Thứ tư, 22/01/2025, 06:45

Một số giải pháp trong gieo trồng lúa vụ Xuân 2023

Thứ tư - 28/12/2022 04:20 1.064 0
1. Những khó khăn trong sản xuất lúa vụ Xuân
Vụ lúa Xuân là vụ lúa chính trong năm, chiếm hơn 50% diện tích gieo trồng lúa cả năm, năng suất cao nhất trong các mùa vụ và sản lượng đạt từ 60%-62% tổng sản lượng lúa sản xuất trong năm. Vì vậy, vụ lúa Xuân đóng vai trò quan trọng đối với việc thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp cả năm nói chung và kế hoạch sản xuất lúa gạo nói riêng.
Một số giải pháp trong gieo trồng lúa vụ Xuân 2023
Tuy nhiên, sản xuất lúa vụ Xuân ở Nghệ An luôn đối mặt với những khó khăn như đầu vụ gieo trồng thường gặp rét đậm, rét hại, giữa và cuối vụ thường gặp các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn cuối vụ, dông lốc; bên cạnh đó, thời tiết vụ Xuân thường nóng ẩm, mưa nắng xen kẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại đặc biệt là bệnh bạc lá, đạo ôn cổ bông, chuột...gây thiệt hại cho sản xuất lúa gạo.Mặt khác, trong những năm gần đây, giá cả vật tư nông nghiệp ở mức cao, nhất là phân bón, thuốc BVTV trong khi giá cả nông sản vẫn bấp bênh.... Lao động trong nông nghiệp ngày càng già hóa và giảm về số lượng do dịch chuyển sang các ngành nghề khác có thu nhập ổn định hơn.
2. Kết quả sản xuất vụ Xuân trong những năm gần đây
Qua kết quả theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển một số giống lúa chủ lực những năm gần đây cho thấy. Những diện tích trỗ trước 15/4 thì trong khoảng thời gian từ 10/3-trước 15/4 là lúa làm đòng đến trỗ, thời điểm này trong những năm từ 2020-2022 chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh, nhiệt độ không khí thấp dưới 200C, gây mưa (thường trên 20mm) ảnh hưởng đến lúa trỗ;thời tiết âm u, thiếu ánh sáng (thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn), dẫn đến thời gian quang hợp của cây lúa ngắn năng suất giảmso với những diện tích trỗ từ 20/4 trở đi và phát sinh sâu bệnh nguy hiểm như: Đạo ôn cổ bông, lem lép hạt,...Diện tích này hàng năm thường vào khoảng 15.000-20.000 ha.
Nguyên nhân của việc lúa xuân trỗ trước 15/4 là do một số vùng đặc thù như (Yên Thành, Nghĩa Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu có tập quán gieo trồng sớm (gieo mạ vào tháng 12 dương lịch và hoàn thành cấy trước 15/1 đối với hầu hết các nhóm giống). Mặt khác, lịch thời vụ bà con nhiều vùng sản xuất chỉ quan tâm ngày ngâm ủ và gieo mạ mà ít quan tâm đến thời gian sinh trưởng của các giống. Do đó, các giống có thời gian sinh trưởng khác nhau nhưng lại được gieo trồng cùng thời điểm,nên xảy ra hiện tượng nhiều diện tích lúa trỗ sớm hơn so với dự kiến. Vì vậy, lúa thời kỳ lúa làm đòng, trỗ (10/3- trước 15/4 - Tiết Xuân Phân - đầu Thanh minh) nguy cơ gặp rét, mưa ẩm, thiếu ánh sáng dẫn đến năng suất thấp hơn so với những diện tích lúa trỗ từ 20/4 trở về sau.
3. Các giải pháp trong sản xuất lúa vụ Xuân năm 2023
Vụ Xuân 2023, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 134.205 ha diện tích cây trồng các loại. Trong đó, cây lúa 91.000 ha.
Tuy nhiên, vụ Xuân được dự báo sẽ gặp phải những khó khăn như:
Theo nhận định của Trung tâm Khí tượng thủy văn Bắc trung Bộ, không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm và nền nhiệt các tháng đầu mùa Đông có khả năng thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ.Tháng 11-12/2022, nhiệt độ trung bình tháng phổ biến thấp hơn TBNN khoảng 0,5-1,00C (nhiệt độ tháng 11 dự báo 20.5 - 22.00C,  nhiệt độ tháng 12 dự báo 17.5-18.50C);Tháng 01-03/2023, nhiệt độ trung bình tháng xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ(nhiệt độ tháng 1 dự báo 17 - 180C, tháng 2 dự báo 18 - 200C; tháng 3 dự báo 20 - 220C).
Bên cạnh đó, một số địa phương chưa tổ chức chỉ đạo quyết liệt, chưa thực sự huy động tốt mọi nguồn lực và cả hệ thống chính trị vào cuộc, cán bộ chỉ đạo nông nghiệp trình độ chuyên môn còn hạn chế chưa bám sát đồng ruộng trong tham mưu chỉ đạo chưa kịp thời.
Do đó, trước những khó khăn có thể đối mặt nói trên mà vẫn đạt được mức cao nhất về diện tích, năng suất, sản lượng, đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả cao; Đòi hòi phải có các giải pháp cụ thể, linh hoạt và huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc để chỉ đạo quyết liệt.
Một số giải pháp cụ thể như sau:
a) Về Thời vụ gieo trồng
Chúng ta biết rằng, cây lúa giai đọan từ tượng khối sơ khởi đến thụ phấn thụ tinh, nhiệt độ không khí sẽ ảnh hưởng lên năng suất thông qua ảnh hưởng trên phần trăm hạt chắc và trọng lượng hạt. Trong phạm vi nhiệt độ từ 22-310C tốc độ tăng trưởng của cây lúa hầu như gia tăng theo đường thẳng cùng với sự gia tăng nhiệt độ. Thời kỳ tượng khối sơ khởi và phát triển đòng thì nhiệt độ tối ưu là 25-310C; thời kỳ thụ phấn thụ tinh nhiệt độ tối ưu là 30-33 0C.
Do đó, việc xác định lúa trỗ từ 20/4 – 05/5 thì các bước quan trọng của giai đoạn làm đòng sẽ vào tiết thanh minh (có đủ ánh sáng, nhiệt độ ấm hơn), tránh gặp gió lào sớm vào thời kỳ lập hạ (5/5). Qua theo dõi trên địa bàn tỉnh thì đây là thời kỳ có nhiệt độ trung bình 25-26, trung bình cao 28-30, lượng mưa trung bình dưới 20mm (thuận lợi cho lúa trỗ, không khí khô nắng ít thuận lợi cho bệnh đạo ôn, lem lép hạt gây hại) rất thích hợp cho giai đoạn phát triển đòng đến thụ phấn thụ tinh.
- Lập Xuân năm 2023 vào ngày 04/02/2023(tức ngày 14/01/2023 Âm lịch).Theo dự báo, nhiệt độ trung bình tháng 2 là18 - 200C, tháng 3 dự báo 20 - 220C. Do đó, gieo cấy sớm thì các bước phân hóa đòng và trỗ trong tháng 2 và 3 thì sẽ gặp nhiệt độ thấp, ảnh hưởng đến năng suất. Do đó, để đảm bảo an toàn, tránh lúa trỗ gặp rét cuối vụ thì các nhóm giống được bố trí gieo cấy để trỗ từ 25/4 – 05/5/2023.
Khung thời vụ bố trí 03 nhóm giống cơ bản của vụ Xuân chính vụ như sau:
- Nhóm 1 (các giống có thời gian sinh trưởng từ 135-140 ngày): Gieo mạ từ 05-10/01/2023; cấy từ 25-30/01/2023 (cấy từ mùng 04- 09/01/2023 ÂL).
- Nhóm 2 (các giống có thời gian sinh trưởng từ 130-135 ngày): Gieo mạ từ 11-15/01/2023; cấy từ 01 -05/02/2023 (cấy từ 11 -14/01/2023 ÂL).
- Nhóm 3 (các giống có thời gian sinh trưởng 125 - 130 ngày): Gieo mạ từ 16 - 20/01/2023; cấy từ 06 - 10/02/2022 (cấy từ 16 -20/01/2023 ÂL).
Lưu ý:
- Gieo mạ có che phủ nilon 100% diện tích để chống rét, chống chuột đồng thời chống rầy lưng trắng xâm nhập truyền bệnh lùn sọc đen. Trong thời gian rét đậm, rét hại không bón thúc đạm cho mạ, hạn chế tối đa việc gieo thẳng lúa để hạn chế lúa chết rét. Cấy mạ đúng tuổi (đủ số lá quy định) và dừng gieo cấy vào những ngày có nhiệt độ thấp dưới 15oC (rét đậm, rét hại).
- Đối với những vùng mà người dân có tập quán gieo thẳng thì bố trí gieo muộn hơn từ 5 - 10ngày so với khung thời vụ đối với từng nhóm giống nêu trên. Riêng đối với nhóm giống có thời gian sinh trưởng từ 125 - 130 ngày nếu gieo thẳng sẽ gặp tiết đại hàn, do đó, cần theo dõi thời tiết để gieo sạ vào ngày không gặp rét đậm, rét hại, tránh thiệt hại.
- Tùy vào điều kiện thực tế của địa phương, đặc biệt là những vùng thấp, trũng và thường xuyên bị ngập lụt, vùng Hè thu chạy lụt, thì có thể bố trí gieo trồng sớm hơn 5 - 7 ngày so với khung thời vụ nêu trên. Trong cùng một nhóm giống phải xem xét thời gian sinh trưởng cụ thể của từng giống để bố trí gieo cấy hợp lý, giống có thời gian sinh trưởng dài hơn bố trí đầu khung thời vụ, giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn bố trí cuối khung thời vụ.
Vì vậy, trong công tác chỉ đạo lịch thời vụ, nhất là các huyện thường xuyên gieo cấy sớm cần tuyên truyền để nông dân nắm rõlịch thời vụ, không gieo cấy trước lịch thời vụ khuyến cáo và thời gian ra mạ đúng cho từng nhóm giống với thời gian sinh trưởng tương ứng, tránh tình trạng nhiều giống có thời gian sinh trưởng khác nhau nhưng vẫn gieo cấy cùng thời gian.
b) Về cơ cấu giống
Với phương châm là ưu tiên cơ cấu những giống lúa chất lượng, có năng suất và ít mẫn cảm với sâu bệnh. Không cơ cấu các giống lúa có chất lượng gạo kém, năng suất thấp, có thời gian sinh trưởng quá dài. Đối với những giống có năng suất, gạo chất lượng, dễ nhiễm sâu bệnh và mẫn cảm với thời tiết, cần có giải pháp kỹ thuật đồng bộ để đảm bảo an toàn sản xuất.
Mỗi địa phương nên chọn 03 - 05 giống lúa lai và 03 - 05 giống lúa thuần chủ lực; Mỗi xã chỉ nên chọn tối đa 3 giống (trừ những vùng đặc thù). Trên cùng một xứ đồng chỉ gieo cấy 01 hoặc 02 giống lúa có thời gian sinh trưởng tương đương nhau và phải cấy xong trong vòng 2 - 3 ngày để thực hiện tốt các yêu cầu chăm sóc, quản lý sâu bệnh hại.
 Vụ Xuân 2023, Sở Nông nghiệp và PTNT cơ cấu các giống lúa chủ lực sau:Giống lúa thuần:VNR 20, TBR 225, Bắc Thịnh, Thiên ưu 8, ADI 168, Vật tư NA6, HD11, LTH31....; Giống lúa lai:Thái xuyên 111, Phú ưu 978, VT 404, Long hương 8117, LP1601,...
c) Các giải pháp khác
- Tập trung thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báosâu bệnh hại kịp thời, chính xác. Chủ động tham mưu, đề xuất biện pháp phòng trừ hiệu quả phù hợp với đặc điểm của từng vùng.
- Tổ chức tốt công tác thủy lợi bằng việc tu sửacác công trình thủy lợi nhất là các công trình bị hư hỏng do các đợt mưa lụt vừa qua, nạo vét kênh mương, công trình, thiết bị cơ điện, nạo vét kênh dẫn, bể hút các trạm bơm để phục vụ kịp thời sản xuất. Có phương án chủ động đối phó khi hạn hán xẩy ra (nhất là vùng cuối kênh, vùng bán sơn địa và vùng miền núi).
- Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, KHCN, cơ giới hóa trong sản xuất và các quy trình sản xuất rau, củ, quả, chè,... an toàn theo tiêu chuẩnVietGAP, hữu cơ thông qua việc tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ người dân, có các chính sách cũng như thu hút các tổ chức, cá nhân vào để mở rộng những diện tích này.
- Các địa phương căn cứ vào kế hoạch sản xuất của mình để giới thiệu sản phẩm, tích cực trong việc kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân vào liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho người dân.căn cứ vào các chính sách hiện hành cũng như trích ngân sách của địa phương để hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước, thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm trong sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,... tại các địa phương theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước.
- Thực hiện tốt các chính sách hiện hành để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất
Nguyễn Tiến Đức - Nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
35.jpg 36.jpg 34-2.jpg a123.jpg a125-1.jpg 02.png 06.png 09.png 05-2.png 04.png 07-2.png a22.jpeg a23-1.png 12.jpg 14-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây