện Yên Thành nhằm góp phần chủ động nguồn giống tại chỗ, cho giá thành rẻ, chất lượng tốt, truy xuất được nguồn gốc, thích nghi điều kiện địa phương cung cấp cho thị trường nuôi thủy sản trong tỉnh và các tỉnh lân cận để phát triển đối tượng đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Mô hình nuôi quy trình khép kín theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm bắt đầu từ nuôi vố Lươn bố mẹ sau 20 ngày thành thục sẽ tiến hành cho đẻ. Trứng Lươn sẽ nở sau 7 ngày, tiếp tục ương từ lươn bột lên hương trong thời gian 40 ngày chuyển sang ương lên giống và tiến hành nuôi lên thương phẩm. Như vậy sau thời gian 10 tháng nuôi từ bố mẹ lên thương phẩm cỡ lên sẽ đạt từ 100 - 150g/con. Hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ 50% gióng lươn bố mẹ 50% thức ăn để nuôi lươn thương phẩm và được hỗ trợ kỹ thuật trong suốt quá trình thực hiện.
Sau 10 tháng triển khai theo dõi mô hình kết quả đạt được là đã tiến hành thu được 16 đợt trứng, tổng số trứng thu được khoảng 100 - 120 nghìn trứng, tỷ lệ ấp trứng đạt trung bình đạt 70%, tỷ lệ ương lên lươn giống đạt 75% thu được khoảng 50.000 con lươn giống. Số lượng lươn giống trên đã bán ra thị trường 30.000 con với giá bán 450 đồng/con thu được 135 triệu đồng còn lại 20.000 con đưa vào nuôi thương phẩm, sau 8 tháng nuôi từ lươn bột lươn lên đạt kích cỡ 100 – 150 gram/con với giá bán lươn thương phẩm 200.000 đồng/kg thu được 240 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí con giống, thức ăn, nhân công, năng lượng, khấu hao ao bể… Mô hình cho lợi nhuận trên 100 triệu đồng
Như vậy để sinh sản lươn giống và nuôi thương phẩm thành công phải áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:
Đối với sinh sản nhân tạo: Nguồn lươn bố mẹ phải mua từ các cơ sở có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng ở các nơi khác nhau để không gây ra hiện tượng cận huyết. Phải chọn lươn bố mẹ đã thành thục da bụng lươn cái mỏng, bụng hơi phình to do buồng trứng phát triển, lỗ sinh dục hơi dẹt và hồng và có trọng lượng từ 30 - 100g là tốt nhất. Sử dụng nước muối 5% hoặc thuốc tím 1 – 2g/m3 tắm cho lươn trong 30 phút để loại bỏ nấm và ký sinh trùng, tiếp tục ngâm vitamim C 5 – 10g/m3 trước khi thả vào bể. Mật độ thả là 8 - 10 con/m2, không bố trí quá dày vì khi sinh sản lươn quậy ổ sẽ làm sụp đất. Thức ăn cho vào sàn ăn đặt vào vị trí cố định, sau khi cho lươn bố mẹ ăn khoảng 2 giờ, kiểm tra lượng thức ăn trong sàn ăn, nếu còn dư nên vớt bỏ để tránh ô nhiễm nguồn nước.
Đối với nuôi lươn thương phẩm: Sử dụng thức ăn viên công nghiệp có hàm lượng đạm ≥ 40%, thức ăn không nhiễm nấm móc và còn hạn sử dụng. Định kỳ 1 tháng/1 lần hoặc thấy lươn phân đàn, kích cỡ không đều ta tiến hành phân cỡ lươn, tránh tình trạng lươn sẽ ăn lẫn nhau. Trước khi phân cỡ cho lươn nhịn ăn 1 ngày, dùng sàn trơn láng hoặc vợt để phân loại cỡ lươn tránh dùng tay bắt lươn. Định kỳ 1 tuần/lần trộn vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho lươn. Nếu thời tiết thay đổi đột ngột nắng nóng hoặc mưa kéo dài thì nên trộn 2 lần/tuần.
Thành công từ mô hình sẽ tạo điều kiện cho người dân trong vùng được sử dụng nguồn giống tại địa phương có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện địa phương, giá thành rẻ hơn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi với những hộ dân có ít đất sản xuất, biết tận dụng thời gian nhàn rỗi để tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất. Đây là mô hình sản xuất hiệu quả cần được nhân rộng để giúp nhiều hộ nông dân tăng thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình và vươn lên ổn định cuộc sống.

 

Khu vực nuôi vỗ lươn bố mẹ
Khu vực ấp trứng
Khu vực ương lươn giống
                                    Bể nuôi lươn thương phẩm
Vũ Thị Vinh, nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg rau-thom-2.jpg a1-5.jpg a7-6.jpg a1-4.jpg a8-6.jpg a4.jpg a5-3.jpg a6-4.jpg a2-3.jpg a12-3.jpg Nam-Nghia-1.jpg a8-2.jpg a9-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây