Thứ sáu, 09/05/2025, 07:02

Lễ khởi động dự án “Phổ cập giống lạc chất lượng cao cho vùng khô hạn và nâng cao giá trị gia tăng cây lạc ở Việt Nam” tại khu vực vùng Bắc Trung bộ.

Thứ năm - 17/04/2025 09:17 212 0
Chiều ngày 15/4/2025 tại thành phố Vinh, Trung tâm Nông nghiệp Quốc tế Hàn Quốc (KOPIA) đã phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung bộ đã tổ chức Lễ khởi động dự án “Phổ cập giống lạc chất lượng cao cho vùng khô hạn và nâng cao giá trị gia tăng cây lạc ở Việt Nam” tại khu vực vùng Bắc Trung bộ.
Lễ khởi động dự án “Phổ cập giống lạc chất lượng cao cho vùng khô hạn và nâng cao giá trị gia tăng cây lạc ở Việt Nam” tại khu vực vùng Bắc Trung bộ.
Tham dự buổi Lễ khởi động dự án về phía Hàn Quốc có đại diện Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Văn phòng Koica tại Việt Nam, Giám đốc phụ trách các dự án khu vực Châu Á thuộc cơ quan phát triển nông nghiệp Hàn Quốc, Giám đốc cơ quan cộng đồng nông thôn Hàn Quốc tại Việt Nam và các cơ quan liên quan của Hàn Quốc. Về phía Việt Nam có đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, đồng chí Nguyễn Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, đại diện Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung bộ, đại diện Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Nghệ An và Quảng Trị; Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An, Lãnh đạo UBND huyện Diễn Châu và các đơn vị liên quan.
 
Toàn cảnh buổi Lễ khởi động dự án “Phổ cập giống lạc chất lượng cao cho vùng khô hạn và nâng cao giá trị gia tăng cây lạc ở Việt Nam” tại khu vực vùng Bắc Trung bộ.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Hồng Sơn – Viện trưởng Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam cho rằng: Bắc Trung bộ là vùng đất vùng ven biển phía Bắc có tiềm năng đất đai rộng lớn và lực lượng lao động dồi dào, giao thông thuận tiện cho phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của vùng đã có nhiều bước tiến quan trọng, không chỉ cung cấp nguồn lương thực tại chỗ mà còn tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích góp phần cải thiện thu nhập cho người dân trong vùng. Mặc dù vậy, biến đổi khí hậu đã gây áp lực cho ngành nông nghiệp, đặc biệt là thời tiết cực đoan đã tác động không nhỏ đến ổn định sản xuất của người dân. Để thích ứng với xu hướng đó, các nhà lãnh đạo địa phương, các nhà khoa học và người dân đã nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động, trong đó vận dụng và phát huy các cây trồng, vật nuôi truyền thống có lợi thế chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và coi đó là giải pháp hiệu quả và thiết thực.
 
Đồng chí Nguyễn Hồng Sơn – Viện trưởng Viện trưởng Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc

Với vùng đất cát ven biển, cây lạc được coi là cây trồng lợi thế của nhiều địa phương trong vùng Bắc Trung bộ, diện tích lạc trong vùng chiếm 30% diện tích của cả nước. Vì đây là loại cây trồng chịu hạn, có khả năng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt, thời gian sinh trưởng ngắn, giá trị kinh tế ngày càng được ghi nhận không chỉ trong nước mà còn có giá trị trên thị trường quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của của lạc đối với phát triển kinh tế - xã hội với địa phương. Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã đề xuất và đã được Tổng cục phát triển nông thôn Hàn Quốc thuộc Bộ Nông nghiệp và Thủy sản Hàn Quốc đồng ý tài trợ để thực hiện dự án. Dự án quan trọng góp phần tăng cường quan hệ, tăng cường trao đổi thông tin khoa học công nghệ giữa các chuyên gia Hàn Quốc với lãnh đạo và người dân địa phương. Qua đó tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác phát triển giữa hai quốc gia. Để kế thừa và nhân rộng kết quả của dự án, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã thảo luận với KOPIA tiếp tục đề xuất tài trợ thực hiện dự án nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất cây lạc của các tỉnh vùng Bắc Trung bộ.
Đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phát biểu tại Lễ khởi động dự án

 

Cơ quan chủ quản dự án là Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Chủ dự án là Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung bộ. Dự án được tài trợ bởi Chính phủ Hàn Quốc thông qua Trung tâm Nông nghiệp Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (KOPIA Việt Nam) - Cục Phát triển nông thôn Hàn Quốc (RDA). Đây là giai đoạn mở rộng của dự án, dự án được triển khai trong thời gian 5 năm, từ 2024 – 2029 tại 4 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị.
Mục tiêu của dự án là hình thành vùng sản xuất lạc giống chất lượng cao thông qua phổ cập giống chất lượng cao trong vùng khô hạn, nâng cao năng lực sản xuất và cung ứng giống, nông dân làm chủ công nghệ tạo ra sản phẩm có giá trị, tăng thu nhập cho bà con nông dân và nâng cao giá trị gia tăng của cây lạc.
Phát biểu tại buổi Lễ khởi động dự án, đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhấn mạnh rằng: Đây là dự án có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển nông nghiệp bền vững tại vùng Bắc Trung bộ nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng. Lạc là một trong những cây trồng truyền thống có vai trò quan trọng đối với người nông dân khu vực Miền Trung. Tuy nhiên việc canh tác lạc hiện nay vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, thiếu giống chất lượng cao, kỹ thuật canh tác còn hạn chế, hiệu quả kinh tế chưa cao và chưa tương xứng với tiềm năng. Dự án mà chúng ta khởi động hôm nay được triển khai tại 4 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. Với mục tiêu phổ cập giống lạc chất lượng cao, nâng cao năng suất và giá trị gia tăng của cây lạc, thúc đẩy sản xuất hàng hóa và phát triển thị trường. Riêng ở tỉnh Nghệ An, dự án sẽ được triển khai xây dựng các mô hình sản xuất các giống lạc trên diện tích 100ha, đồng thời hỗ trợ máy móc và công nghệ chế biến và đào tạo kỹ thuật. Đây là bước tiến quan trọng giúp người dân làm chủ kỹ thuật, cải thiện thu nhập, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu. UBND tỉnh Nghệ An xác định một nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong thời gian tới. Để triển khai dự án thì cần thực hiện một số nhiệm vụ sau đây. Thứ nhất là tăng cường công tác chỉ đạo chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Tổ chức thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Thứ hai là đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nông dân nòng cốt, nâng cao tay nghề sản xuất. Thứ ba là phát triển kỹ thuật sản xuất giống và hạ tầng hỗ trợ, sớm triển khai hệ thống sấy, thiết bị gieo trồng và bảo quản. Thứ tư là tăng cường liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ; hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị lạc. Thứ năm là thúc đẩy truyền thông thúc đẩy quảng bá sản phẩm, giới thiệu hiệu quả của mô hình và các sản phẩm chế biến lạc. Thứ sáu là theo dõi, đánh giá thường xuyên, kịp thời. UBND tỉnh Nghệ An cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với Viện khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung bộ, các Sở, ban ngành và chính quyền các cấp để triển khai hiệu quả các nội dung của dự án. Mong muố nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ Chính phủ Hàn Quốc và các đối tác để dự án đạt được kết quả cao nhất.
Tại buổi Lễ khởi động dự án, đại diện các bên liên quan đã tiến hành ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lạc. Sau buổi Lễ ký kết, các đại biểu đã đi thăm điểm triển khai dự án tại xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Đại diện các bên liên quan ký kết bản ghi nhớ tại Lễ khởi động dự án
 Hy vọng rằng, dự án sẽ cung cấp giống lạc cho năng suất, chất lượng cao và liên kết tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị gia tăng đối với cây lạc. Đồng thời nâng cao năng lực cho người nông dân và cán bộ khuyến nông tại các địa phương./.
                                               
Các đại biểu tham quan địa điểm thực hiện dự án tại xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
                                               
                                                          Sỹ Vinh – Trung tâm Khuyến nông
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
hh34.jpg hh26.jpg hh30.jpg hh31.jpg hh23.jpg hh36.jpg hh27.jpg hh32.jpg hh37.jpg hh28.jpg hh33.jpg hh24.jpg hh41.jpg hh29.jpg a6-28.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây