Hiệu quả mô hình nuôi ngan pháp ở vùng tái định cư huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An

Thứ hai - 29/01/2024 22:27 403 0
Thanh Chương nằm ở phía tây nam tỉnh Nghệ An, là huyện miền núi với tổng diện tích tự nhiên hơn 116.000ha, trong đó đất chưa sử dụng 40.000 ha, rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi đàn gia cầm cũng như nuôi ngan Pháp ở địa phương.
Hiệu quả mô hình nuôi ngan pháp ở vùng tái định cư huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An
Đồng thời, huyện đã thực hiện được nhiều chủ trương, chính sách và cơ chế quản lý trong sản xuất Nông nghiệp nhất là ưu tiên khuyến khích phát triển chăn nuôi. Nên số lượng đàn gia cầm ngày càng tăng, các trại chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng nhiều, cung cấp một lượng lớn thực phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Song, chăn nuôi gia cầm của bà con ở vùng tái định cư đang nuôi theo tập quán chăn thả rông không quản lý được dịch bệnh nên tỷ lệ sống, tỷ lệ đồng đều không cao, nguồn thức ăn hạn chế, chưa đáp ứng đủ cho vật nuôi, nhất là vào mùa nắng hạn và mùa đông. Muốn thay đổi tập quán chăn nuôi của bà con nơi đây để tạo bước phát triển mới, đưa sản xuất chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ theo hướng tập trung hàng hóa, có chất lượng, có khả năng cạnh tranh, nâng cao giá trị, trở thành ngành chính trong nông nghiệp, hình thành và phát triển tốt mối liên kết trong sản xuất chăn nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an toàn thực phẩm và tạo sản phẩm đầu ra ổn định, giá bán cao, giúp người dân biết áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học vào thực tiễn sản xuất chăn nuôi.
Xuất phát từ những thực tiễn đó năm 2023 Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Thanh Chương được sự quan tâm giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đã triển khai xây dựng mô hình “Chăn nuôi ngan Pháp thương phẩm ở vùng đồng bào tái định cư” tại xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương, với quy mô 700 con, 10 hộ tham gia, giống ngan đựơc sử dụng là giống ngan Pháp. Trước khi đưa ngan về nuôi, các hộ được tập huấn về kỹ thuật từ khâu làm chuồng có hố xử lý phân, rác thải, cách làm chế phẩm sinh học…đến khâu vệ sinh phòng bệnh: Như yêu cầu chuồng cách xa nhà ở, cuối hướng gió, trước và trong quá trình nuôi đã tẩy uế chuồng nuôi bằng các loại dung dịch hoá chất sát trùng, vôi bột,... thường xuyên vệ sinh máng ăn máng uống sạch sẽ. Nuôi với phương thức bán chăn thả, khoanh vùng khu vực nuôi, không nuôi chung với các đối tượng nuôi khác trong cùng khu vực nuôi, định kỳ thu gom rác thải, quét dọn sạch sẽ và rắc vôi bột khử trùng, đặc biệt các hộ có sử dụng các chế phẩm men vi sinh để khử mùi hôi của phân ngan thải ra hạn chế mùi hôi thối, giảm ô nhiễm môi trường trong nông hộ. Quá trình thực hiện mô hình, các hộ nuôi đã biết sử dụng  hóa chất sát trùng hoặc vôi bột để tiêu độc khử trùng chuồng nuôi, làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng sức đề kháng cho đàn ngan, giảm thiểu lây lan dịch bệnh và biết cách tiêm phòng các loại vắc xin cho ngan. Mô hình được thực hiện 5 tháng, trước khi triển khai mô hình Trung tâm Dịch vu Nông nghiệp huyện tổ chức khảo sát họp chọn điểm, họp dân chọn hộ thông qua nội dung kế hoạch triển khai mô hình. Tham gia mô hình  người dân được hỗ trợ  100% (giống và vật tư thức ăn, chế phẩm sinh học, dung dịch hóa chất sát trùng, vắc xin phòng bệnh), có cán bộ kỹ thuật chuyên môn phù hợp yêu cầu của mô hình, có kinh nghiệm trong chỉ đạo cơ sở. Đặc biệt, có sự quan tâm chỉ đạo của Trung tâm Khuyên nông tỉnh, lãnh đạo xã Ngọc Lâm và sự phối hợp nhiệt tình của các ban ngành cấp đã trực tiếp phối hợp chỉ đạo mô hình. Các hộ dân tham gia mô hình đồng tình hưởng ứng, có nhân lực lao động và có tinh thần trách nhiệm cao trong việc nuôi dưỡng chăm sóc mô hình. Con giống được cấp đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật; con giống khỏe mạnh, không dịch bệnh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ các cơ sở sản xuất kinh doanh có uy tín, có giấy kiểm dịch chất lượng con giống. Giai đoạn đầu mới thả, các hộ còn nhiều bỡ ngỡ trong quá trình nuôi, cùng lúc đó gặp thời tiết nắng nóng phần nào ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của đàn ngan. Với sự quan tâm hướng dẫn chỉ đạo tận tình và theo dõi sâu sát của cán bộ phụ trách kỹ thuật nên các hộ đã thực hiện tốt quy trình kỹ thuật như: thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ, phun dung dịch hóa chất sát trùng theo định kỳ 3- 4 lần/tháng, … Công tác phòng bệnh luôn được chú trọng và tuân thủ nghiêm ngặt lịch phòng bệnh cho ngan. Vì vậy, trong quá trình nuôi đến xuất chuồng đàn ngan không bị nhiễm các bệnh nguy hiểm như bệnh viêm gan, bệnh cúm gia cầm, bệnh dịch tả,… Tuy nhiên, giai đoạn đầu (ngan lúc 1 ngày tuổi đến 21 ngày tuổi) mới thả gặp thời tiết nắng nóng, đàn ngan chưa thích nghi kịp với điều kiện khí hậu bản địa nên ngan sinh trưởng và phát triển chậm. Đồng thời, trình độ dân trí còn hạn chế, người dân chưa quen nuôi với quy mô lớn nên các hộ tham gia mô hình còn lúng túng trong việc áp dụng quy trình nuôi. Nhưng, được sự hướng dẫn của cán bộ chỉ đạo kỹ thuật Trung tâm dịch vụ huyện cùng các hộ dân đã biết áp dụng quy trình tiêm phòng, nuôi dưỡng, chăm sóc ngan nên đàn ngan sinh trưởng phát triển tốt, ít nhiễm bệnh hơn so với phương pháp nuôi truyền thống. Sau 4 tháng nuôi, tỷ lệ nuôi sống đạt 95 %, trọng lượng xuất chuồng đạt 4,2 kg/con, giá bán 70.000đ/kg, tổng thu 195.510.000 đồng, tổng chi phí:  119.945.000 đồng, lãi thu được 75.565.000 đồng.
Vậy, đây là dạng mô hình hoàn toàn phù hợp với điều kiện chăn nuôi cho các hộ gia đình vùng tái định cư của huyện, giúp các hộ có kiến thức chăn nuôi, tiếp cận khoa học kỹ thuật mới đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường nhằm nâng cao số lượng đàn, năng suất và chất lượng sản phẩm thịt, đa dạng hoá đối tượng vật nuôi trên địa bàn xã, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân. Đồng thời, mô hình sẽ tạo tác động làm thay đổi dần tập quán chăn nuôi sản xuất nhỏ lẻ của người dân sang chăn nuôi quy mô lớn, hạn chế tối đa dịch bệnh, rút ngắn thời gian nuôi dưỡng, nâng cao hiệu quả. Mô hình sẽ góp phần cho chính quyền địa phương trong việc định hướng về tổ chức chăn nuôi nông hộ để bảo vệ môi trường và phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững. Kết quả đạt được của mô hình sẽ tuyên truyền, khuyến cáo cho nông dân trong và ngoài vùng học tập, áp dụng nhân rộng mô hình.
 Mô hình ngan tại hộ Bà Vi Thị Hương - Bản Mà - xã Ngọc Lâm

                                                            Nguyễn Thị Thu - Trung tâm KNNA, nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg rau-thom-2.jpg a1-5.jpg a7-6.jpg a1-4.jpg a8-6.jpg a4.jpg a5-3.jpg a6-4.jpg a2-3.jpg a12-3.jpg Nam-Nghia-1.jpg a8-2.jpg a9-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây