Chăn nuôi gia súc, gia cầm tỉnh Nghệ An luôn được quan tâm chú trọng, với nhiều chủ trương chính sách được triển khai thực hiện trong những năm qua đã góp phần duy trì được số lượng tổng đàn và tăng trưởng sản lượng sản phẩm hàng năm.
Tính đến cuối năm 2022 với tổng đàn trâu, bò ước đạt 788.000 con; trong đó, đàn trâu 268.000 con; đàn bò 520.000 con (bò sữa, bê sữa 79.960 con; bò, bê lai khoảng 400.000 con chiếm 76,92% tổng đàn bò); đàn lợn ước đạt 1.100 nghìn con (trên 850 lợn đực ngoại, 40.000 nái ngoại); gia cầm ước đạt 33.046 nghìn con). Phương thức chăn nuôi hiện nay vẫn chủ yếu là chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ chiếm 70-80% tổng đàn gia súc, gia cầm. Hình thức nuôi này tuy có nhiều bất cập, khó khăn trong việc ứng dụng các tiến bộ KHKT, áp dụng chăn nuôi công nghệ cao, nhất là công tác quản lý dịch bệnh trên đàn vật nuôi; nhưng lại cơ bản phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh nghiệm chăn nuôi truyền thốngvà đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân. Tuy nhiên, đứng trước nhưng khó khăn bất lợi về thời tiết do biến đổi khí hậu gây nên, đặc biệt vụ xuân năm nay theo nhận định của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia có thể xẩy ra những đợt không khí lạnh, rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là tác động trực tiếp đến đàn vật nuôi, làm cho gia súc, gia cầm giảm sinh trưởng, phát triển, sức đề kháng, nguy cơ xảy ra nhiều loại dịch bệnh hoặc chết đói, chết rét, nhất là đối với gia súc gia cầm non, già yếu ở những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hoặc hộ gia đình nghèo, cận nghèo không có điều kiện đầu tư về chuồng trại, dự trữ thức ăn, nuôi dưỡng chăm sóc.
Để chủ động phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi, giảm thiểu tối đa thiệt hại gây nên bởi tác động của thời tiết khí hậu. Người chăn nuôi cần quan tâm và thực hiện tốt những giải pháp sau: Một là, Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhất là những ngày rét đậm, rét hại cần tuân thủ chặt chẽ các chủ trương và khuyến cáo về giải pháp kỹ thuật của các cơ quan chức năng có thẩm quyềnđể có kế hoạch cụ thể phòng, chống cho đàn vật nuôi. Hai là, về chuồng trại chủ động gia cố, tu sửa, che chắn cẩn thận, tránh gió lùa. Sử dụng các loại vật liêu như bao ni lông, bạt, bì đay, rèm phên quây phủ kín xung quanh chuồng trại. Dùng rơm, rạ, cỏ, lá khô rải lót nền chuồng, đồng thời chuẩn bị than, củi, trấu, đèn sưởi và một số loại chất đốt khác để sưởi ấm cho vật nuôi khi nhiệt độ xuống thấp. Chuồng trại phải được quét dọn, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên thu gom chất thải để xử lý. Ba là, về thức ăn phải đảm bảo đầy đủ nguồn dự trữ thức ăn thô khô, thô xanh đủ số lượng, chất lượng; chủ động trồng thêm các loại cỏ, ngô dày, thu gom tích trữ các phụ phẩm nông nghiệp hoặc ủ chua thức ăn xanh (ủ chua cỏ voi, VA06, thân cây ngô,.), đồng thời chuẩn bị thức ăn tinh đầy đủ thành phần, dinh dưỡngđể cung cấpcho gia súc gia cầmnhững ngày rét đậm, rét hạinhằm tăng khả năng thích ứng, đề kháng, chống rét tốt hơn,… Bốn là, về nuôi dưỡng chăm sóc phải quản lý và theo dõi chặt chẽ đàn vật nuôi hàng ngày, cung cấp thức ăn đủ chất dinh dưỡng, đủ bữa; đồng thời bổ sung khoáng, vitamin trong những ngày rét đậm, rét hại. Đối với trâu, bò thực hiện các biện pháp giữ ấm; nhất là bê, nghé non; trâu bò già yếu; những ngày nhiệt độ dưới 12ºC cần nuôi nhốt gia súc tại chuồng. Tuyệt đối không cho trâu, bò làm việc, chăn thả tự do khi xảy ra rét hại; đưa trâu, bò về nuôi nhốt để kiểm soát, chăm sóc, quản lý;áp dụng chế độ chăn thả muộn, về sớm, nên dùng bao tải, tấm chăn để may làm áo choàng chống rét. Ngoài ra, những ngày rét đậm cần đun nước ấm cho trâu bò uống, bổ sung thêm muối ăn với định lượng 5gam/100kg trọng lượng cơ thể nhằm tăng khả năng trao đổi chất và nâng cao sức đề kháng. Đối với lợn cần Cung cấp đầy đủ khẩu phần, cân đối thành phần dinh dưỡng cho từng đối tượng lợn, giai đoạn nuôi. Bổ sung đủ nước uống sạch, các vitamin, khoáng tổng hợp, men tiêu hoá trộn vào thức ăn hoặc nước uống. Không rửa chuồng hoặc tắm cho lợn vào những ngày mưa rét nhiệt độ xuống thấp, nếu nuôi lợn sinh sản cần có chuồng úm riêng cho lợn con để chăm sóc tốt hơn. Đối với gia cầm do khả năng chịu lạnh kém, nhất là những giống gà ít lông hoặc mọc lông chậm (gà Đông Tảo, Gà Chọi, Gà Mía, ..) cần lựa chọn biện pháp thích hợpchống rétnhư che chắn chuồng trại, đảm bảo kín tránh gió lùa, sử dụng bóng điện, bóng hồng ngoại, bếp sưởi để tăng nguồn nhiệt; không thả gia cầm ra vườn, sân chơi trong những ngày có rét đậm, rét hại,… Ngoài việc cho gia cầm ăn đủ bữa, đủ số lượng, đủ chất thì cần phải cung cấp đầy đủ nước ấm, bổ sung B.Comlex, men tiêu hóa, chất điện giải để tăng đề kháng cho gia cầm. Năm là, về phòng bệnh phải thực hiện tốt công tác vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, khu vực chăn nuôi, tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường xung quanh định kỳ bằng các loại hoá chất thông dụngnhư Virkon, Han-Iodine, Benkocid và rải vôi bột…, tẩy giun sán, ký sinh trùng ngoài da và tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin theo đúng quy trình. Thường xuyên theo dõi, phát hiện sớm, xử lý kịp thời những gia súc, gia cầm có biểu hiện bất thường do đói rét, dịch bệnhnhằm giảm thiệt hại thấp nhất đối với vật nuôi. Như vậy để giảm thiểu thiệt hại do rét đậm rét hại, dịch bệnh người chăn nuôi cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để giúp đàn vật nuôi sinh trưởng phát triển, tăng sức đề kháng, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi./.
Gia trại lợn giống và thịt của ông Phùng Đức Hạnh, Thị xã Cửa Lò
Ủ chua thức ăn để dự trữ tại xã Nghĩa Hoàn - huyện Tân Kỳ
Cao Tuấn - Trung tâm Khuyến nông
Nguồn: Tập san Khuyến nông