Thứ năm, 26/12/2024, 15:42

Quỳnh Hưng:  Mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong ao, sử dụng hệ thống quạt nước

Thứ năm - 31/10/2019 21:47 1.612 0
Những năm gần đây nhiều hộ dân trên địa bàn xã Quỳnh Hưng Huyện Quỳnh Lưu đã mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi giống cây trồng - vật nuôi phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng địa phương, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, qua đó góp phần ổn định đời sống cho người nông dân. Mô hình nuôi cá lóc (Ophiocephalus striatus) thương phẩm trong ao, sử dụng hệ thống quạt nước của các hộ chăn nuôi ở xã Quỳnh Hưng- Quỳnh Lưu là một điển hình.
Quỳnh Hưng:  Mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong ao, sử dụng hệ thống quạt nước

Là một trong những hộ đầu tiên đưa hệ thống quạt nước về áp dụng cho ao nuôi cá của mình vào đầu năm 2019. Theo anh Bùi Văn Thỏa  xóm 11 - xã Quỳnh Hưng  là người có hơn 5 năm nuôi cá lóc cho biết: Thời gian đầu vợ chồng anh nuôi cá lóc trong ao với mật độ thấp, thức ăn tận dụng từ nguồn phế phẩm nông nghiệp nhưng hiệu quả mang lại không cao. Đầu năm 2019 anh bắt đầu chuyển sang nuôi cá lóc thương phẩm thâm canh với diện tích 2.000m2, mật độ thả 60 con/m2.

         
Mô hình nuôi cá lóc thâm canh hộ anh Bùi Văn Thỏa  xóm 11 - xã Quỳnh Hưng 
Theo chia sẻ của anh, năm 2018, cá lóc thương phẩm bắt đầu tăng giá trở lại, anh đưa vào nuôi với diện tích 2.000m2, mật độ thả 30 con/m2, anh đã thả 60.000 con cá lóc giống. Với tỷ lệ sống 60%, qua 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng trung bình 500- 700g/con  thu được 21,6 tấn cá, với giá bán 50.000đ/kg cá anh thu về 1.08 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoảng chi phí mua cá giống, thức ăn, thuê nhân công….. lãi 300 triệu đồng
          Với kinh nghiệm nhiều năm nuôi cá lóc của anh Bùi Văn Thỏa, nếu muốn cho cá đạt trọng lượng cao, hạn chế tỷ lệ hao hụt, người nuôi cá lóc phải biết cách quản lý nguồn nước cho tốt,  cho nước ra vào ao thường xuyên; lúc cá còn nhỏ lượng nước vào ao ít, thời gian sau cá càng lớn thì lượng nước vào càng nhiều. Khâu quan trọng nhất là quản lý chất lượng nước trong ao nuôi, ngoài việc định kỳ xử lý nước bằng các chế phẩm sinh học thì khoảng 15 ngày si phông xử lý tạp chất dưới đáy ao một lần. Nếu như không xử lý tạp chất trong ao, cá nuôi thải ra lượng phân rất lớn, sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, khả năng nhiễm bệnh của cá rất cao. Ngoài việc định kỳ xử lý nguồn nước bằng si phong đáy và chế phẩm sinh học, điều quan trọng nữa là phải biết cách lựa chọn thức ăn, nên cho cá ăn theo từng giai đoạn, nhất là giai đoạn cá lớn, thức ăn phải có độ đạm cao, cho ăn định kỳ mỗi ngày 2 lần sáng sớm và chiều mát, ngoài ra còn bổ sung Vitamin C để cá tăng sức đề kháng, phát triển tốt.
          Thời gian gần đây, do tình hình thời tiết nóng bức nên lượng nước trong ao nóng, dẫn đến tình trạng thiếu ôxy trong nước, nhất là lượng chất thải của cá sinh ra cũng rất lớn, nhu cầu ôxy cho việc phân hủy các chất thải cũng tăng lên nên mầm bệnh trên cá xảy ra càng nhiều, gây ô nhiễm nguồn nước, tỷ lệ hao hụt càng cao; đặc biệt là đối với hộ nuôi cá thâm canh, với mật độ nuôi lớn như hộ anh  Bùi Văn Thoả.  Để khắc phục tình trạng nguồn nước trong ao, vợ chồng anh  tìm đặt mua hệ thống quạt nước về đầu tư sử dụng trên các ao nuôi cá lóc của mình. Kết quả qua hơn 5 tháng đưa vào vận hành đã cung cấp đủ lượng oxy, cá phát triển tốt, hạn chế mầm bệnh. Hoạt động của máy quạt nước sẽ làm cho dòng nước trong ao được xáo trộn làm tăng tiết diện cho ôxy từ không khí khuyếch tán vào nước, làm cho dòng nước lưu thông không những giúp phân tán lượng ôxy đồng đều khắp trong không gian của ao từ bề mặt xuống đáy, mà còn làm dòng nước luôn luôn luân chuyển và xáo trộn nên giảm hiện tượng phân tầng nhiệt trong ao. Các yếu tố như pH, tảo, các vi sinh vật, các động thực vật phù du… trong ao cũng được phân tán đều khắp từ mặt ao xuống đáy .
          Đánh giá về hiệu quả mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong ao, sử dụng hệ thống quạt nước đối với các hộ nuôi ở xã Quỳnh Hưng, ông Nguyễn Anh Hùng, Trưởng Trạm Khuyến nông Huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Để nâng cao hiệu quả kinh tế, áp dụng về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, đối với Trạm Khuyến nông Huyện thời gian qua đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt là mô hình nuôi cá lóc sử dụng quạt nước trong ao. Đây là một kỹ thuật tiên tiến, sử dụng quạt nước giúp cung cấp ôxy cho con cá khỏe, làm mát nước, đồng thời khuếch tán các khí độc trong môi trường nước, giúp cá ít bệnh”.
          Cũng theo Anh Bùi Văn Thỏa đầu tư cho một ao nuôi cá lóc thương phẩm chi phí rất lớn, từ giai đoạn ương giống đến khi xuất bán khoảng 6 tháng, với chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng. Nguồn thức ăn hàng ngày cho cá là thức ăn công nghiệp, mỗi ngày cho cá ăn 2 lần sáng và chiều; sau 6 tháng nuôi trọng lượng trung bình cá đạt khoảng 500 - 700 gam/con. Hiện tại 2 ao cá lóc của gia đình anh Bùi Văn Thỏa đang trong giai đoạn phát triển chuẩn bị xuất bán. Những năm gần đây, nhờ mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong ao mà cuộc sống gia đình Anh Bùi Văn Thỏa đã từng bước được cải thiện dần và khấm khá hơn.
          Hiện toàn xã Quỳnh Hưng  có 06 hộ chăn nuôi cá lóc thương phẩm trong ao mật độ cao, trong đó có 03 hộ sử dụng hệ thống quạt nước.  Sản phẩm  đầu ra của các hộ nuôi trên địa bàn do Công  ty thu mua thủy sản Thỏa Lan bao tiêu. Nhờ biết nắm bắt thị trường tiêu thụ, cách chuyển đổi mô hình làm ăn và sáng kiến kinh nghiệm trong chăn nuôi, mà nhiều hộ nông dân trong vùng có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống, qua đó góp phần vào việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới về chuyển đổi cây trồng - vật nuôi trong nông nghiệp./.

                                                                                   Lệ Hằng - nguồn TSKN
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
hh6-2.jpg hh2.jpg hh7-1.jpg hh3-1.jpg hh4-2.jpg hh1.jpg hh5-3.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg a2-9.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg mo-hinh-luon-4.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây