Hiệu quả với mô hình nuôi gà thịt lông màu

Thứ hai - 22/01/2024 20:10 480 0
Trong những năm gần đây, mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu trên địa bàn tỉnh Nghệ An khá phát triển, đã  và đang mang lại hiệu quả kinh tế và có tính bền vững khi người chăn nuôi áp dụng các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học, Vietgahp vào tổ chức các hoạt động chăn nuôi của mình.
Hiệu quả với mô hình nuôi gà thịt lông màu
Bằng kinh nghiệm thực tiễn và áp dụng tốt kỹ thuật chăn nuôi anh Bùi Thức Huỳnh, ở Xóm 4, xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An là một trong số những mô hình nuôi gà thành công khi quyết định đầu tư nuôi gà thịt an toàn sinh học và có liên kết đầu ra sản phẩm.
Trao đổi với chúng tôi, anh Huỳnh cho biết: Để có được thành công hôm nay, gia đình anh cũng đã trải qua nhiều khó khăn vất vả, ban đầu với quy mô nhỏ sau phát triển dần lên thành quy mô lớn hơn. Những năm đầu, sản phẩm làm ra chủ yếu bán cho thương lái tự do, giá cả bấp bênh và không ổn định. Từ năm 2016 trở lại đây, anh đã quyết định liên kết với Công ty TNHH Gondenstar Nghệ An để chăn nuôi gà thịt nhằm tăng quy mô chăn nuôi và hiệu quả kinh tế, đặc biệt là giải quyết tốt hơn cho bài toán đầu ra của sản phẩm. Hiện nay, gia đình anh đang duy trì quy mô toàn trang trại khoảng 18.000 con gà thịt/lứa, mỗi năm nuôi từ 2 - 3 lứa. Giống gà thịt hiện nay gia đình anh đang nuôi là gà Ri lai và Mía lai được phía Công ty cung cấp đảm bảo chất lượng. Đàn gà thịt được nuôi nhốt hoàn toàn trong thời gian 90 ngày, đạt trọng lượng từ 1,7 – 2 kg thì xuất chuồng.Toàn bộ sản phẩm đầu ra khi xuất chuồng đều được Công ty thu mua theo hợp đồng đã ký kết với giá từ 54.000 – 60.000 đồng/kg. Với cách chăn nuôi này anh nhẩm tính doanh thu mỗi năm từ nuôi gà thịt đạt khoảng 3,5 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí cho gia đình anh nguồn thu nhập khoảng 300 triệu đồng.
Chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi của mình anh Bùi Thức Huỳnh cho biết thêm: Để chăn nuôi gà an toàn và bền vững thì người chăn nuôi cần thực hành tốt quy trình kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học từ khâu chọn con giống, thiết kế và xây dựng chuồng trại, công tác vệ sinh thú y, tiêu độc khử trùng và đặc biệt là quy trình vắc xin cho đàn gà phải được thực hiện nghiêm ngặt; đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ việc vào ra trang trại nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh từ bên ngoài vào trong cơ sở chăn nuôi. Đồng thời anh Huỳnh cũng cho rằng khi chăn nuôi theo hình thức trang trại, quy mô lớn cần có sự liên kết giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp để cùng phát triển thì sẽ hạn chế được rủi ro về thị trường cho đầu ra sản phẩm.
Ông Hoàng Quốc Trị, cán bộ khuyến nông xã Nghi Kiều cho biết: Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng trên địa bàn xã Nghi Kiều trong những năm gần đây khá phát triển, người chăn nuôi đã và đang thay đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung có quy mô lớn hơn, ngoài anh Huỳnh còn có các hộ chăn nuôi khác cũng xây dựng chuồng trại, chăn nuôi liên kết cùng doanh nghiệp để cùng phát triển và đã cho thấy có hiệu quả nhất định.
Có thể nói chăn nuôi gà thịt là một lĩnh vực vốn có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế và làm giàu. Tuy nhiên, sản phẩm chăn nuôi do người nông dân làm ra hiện nay đang chịu một sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường từ chất lượng, mẫu mã đến giá cả, thương hiệu...Do vậy, việc tăng cường sự liên kết giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp là một hướng đi phù hợp để phát triển sản xuất một cách ổn định và có hiệu quả cao hơn./.
 
Trang trại chăn nuôi gà của anh Huỳnh
Văn Thắng - Trung tâm KNNA




 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg rau-thom-2.jpg a1-5.jpg a7-6.jpg a1-4.jpg a8-6.jpg a4.jpg a5-3.jpg a6-4.jpg a2-3.jpg a12-3.jpg Nam-Nghia-1.jpg a8-2.jpg a9-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây