Thứ bảy, 23/11/2024, 00:12

Diễn Châu chuyển đổi, cơ cấu cây trồng theo hướng an toàn

Chủ nhật - 20/12/2020 20:56 1.210 0
Huyện Diễnchâu (Nghệ An) có hơn 25.000 ha đất nông nghiệp, lâm nghiệp, ao hồ mặt nước, trong đó có 13.500 ha lúa, màu, 7.200 ha đồi núi thấp. Trong những năm qua, bên cạnh thực hiện tốt chương trình quốc gia về xâu dựng nông thôn mới (NTM), huyện ủy, UBND  huyện Diễn Châu chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan chức năng, các cấp ủy Đảng, chính quyền đại phương ở 37 xã trong huyện, xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng an toàn, thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH).
Diễn Châu chuyển đổi, cơ cấu cây trồng theo hướng an toàn
Quy hoạch xây dựng vùng sản xuất theo hướng tăng năng suất, tăng giá trị kinh tế trên diện tích canh tác nhằm đem lại nguồn lợi cao nhất cho nông dân và đạt được kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Để có mộ đề án quy hoạch vùng sản xuất hoàn chỉnh, nhất là việc xác định giống cây trồng chủ lực, phù hợp nông hóa, thổ nhượng đất đai của từng xã, từng vùng đồng, đất màu có, ruộng trũng chua phèn có, trãi dài dọc Sông Bùng, Kênh nàh Lê. Từ đó, lựa chọn các giống cây trồng xen canh, luân canh mang lại hiệu quả cao nhất.
Phó chủ tịch UBND huyện diễn Châu, Phan Xuân Vinh cho biết: “Huyện chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu kinh tế, trồng rừng, mở rộng ngành nghề, sản xuất thủ công nghiệp, làng nghề, xây dựng kết cấu hạ tầng, đưa tiến bộ công nghệ sinh học vào trồng trọt, chăn nuôi. Chỉ đạo 30 chi nhanh ngân hàng giải ngân cho hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất, trung tâm dạy nghề, trạm khuyến nông phối hợp với các đoàn thể quần chúng mở hàng chục lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT, thu hút hàng vạn người tham gia. Các xã thực hiện tốt chính sách tam nông của tỉnh và huyện như cho hộ nghèo ứng trước vật tư phân bón đến mùa thu hoạch mới trả, kéo điện ra đồng để đào giếng khoan tại ruộng, hổ trợ bao ni lon, thuốc diệt cỏ, hổ trợ tiền để làm nhà lưới trồng rau sạch, xây dựng mô hình cánh đồng cho thu nhập cao. Đồng thời liên kết với tổng công ty giống cây trồng trung ương, viện giống cây trồng Bắc trung bộ, sở nông nghiệp PTNT Nghệ An, trung tâm khuyến nông của tỉnh để tuyển chọn lai tạo, du nhập nhiều giống cây trồng năng suất, chất lượng cao, giúp bà con nông dân làm nên những mùa vàng no ấm. Đối với cây lúa, huyện đã tuyển chọn đưa vào gieo trồng thâm canh các loại giống lúa chất lượng cao, bán được giá như Khải phong số I, Nhị ưu 986, Thái xuyên 111, Vật tư NA2, AC5, BC15, Thiên ưu 8, Bắc thơm số 7, Nếp 97. Đối với cây lạc cơ cấu 4 loại chủ lực là L14, L23, L18 và sen lai thắt Nghệ An. Còn cây ngô trồng các loại  DDK66, Ngô nếp lai MX10, HN8. Trên diện tích đất đai hai lúa thì trồng dưa chuột bí xanh, bí đỏ, cây mùi tau. Còn vùng màu rộng 4.500 ha thì ngoài việc thâm canh từ 2.700ha – 3.000 ha lạc xuân, huyện chỉ đạo cơ cấu các loại giống cây chỉ có 70 ngày là cho thu hoạch như dưa hấu, dưa lê, vừng vàng V6, khoai tây, cà chua, cải ngọt, ớt cay cao sản, khoai lang giống Kl 20 – 209. Chỉ tính cây dưa hấu đỏ đã giúp cho hàng trăm hộ dân làm giàu từ cây trồng ngắn ngày này. Từ mô hình trồng 25 ha dưa hấu đỏ giống Hắc mỹ nhân ở 6 xã trong huyện đến vụ hè thu năm 2020 này, Diễn Châu đã có hơn 10 năm trồng dưa hàng hóa, với hơn 10. 000 hộ ở 12 xã tham gia trồng, thu gom, xuất bán dưa. Năm cao nhất toàn huyện trồng 400 ha dưa hấu, trong đó vụ hè thu trồng 250 ha. Nhiều kiện tướng trồng dưa giỏi như anh Lê Thiện Cường ở xã Diễn Thành, trồng mỗi năm từ 6 – 8 sào dưa hấu đỏ, thu nhập từ 120 – 150 triệu đồng.
Mười năm xây dựng NTM (Từ 2010 – 2019), gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Diễn Châu đã hoàn thành nhanh gọn việc đồn điền đổi thửa, với diện tích hơn 13.000 ha lúa, màu. Bình quân mỗi hộ chỉ có 2 thửa, mỗi thửa rộng từ 800 m2 đến 1.200m2 . Hệ thống bờ vùng bờ thửa, kênh mương thủy lợi được nạo vét tôn cao, mở rộng. Quy hoạch vùng sản xuất tập trung với diện tích 9.500 ha, trong đó có 7.200 ha lúa thâm canh năng suất cao. Đã có 15 xã trọng điểm lúa cơ cấu mỗi cánh đồng một loại giống lúa, với diện tích mỗ cánh đồng rộng từ 60 – 80 ha. Đối với vùng màu dọc quốc lộ 1A chạy qua, xây dựng vùng trồng lạc chuyên canh rộng từ 2.700 – 3.000 ha, vùng trồng vừng và dưa hấu đỏ rộng 2.600 ha, trong đó vùng trồng rừng rộng 2.200 ha. Căn cứ vào diễn biến thời tiết và những tác động tiêu cực của BĐHH, kế hoạch sản xuất hè thu được thay đổi. Cụ thể đối với cây lúa từ 9.500 ha (năm 2015) nay rút xuống 9.200ha, giảm 300 ha chuyển sang trồng các loại bí xanh, bí đỏ, rau mùi tàu, ngô nếp. Xã Diễn Yên chuyển 230 ha đất trũng chua phen sang nuôi cá, ao cá rộng. Xã Diễn Trung chuyển hơn 150 ha bãi bồi ven biển sang làm trang trại theo mô hình VAC khép kín, trong đó có 47 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng cho thu nhập cao gấp 10 lần trồng lạc. Trừ cây lúa  90 ngày cho thu hoạch, các cây trồng còn lại chỉ có 70 ngày là cho thu hái. Để né tránh bão lụt đến sớm, huyện chỉ đạo thu hoạch vụ xuân đến đâu làm đất gieo trồng vụ hè thu đến đó, cố gắng khép kín diện tích 13.500 ha lúa, màu trước ngày 10/ 06 thu hoạch vào dịp Quốc khánh 2/9. Để vụ hè thu đạt thắng lợi, huyện yêu cầu các xã chỉ đạo quyết liệt nhiều giải pháp trong phát triển sản xuất, nhất là yếu tố mùa vụ tích cực chuyển đổi giống cây trồng. Ngoài cây dưa hấu đỏ, dưa lê, cây vừng vàng V6, nhiều xã đã mạnh dạn đưa các loại cây trồng ngắn ngày chịu hạn và gieo trông như Thanh long ruột đỏ, cam vinh, khoai lang, ớt cay Nhật Bản, đậu đen, đậu đỏ, cây tỏi, hành tăm. Điển hình như anh Võ Trọng Phúc xã Diễn Phúc trồng 500 trụ thanh long trên đất cằn khô, cho thu nhập cao. Ông Lê Văn Chăm ở thôn 2, xã Diễn Kỷ trồng 4 sào ớt cay Nhật Bản, trên đất bạc màu, thu hơn 30 triệu đồng/ vụ. Ngoài ra, huyện sớm ban hành nghị định về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, quản lý chặt giống cây trồng, tăng cường quản lý giống, vật tư nông nghiệp, xây dựng cơ chế chính sách, thu hút khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, liên kết với nông dân xây dựng vùng cây nguyên liệu, trồng rau sạch, trồng nhà lưới và bao tiêu sản phẩm. Động viên khuyến khuyết mua máy gặt đập liên hoàn, máy cấy, máy làm đất, máy bóc vỏ lạc, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, giải phóng sức lao động. Đến nay, toàn huyện đã có 20 hộ làm nhà lưới để trồng rau sạch mua hơn 1.300 máy nông nghiệp, trông đó có hơn 150 máy gặt đập liên hoàn và máy cấy.
Bà con nông dân Diễn Châu đầu tư mua hơn 1000 máy nông nghiệp, đưa cơ giới hóa vào khâu làm đất, cấy và thu hoạch lúa, giải phóng sức lao động, sản xuất kịp thời vụ
Chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm ứng phó với BĐKH, với tinh thần “Đất nào cũng làm ra sản phẩm”, Diễn Châu đã thành công về chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng an toàn, giúp bà con nông dân làm nên mùa vàng no ấm. Mười năm qua, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng Diễn Châu vẫn được mùa lớn. Từ chổ năng suất lúa xuân ( 9.200 ha) chỉ đạt 68 tạ/ ha, năm 2017 và vụ xuân năm 2018 nâng lên 72 tạ - 73 tạ/ ha. Lạc xuân từ 28 tạ năm 2015 năm 2018 nâng lên 36 tạ/ ha. Các xã Diễn Thịnh, Diễn Lộc đạt từ 38 tạ - 40 tạ/ ha. Sản lượng lương thực có hạt đạt mỗi năm đạt từ 130.000 tấn đến 136.000 tấn. Giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện đạt hơn 2.000 tỷ đồng/ năm. Đó là chưa kể hơn 10.000 hộ nông sản xuất kinh doanh gỏi và 460 mô hình làm VACR, thu mỗi năm từ 120 – 400 triệu đồng/ hộ, không những xói đói giảm nghèo mà còn nâng cao đời sống nhân dân, với mức thu nhập bình quân từ 46 triệu đồng đến triệu đồng người/ năm. Đến tháng 2/ 2019 toàn huyện có 28 xã đạt chuẩn NTM, với 19/19 tiêu chí. Các xã còn lại đạt từ 14 – 18 tiêu chí./.
Bài và ảnh: Lê Hoài Thung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây