Cá lăng thương phẩm: Đối tượng nuôi mới cho người dân vùng cao

Thứ năm - 01/02/2024 20:55 281 0
Mô hình nuôi cá Lăng trên địa bàn huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An đã cho kết quả khả quan, góp phần đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt, khai phá tiềm năng, đem lại giá trị kinh tế cao.
Cá lăng thương phẩm: Đối tượng nuôi mới cho người dân vùng cao
          Nguồn giống phong phú, chất lượng.
          Giống cá lăng có giá nhập khẩu rất cao. Việc vận chuyển giống xa làm cho chất lượng con giống yếu, hao hụt nhiều. Khắc phục tình trạng đó, trong những năm gần đây có nhiều đơn vị đã nghiên cứu để sản xuất giống loài cá này nhằm chủ động và hạ giá thành sản xuất. Hiện nay, nguồn giống trong nước đáp ứng tương đối cho nhu cầu nuôi thương phẩm cá lăng trong nước. Hơn nữa, chất lượng giống tốt, khỏe mạnh, thích nghi tốt với môi trường nuôi, tỷ lệ sống cao hơn. Ưu điểm là loài cá da trơn có thể sinh sống và phát triển tốt ở tầng đáy, nhiều phù sa, nước chảy chậm và tĩnh lặng. Trước những ưu việt nói trên, có thể nói cá lăng là một giải pháp rất hiệu quả để thay thế các đối tượng nuôi như mè, trôi, trắm, chép, rô phi hiện nay. Đây chính là cơ sở để người dân vùng cao có thể đưa đối tượng này vào thay thế, nhân rộng trong thời gian tới. 
Đầu năm 2023, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Nghệ An, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Kỳ Sơn triển khai mô hình nuôi cá lăng thương phẩm trong ao tại bản Cánh xã Tà Cạ. Với quy mô thử nghiệm tại 10 hộ nuôi trên tổng diện tích 0,5 ha, kinh phí hơn 173 triệu đồng, sau 8 tháng nuôi cho thấy, tỷ lệ cá sống khỏe, tăng trưởng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ những vùng. Là một trong 10 hộ được chọn nuôi mô hình, Ông La Văn Phúc ở bản Cánh, xã Tà Cạ, cho biết, gia đình ông nuôi cá lăng trên diện tích 500m2  /ao. Sau 8 tháng nuôi với nguồn giống và thức ăn, kỹ thuật chăm sóc được hỗ trợ miễn phí, cá đã đạt trọng lượng 1 - 1,5 kg. Với trọng lượng cá như hiện nay gia đình tôi cũng bắt đầu có bán ra thị trường. Nếu nuôi đủ 10 tháng thì trọng lượng cá đạt từ 1,5 -3 kg/con, giá bán từ 150.000đ /1kg tùy trọng lượng” - ông Phúc cho biết thêm: Nhờ thực hiện đúng quy trình thả nuôi nên hầu hết các mô hình nuôi đều cho thấy cá lăng có sức sinh trưởng nhanh, rất phù hợp để nuôi ở môi trường nước ngọt đối với vùng cao. Ngoài việc tuân thủ tốt các khâu kỹ thuật, xử lý môi trường trước và trong khi nuôi, thì người nuôi nên sử dụng bằng thức ăn công nghiệp để tăng hiệu quả năng suất, giảm mức độ ô nhiễm môi trường và hạn chế một số bệnh cho cá.
Ông Tạ Quang Sáng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An chia sẻ: Từ thành công bước đầu của mô hình nuôi cá lăng thương phẩm trong ao tại xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn cho thấy, việc nhân rộng đối tượng nuôi này sẽ được triển khai cho các huyện miền núi trong thời gian tới là điều hết sức cần thiết. Đối tượng nuôi mới này có thể sẽ thay thế một số đối tượng nuôi trước đây tại vùng cao. Việc đa dạng hoá đối tượng nuôi mới trong thời gian tới sẽ là nhiệm vụ chính của Trung tâm Khuyến nông nhằm giúp người dân có nhiều lựa chọn. Từ đó, tạo ra hướng đi mới vững chắc hơn và phát huy tối đa hiệu quả kinh tế của đối tượng nuôi này, đồng thời sẽ góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở các huyện vùng cao Nghệ An./.
         
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ NN huyện Kỳ Sơn kiểm tra mô hình cá Lăng tại xã Tà Cạ
Lệ Hăng - nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg rau-thom-2.jpg a1-5.jpg a7-6.jpg a1-4.jpg a8-6.jpg a4.jpg a5-3.jpg a6-4.jpg a2-3.jpg a12-3.jpg Nam-Nghia-1.jpg a8-2.jpg a9-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây