Thứ bảy, 04/01/2025, 06:00

Mô hình trồng cây măng Bát Độ cho thu nhập cao

Thứ hai - 13/01/2020 19:47 879 0
Được sự chỉ đạo của xã, sự hướng dẫn kỹ thuật của khuyến nông, trong những năm qua, bà con  nông dân xã Nghi Kiều (Nghi Lộc) đã phát triển nhiều trang trại, gia trại để từ đó đưa vào sản xuất những cây, con có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu lớn cho nhiều hộ gia đình.
Mô hình trồng cây măng Bát Độ cho thu nhập cao
Anh Nguyễn Văn Bằng (sinh năm 1970) với vợ là chị Đặng Thị Thủy (43 tuổi) ở xóm 9 xã Nghi Kiều, gia đình sản xuất nông nghiệp, trước đây kinh tế của vợ chồng anh con gặp nhiều khó khăn. Mặc dù trong lao động vợ cũng như chồng rất siêng năng cần cù, một nắng hai sương để dồn sức vào sản xuất nông nghiệp nhưng kinh tế cũng không khá lên được. Ở vào hoàn cảnh đó, anh chị luôn trăn trở để tìm ra hướng sản xuất có hiệu quả kinh tế cao đưa vào áp dụng tại quê nhà. Nhờ tiếp nhận thông tin nhanh chóng, có lần anh phát hiện được trồng cây măng Bát Độ có thu nhập cao, sau đó, anh Bằng trao đổi, bàn bạc kỹ với vợ để đi đến thống nhất đưa cây măng Bát Độ về trồng trang tại trại của mình. Ngoài sản xuất diện tích lúa nước của gia đình ra anh chị còn có 6 sào (3000m2) ở đồng rú Đền cách nhà ở gần 1km, diện tích đất này trước đây anh trồng Keo (tràm) lấy gỗ nhưng kém hiệu quả, sau đó anh chặt bán rồi thuê máy múc gốc đi để trồng sắn. Qua mấy năm trồng, giá thành bấp bênh khó tiêu thụ, hiệu quả kinh tế thấp nên anh chị quyết định bỏ sắn để đưa cây măng Bát Độ về trồng. Anh Bằng đã thuê xe để đi ra trường Đại học ngông nghiệp 1 Hà Nội, mua 400 cây măng Bát Độ, giá 1 cây 20 ngàn đồng (toàn bộ 8 triệu đồng ) để về trồng. Do trồng về mùa Đông, ở tiết hanh khô nên chỉ sống được 280 cây.
Trước khi trồng, gia đình nhờ người đào hố, mỗi hố rộng 0.5m, sâu 0.5m, trồng với mật độ 3m*3m (hình vuông). Trước khi trồng bón mỗi gốc 0.5 – 0.7kg phân NPK lẫn với phân chuồng hoai mục, khi đã trồng xong dùng bơm điện bơm nước ở khe cạnh đó để tưới cho măng. Sau khi trồng phải thường xuyên bảo vệ, chăm sóc cho măng, luôn luôn làm sạch cỏ dưới gốc, phía dưới mỗi gốc phải tỉa bỏ hết cành, mỗi gốc (khóm) chỉ để 5-7 cây măng mẹ. Trong một năm phải bón thúc cho diện tích măng 1-2 lần gồm cả phân hữu cơ và phân vô cơ (phân chuồng và phân NPK). Theo như chị Thủy cho biết: gia đình đổ công vào trang trại trồng măng khá nhiều thời gian, trung bình 1 tháng 7-10 ngày công để chăm sóc. Măng Bát Độ chống chịu sâu bệnh tốt nên không phải sử dụng thuốc BVTV nhờ đó mà tạo ra sản phẩm măng sạch. Cây măng sau khi trồng 3 năm là cho thu hoạch, thời gian thu hoạch chính kéo dài liên tục từ tháng 2 đến 10 hàng năm, những tháng còn lại trong năm vẫn có thu hoạch nhưng số lượng măng ít hơn.
Ngay tại trang trại trồng măng của gia đình, chị Đặng Thị Thủy chia sẻ: Măng Bát Độ là loại cây dễ trồng, thích hợp nhiều chất đất lại có thu nhập thường xuyên, nhưng cũng rất vất vả, nhất là vào vụ thu hoạch chính. Để có măng tươi ngon, cứ vào mỗi buổi sáng sớm, khoảng 4 giờ – 4 giờ 30, ngoài trời đang tối, trong xóm làng mọi người đang yên giấc ngủ thì hai vợ chồng tôi đã dậy và đi xe máy, trên đầu mỗi người mang đèn chiếu sáng đi vào trang trại để thu hoạch. Để công việc được nhanh chóng, khi thu hoạch dùng móng loại sắc bén dài 0.5m rồi dùng dùi đóng trên xuống để lấy hết búp măng. Nhờ chăm bón tốt, mỗi búp măng nặng 0.7 – 1.3kg. Khi thu hoạch đã đủ số lượng măng cần thiết thì đưa ngay về nhà để sơ chế như bóc hết vỏ bên ngoài và chờ thương lái trực tiếp đến tận nhà thu mua với giá 10 ngàn đồng/kg. Hôm nào không có thương lái, gia đình phải đưa đến các chợ để tiêu thụ với giá 10- 12 ngàn đồng/kg. Nếu có điều kiện gia đình cắt lát nhỏ ra bán lẻ ở các chợ với giá 15 ngàn đồng/kg.
Măng Bát Độ là loại măng ngon, không đắng, không phải luộc qua nhiều nước, không cần ngâm trong nước lã, chỉ cần thái ra nấu trực tiếp hoặc cắt khúc đem luộc chín lấy ra là ăn ngon, ngọt, mềm. Nhờ vậy nên loại măng này dễ tiêu thụ, được thị trường ưa chuộng, không bị ứ đọng.
Chị Thủy còn chia sẻ thêm: Trước mắt gia đình không mở rộng diện tích trồng măng, nhưng hàng ngày, anh chị tiếp tục học hỏi thêm về kỹ thuật, tăng đầu tư, tăng thời gian chăm sóc để trang trại măng xanh tốt, phát triển hơn, từ đó làm tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.
Nếu tính số lượng măng khi thu hoạch về gia đình bán trực tiếp cho thương lái và số măng đã qua sơ chế tiêu thụ ở các chợ, trung bình một tháng sau khi đã trừ mọi chi phí, anh chị còn lãi ròng 7-8 triệu đồng, chưa kể ngoài ra, măng còn là nguồn tự túc rau sạch hàng ngày cho gia đình và làm quà biếu cho người thân.
Từ khoản thu nhập đáng kể này đã góp phần cho gia đình anh chị trang trải trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt để tiếp tục nuôi các con ăn học, con đầu Nguyễn Thị Dung (sn 1966) đã tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ ra trường có việc làm ổn định, con thứ hai Nguyễn Văn Quân (sinh năm 1999) hiện đang là học viên học viện Hậu cần và Nguyễn Văn Nguyên (sinh năm 2003) học sinh lớp 11 trường THPT Nghi Lộc 5. Trong đó, 2 người con được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. Gia đình anh chị đã xây dựng được nhà kiên cố, mua sắm được nhiều đồ dùng sinh hoạt có giá trị, cả hai là hội viên nông dân tiêu biểu, chị còn là hội viên phụ nữ tiêu biểu và nhiều năm liền đạt gia đình văn hóa.
 Ông Nguyễn Trường Chung – chủ tịch HND xã Nghi Kiều cho biết: Đây là một hình trồng măng theo quy mô trang trại đầu tiên trên địa bàn xã, bước đầu đã đem lại thu nhập cao. HND xã luôn khuyến khích tạo điều kiện hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn vốn vay cho hội viên nông dân phát tiển kinh tế, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho hội viên nông dân xã nhà.
                                                                       Đan phượng
                                                              HND xã Nghi Kiều - nguồn tập san KN
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a1-16.jpg a15-12.jpg a4-17.jpg a20-1.jpg a19-1.jpg a5-14.jpg a18-8.jpg a2-14.jpg a17-10.jpg a06-2.jpg a07-1.jpg a09.jpg a02.jpg a08-3.jpg a01-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây