Chủ nhật, 22/12/2024, 22:19

Một số giải pháp trong chăm sóc phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng vụ Xuân 2023

Thứ ba - 28/02/2023 04:15 703 0
Vụ Xuân là vụ sản xuất chính trong năm, chiếm tỷ trọng lớn về giá trị sản xuất nông nghiệp cả năm của tỉnh, tuy nhiên cũng là vụ sản xuất thường gặp nhiều khó khăn.Vụ Xuân 2023, ngoài chịu ảnh hưởng của rét đậm rét hại đầu vụ, giá cả vật tư đầu vào tăng cao, thì việc các loại sinh vật gây hại cây trồng nếu phát sinh gây hại nặng cũng sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất.
Một số giải pháp trong chăm sóc phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng vụ Xuân 2023
Trên cây lúa thường có trên 12 đối tượng sinh vật gây hại.Trong đó có 07 đối tượng gây hại chính trong vụ Xuân gồm: Bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá vi khuẩn, bệnh lem lép hạt,  rầy nâu, chuột, ốc bươu vàng. Trên cây ngô có sâu keo mùa thu là đối tượng gây hại chính.
Tính đến ngày 14/2/2023 toàn tỉnh đã gieo được trên 90.640 ha lúa,11.621 ha ngô và 6.879 ha lạc. Hiện nay, các trà lúa đang ở thời kỳ hồi xanh -đẻ nhánh; Cây ngô, lạc đang thời kỳ cây con. Nhìn chung các cây trồng đang sinh trưởng, phát triển tốt.
Trong thời gian tới, với điều kiện thời tiết ban ngày có nắng với nhiệt độ từ 20-23 0C, ban đêm nhiệt độ từ 16-18 0C, đây là điều kiện rất thuận lợi cho các đối tượng sinh vật gây hại phát sinh gây hại nặng trên diện rộng. Để chủ động phòng trừ kịp thời, hiệu quả, không để sinh vật gây hại cây trồng phát sinh gây hại nặng trên diện rộng làm ảnh hưởng đến kết sinh trưởng và năng suất cây trồng; các địa phương, bà con nông dân cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Thường xuyên giám sát đồng ruộng để kiểm tra, phát hiện kịp thời sự phát sinh gây hại của các đối tượng sinh vật gây hại chính trên cây lúa, sâu keo mùa thu hại ngô và các đối tượng sâu bệnh trên các cây trồng khác.
- Chăm sóc, dặm tỉa, bón phân cân đối, đúng quy trình kỹ thuật để cây trồng sinh trưởng phát triển khỏe, hạn chế các tác hại do sinh vật gây hại gây ra.
- Khi phát hiện sinh vật gây hại có khả năng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cần khẩn trương thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng trừ, cụ thể đối với các đối tượng như sau:
1. Đối với bệnh đạo ôn lá.
Từ giai đoạn lúa đẻ nhánh trở đi cần tăng cường công tác điều tra, phát hiện bệnh, đặc biệt chú ý trên các giống có mức độ nhiễm bệnh cao. Khi phát hiện thấy bệnh xuất hiện và điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát triển như (trời âm u, ẩm độ cao, mưa,...) thì cần giữ đủ nước trên ruộng, tạm thời dừng bón thúc đạm, phân bón lá và tiến hành phòng trừ ngay bằng các loại thuốc BVTV đặc hiệu như:Tricyclazole (Beam 75WP, Kabim 30WP, Filia 525SE,.... ); fenoxanil (Katana 20 SC, Ninja 35EC,...), Isoprothiolane (Bankan 600WP, Fuji One 40WP,...); Edifenphos + Isoprothiolane (Difusan 40EC,… đối với diện tích bị hại nặng),... phun theo lượng khuyến cáo, nếu bệnh vẫn tiếp tục phát sinh cần phun lại lần 2 sau phun lần 1 từ  5 - 7 ngày, khi bệnh ngừng phát triển mới tiến hành chăm bón trở lại.
2. Đối với đạo ôn cổ bông, nhện gié và bệnh lem lép hạt.
Trong thời gian lúa bắt dầu trỗ đến trỗ hoàn toàn nếu có nguy cơ gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát sinh phát triển như: Thiếu ánh sáng, mưa, ẩm độ cao,… nhất thiết phải tổ chức phun phòng bệnh ngay bằng các loại thuốc đặc hiệu như đối với đạo ôn lá kết hợp với thuốc trừ bệnh lem lép hạt như: Difenoconazole + Propiconazole (Tilt super 300ND,…); Propiconazole (Tiptop 250 EC, Tilt 250 EC,…);  Azoxystrobin + Difenoconazole (Amistar top 325 SC,…); Tebuconazole +  Trifloxystrobin (Nativo 750WG,...)…để hạn chế cùng lúc 03 đối tượng trên. Thời điểm phun thuốc: Phun khi lúa bắt đầu trổ (trỗ le te) và phun lại lần 2 khi lúa đã trỗ hoàn toàn nếu điều kiện thời tiết tiếp tục thuận lợi cho bệnh phát sinh phát triển. Khi phun thuốc cần chú ý đảm bảo đủ lượng nước thuốc tối thiểu 24 lít/sào và tránh phun thuốc vào thời gian lúa đang phơi mao.
Trường hợp thời gian lúa ôm đòng đến trỗ gặp điều kiện nắng nóng, ẩmđộ thấp chỉ cần tổ chức phun trừ đối với nhện gié vào giai đoạn lúa ôm đòng bằng một trong các loại thuốc như: Hexythiazox (Nissorun 5EC,…); Fenitrothion (Danitol 50EC,...),…
3. Đối với bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn.
Bón phân cấn đối, tăng cường bón vôi, phân hữu cơ, phân lân và kali; tập trung bón lót, bón thúc sớm. Phun phòng sớm để hạn chế bệnh khi có dịch vi khuẩn xuất hiện (vết bệnh chưa hình thành rõ) bằng một trong các loại thuốc có hoạt chất như sau: Oxolinic acid (Starner 20WP,…); Bronopol (Xantoxin 40WP, Totan 200WP,…); Bismerthiazol (Xanthomix 20WP,…); Ningnamycin (Bonny 4SL, Kozuma 5WP,...); Kasugamycin (Kasumin 2SL,…); Steptomycin Sulfate (Ychatot 900SP, Probencarb 250WP,...),... phun đều trên ruộng, phun lại lần 2 cách 7- 10 ngày khi bệnh có tỷ lệ 3 - 5% (Chú ý không sử dụng đạm, kích thích sinh trưởng hoặc phân bón lá trên diện tích lúa đã nhiễm bệnh).
4. Đối với bệnh khô vằn.
Từ giai đoạn lúa làm đòng trở đi nếu phát hiện có trên 10% số dảnh bị nhiễm bệnh cần giữ đủ nước trên ruộng và dùng một trong các loại thuốc có hoạt chất: Validamycin (Jinggang meizu 5-10WP, Validacin 3-5L, Vida 5WP...);Pencycuron (Moren 25WP); Hexaconazole (Anvil 5SC,….);... pha theo liều hướng dẫn, phun đều vào phần thân, gốc lúa.
5. Đối với chuột.
Thực hiện vệ sinh bờ vùng, bừa thửa, phát quang bờ, bụi rậm để hạn chế nơi cư trú của chuột.  Áp dụng các biện pháp thủ công như: Đào bắt hoặc dùng các loại bẫy kẹp vạn năng, bẫy sập, bẫy hom, bẫy dính,.... Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như: Diphacinone,Brodifacoum, Bromadiolone, Flocoumafen, Coumatetralyl,...để diệt chuột. Công tác diệt chuột phải thường xuyên và mang tính cộng đồng, thu gom tiêu hủy đúng quy định.

                                  Kiểm tra phòng trừ chuột gây hại trên cây lúa vụ xuân 2023

                                              Kiểm tra phòng trừ chuột gây hại trên cây khoai tây
6. Đối với sâu keo mùa thu hại ngô.
Trên những diện tích ngô có mật độ sâu non cao (từ 2 – 3 con/m2 trở lên) khuyến cáo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như: Indoxacarb, Lufenuron, Spinetoram, Emamectin benzoate (để phun trừ khi sâu đa số tuổi 1-3, ngô giai đoạn cây 3 - 9 lá), phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun tập trung vào nõn cây ngô./.
   
                            
                                                 Nguyễn Tiến Đức – Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a2-9.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-che-huu-co.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a25-4.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây