Sử dụng máy bay không người lái trong phun thuốc trừ sâu bệnh trên lúa
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa nói riêng nhất là trong điều kiện thâm canh, chuyên canh chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của thuốc bảo vệ thực trong việc kiểm soát sinh vật gây hại, nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên thuốc bảo vệ thực vật là con dao 2 lưỡi, có khả năng gây độc hại cho người và gia súc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng, làm ô nhiễm môi trường, gây mất căn bằng sinh thái, tạo tính kháng thuốc từ đó tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, bùng phát mạnh hơn. Nếu không hiểu và tuân thủ nghiêm các nguyên tắc trong sử dụng thì tác động tiêu cực của thuốc bảo vệ thực vật càng lớn và càng nguy hại hơn.
Tại Nghệ An, kết quả khảo sát đánh giá về tình hình buôn bán, tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sinh vật gây hại trên cây lúa của Chi cục Trông trọt và Bảo vệ thực vật trong năm 2023 cho thấy:
1. Về tình hình buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn:
Thuốc bảo vệ thực vật là mặt hàng kinh doanh có điều kiện và được quản lý theo danh mục. Người trực tiếp quản lý, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học hoặc có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả khảo sát cho thấy:
- Về số lượng và trình độ nhân lực tham gia buôn bán thuốc bảo vệ thực vật: Hiện nay, trên địa bàn có khoảng 1.500 tổ chức cá nhân có tham gia buôn bán (cả thường xuyên và thời vụ), trong đó có 660 tổ chức cá nhận đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV. Về trình độ nhân lực: Có 137 (chiếm 9,1%) tổ chức, các nhân có trình độ đào tạo từ trung cấp trở lên, 1004 (chiếm 66,9%) tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhân bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật, còn khoảng 359 (chiếm 23,9%) tổ chức, cá nhân chưa qua đào tạo bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
- Về chủng loại, số lượng thuốc buôn bán sử dụng: Trong năm 2023, tổng số lượng thuốc BVTV sử dụng trên địa bàn khoảng trên 396 tấn với 245 tên thương mại khác nhau. Trong đó: Thuốc trừ sâu, nhện khoảng 27,5 tấn, trên 75 tên thương mại ; thuốc trừ ốc khoảng 34,1 tấn, trên 10 tên thương mại; thuốc trừ bệnh khoảng 48,5 tấn, trên 70 tên thương mại; thuốc trừ cỏ khoảng 162,8 tấn, trên 62 tên thương mại, thuốc trừ chuột khoảng 120 tấn, 8 tên thương mại; thuốc điều hòa sinh trưởng khoảng 3,5 tấn, trên 20 tên thương mại.
2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sinh vật gây hại trên cây lúa
Tại Nghệ An, lúa là một trong những cây trồng chủ lực với tổng diện tích gieo trồng trong năm 2023 là 168.293,07 ha trong đó: Vụ Xuân 91.293,07 ha; vụ Hè thu- Mùa 77.413,24 ha (Hè thu 56.944,89 ha, vụ Mùa 20.468,35ha). Kết quả khảo sát cho thấy:
- Về diện tích sản xuất: Hầu hết các hộ sản xuất có diện tích sản xuất lúa nhỏ giao động từ 1.000 – 3.000m2, rất ít hộ có hộ có diện tích tích lớn. Số hộ có diện tích sản xuất từ 500 – 1.000m2 (chiếm 13,25%), 1.000-2.000m2 (chiếm 42,75%), 2.000-3.000m2 (chiếm 29,75%), 3.000-4.000 m2 (chiếm 9%) và trên 4.000 m2 (chiếm 4%).
- Các đối tượng sinh vật gây hại lúa mà nông dân quan tâm phòng trừ: Hiện nay trên cây lúa lúa có rất nhiều đối tượng sinh vật gây hại cần được nông dân quan tâm theo dõi và phòng trừ, kết quả khảo sát cho thấy: Có 35,75 % nông dân quan tâm đối với rầy hại lúa, 56% đối với bệnh đạo ôn, 46,75% đối với bệnh khô vằn, 15,25% đối với bệnh bạc lá vi khuẩn, 29,75% đối với sâu cuốn lá, 38,25% đối với sâu đục thân; còn các đối tượng khác như bệnh lem lép hạt, nhện gié, ốc bươu vàng, chuột, bọ trĩ số nông dân quan tâm chỉ dưới 7,5%. Như vậy một số đối tượng sinh vật gây hại đang có xu hướng phát sinh gây hại nặng trên diện rộng hiện như bệnh lem lép hạt, nhện gié, chuột,...vẫn chưa được nông dân quan tâm phòng trừ đúng mức.
- Về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc bốn đúng: Có 91% nông dân trả lời có biết về nguyên tắc 4 đúng, tuy nhiên khi được hỏi về cụ thể các nguyên tắc thì chỉ có 51,5% nông dân biết về đúng lúc, 58% biết về đúng thuốc, 47% biết về đúng nồng độ và liều lượng và 32% biết về đứng cách.
- Số lần phun thuốc bảo vệ thực vật trong năm: Trung bình nông dân phun thuốc BVTV từ 1-4 lần/vụ. Vụ Xuân: Đối với thuốc trừ cỏ có 77,5% số sông dân sử dụng 1 lần và 14,5% sử dụng đến 2 lần. Đối với thuốc trừ sâu có 69% sử dụng 1 lần, 10% sử dụng 2 lần, 5,5% sử dụng 3 lần và 2% sử dụng đến 4 lần. Đối với thuốc trừ bệnh có 71,5% sử dụng 1 lần, 35% sử dụng 2 lần, 8,5% sử dụng 3 lần và 1,5% sử dụng đến 4 lần. Vụ Hè thu - Mùa: Đối với thuốc trừ cỏ có 74% số sông dân sử dụng 1 lần và 13% sử dụng 2 lần và 0,5% sử dụng đến 3 lần. Đối với thuốc trừ sâu có 65% sử dụng 1 lần, 24.5% sử dụng 2 lần, 4% sử dụng 3 lần và 1,5% sử dụng đến 4 lần. Đối với thuốc trừ bệnh có 51,5% sử dụng 1 lần, 17,75% sử dụng 2 lần, 4,5% sử dụng 3 lần và 2,25% sử dụng đến 4 lần.
- Thời điểm nông dân quyết định phun thuốc: Có 48,5% nông dân phun thuốc khi thấy triệu chứng sâu bệnh gây hại, 32% nông dân phun phòng trước khi có sâu bệnh gây hại, 17,75% phun khi tự điều tra thấy đến ngưỡng thì phun theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc, 1,75% phun khi thấy người khác phun thì phun theo và 40,5% phun thuốc theo thông báo của địa phương.
- Hỗn hợp thuốc khi phun: Có 33,25% nông dân có hỗn hợp thuốc bảo vệ thực vật khi phun và 66,75% nông dân không hỗn hợp thuốc. Khi hỗ hợp thuốc có 88% nông dân giữ nguyên nồng độ ghi trên nhãn thuốc, 7% tăng nồng độ thuốc khi hỗn hợp, 4% giảm nồng độ thuốc khi hỗn hợp và 1% không để ý khi hỗn hợp thuốc. Việc hỗn hợp thuốc khi phun không theo bất cứ tài liệu hướng dẫn nào.
- Về nồng độ, liều lượng thuốc sử dụng: Có 84,5% nông dân sử dụng thuốc đúng nồng độ hướng dẫn trên nhãn thuốc, 5% sử dụng cao hơn với nồng độ hướng dẫn và 0,5% sử dụng thấp hơn nồng độ hướng dẫn. Lượng nước thường sử dụng cho 1 sào (500m2): Có 44,5% số nông dân sử dụng lượng nước là 16 lít, 27,25% sử dụng 20 lít, 0,75% sử dụng 24 lít và 27,5% sử dụng trên 24 lít.
- Lựa chọn thuốc: Có 80,25% lụa chọn mua thuốc tại các đại lý lớn có uy tín; 7,25% mua tại các cửa hàng lớn và 12,5% mua tại các cửa hàng trong thôn, chợ. Khi mua thuốc 67,75% lựa chọn thuốc theo khuyến cáo của địa phương, 16,75% theo tư vấn, gợi ý của người bán hàng, 2,25% thấy người khác mua rồi mua theo, 13% tự chọn để mua.
- Về đọc hiểu nhãn thuốc BVTV: Trước khi sử dụng thuốc BVTV có 97,5% nông dân có đọc nhãn thuốc và 2,5% không đọc. Trong số những người đọc nhãn thuốc thì có 36,75% quan tâm đến đối tượng phòng trừ, 64,75% quan tâm đến hướng dẫn sử dụng, 17,5% quan tâm hoạt chất, 48% quan tâm đến thời gian cách ly, 57% quan tâm đến ngày sản xuất và hạn sử dụng. Về việc hiểu những ký hiệu ghi độ độc trên bao bì thuốc thì có 62,75% số nông dân được hỏi trả lời có hiểu, 9% không, còn lại không có ý kiên. Về các ký hiệu về an toàn lao động ghi trên nhãn thuốc thì có 69,5% số nông dân được hỏi trả lời có hiểu; 7,75% không, còn lại không có ý kiên.
- Về đối tượng phun thuốc bảo vệ thực vật trong gia đình: Có 54,5% gia đình có đối tượng phun thuốc bảo vệ thực vật là chồng; 19,25% là vợ, 2,75% là con, còn lại 23,5% hộ nông dân thuê người phun thuốc.
- An toàn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Có 97,5% nông dân trả lời có kiểm tra bình bơm trước khi sử dụng, 2,5% không kiểm tra. Có 98,75% số nông dân được hỏi có sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc BVTV, 1,25% không sử dụng. Trong số những người sử dụng bảo hộ lao động thì có 80,5% có sử dụng áo đi mưa, 85,75% khẩu trang, 66% sử dụng kính đeo mắt và 78% có sử dụng găng tay.
- Bảo vệ môi trường: Có 24,5% nông dân đổ nước súc rửa bình sau phun xuống mương nước và 40,75% đổ ngay trên đồng ruộng. Có 1,25% bỏ lại bao bì thuốc ngay tại đầu bờ ruộng, mương lấy nước; 72,25% thu gom vào nơi quy định. Có 30,75% nông dân có thu gom và đốt bao bì thuốc sau khi sử dụng.
3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quản quản lý, buôn bán, sử dụng an toàn hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật.
Thuốc bảo vệ thực vật là loại vật tư quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần bảo vệ và nâng cao năng suất cây trồng, giá trị và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên thuốc BVTV hóa học cũng là tác nhân gây ra nhiều hệ lụy cho môi trường sinh thái, sự đa dạng sinh học và sức khỏe cộng động. Trong những năm vừa qua, công tác quản lý thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh hiện khá chặt chẽ. Việc buôn bán, sử dụng thuốc BVTV của người dân có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái và an toàn thực phẩm. Do đó để khắc phục những tồn tại hạn chế trong quản lý buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh chúng ta cần quan tâm một số nội dung sau:
- Các cơ quan chuyên môn cần thường xuyên rà soát bổ sung các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trên địa bàn tỉnh. Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ các cấp đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước cũng như hỗ trợ tốt cho người dân trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, chú trọng hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Nghiên cứu, xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong sản xuất nông nghiệp.
- Tiếp tục tăng cường, phát huy hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra tình hình buôn bán, sử dụng thuốc BVTV và các chất kích thích sinh trưởng trên địa bàn đối với các tổ chức, cá nhân, nông dân, trong đó chú trọng các đơn vị buôn bán, những vùng sản xuất hàng hóa, tập trung. Phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm trong buôn bán, hướng dẫn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao kiết thức về canh tác, quản lý sinh vật gâ hại, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả cho người sản xuất, thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đúng quy định.
- Tuyên truyền hướng dẫn người dân tăng cường sử dụng các các sản phẩm phân bón, thuốc BVTV hữu cơ, sinh học, hạn chế tối đa việc lạm dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong can tác và phòng trừ sinh vật gây hại.
- Đẩy mạnh chương trình quản lý sâu bệnh hại theo hướng phòng trừ tổng hợp (IPM), quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) và các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu./.
Trịnh Thạch Lam – Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật - nguồn TSKN