Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm             

Thứ ba - 04/04/2023 03:45 1.185 0
Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm             
                                        
                                                     Ảnh: Tiêm phòng cho trâu bò

Trong những năm gần đây, do biến đổi của khí hậu, tình hình thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan và bùng phát các loại dịch bệnh nguy hiểm như
Bệnh dịch tả lợn Châu Phi, Lợn tai xanh; Bệnh Viêm da nổi cục trâu bò, Bệnh lở mồm long móng, Bệnh Dại chó, cúm gia cầm  tăng cao. Nhiều địa phương xuất hiện dịch trên diện rộng, làm nhiều gia súc, gia cầm mắc bệnh và chết, gây thiệt hại lớn về kinh tế, an sinh xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường Vì vậy, việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi hiện nay là vô cùng quan trọng và nó trở thành một công tác không thể thiếu trong quy trình chăn nuôi. Làm tốt công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật sẽ giúp con người tránh được những hiểm họa của các dịch, bệnh trên động vật có khả năng lây sang người như cúm gia cầm, bệnh dại...


Luật Thú y năm 2015 có hiệu lực từ tháng 7 năm 2016; Luật Chăn nuôi năm 2018 có hiệu lực từ tháng 01 năm 2020  Thông tư số 07 ngày 31/5/2016 của Bộ NN&PTNT về phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn. Thông tư số 09 ngày 12/8/2021 của Bộ NN&PTNT về sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT
Một số bệnh bắt buộc phải tiêm phòng cho vật nuôi theo quy định tại Thông tư số 07 năm 2016 và Thông tư 09 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định:
- Đối với trâu bò: Tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục.
- Đàn lợn: Tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng, Dịch tả, Tụ huyết
- Đối với Dê: Tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng 
- Đối với chó, mèo: Tiêm phòng vắc xin bệnh Dại.
-  Gà, chim cút: TP vắc xin Cúm gia cầm, Niu cát xơn;
- Vịt, ngan: Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm, Dịch tả vịt;
Tiêm phòng phải đảm bảo đúng thời gian quy định, đủ số mũi tiêm. Tỷ lệ tiêm phòng phải đạt tối thiểu 80% tổng đàn vật nuôi trên địa bàn.

Việc phòng bệnh cho vật nuôi hiện nay là một điều vô cùng quan trọng và nó trở thành một công tác không thể thiếu trong quy trình chăn nuôi. Ở đâu còn bệnh truyền nhiễm lưu hành thì ở đó sản phẩm chăn nuôi sẽ bị đe dọa ngừng lưu thông. Vì vậy: sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi là biện pháp tốt nhất để đảm bảo cho nền chăn nuôi phát triển bền vững và an toàn. Điều quan trọng hơn nữa là làm tốt công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật sẽ giúp con người tránh được những hiểm họa của các dịch, bệnh trên động vật có khả năng lây sang người như cúm gia cầm, bệnh Dại chó,...

Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin theo đúng yêu cầu sẽ có tác dụng miễn dịch chống lại các dịch bệnh, giảm thiệt hại kinh tế cho gia đình, góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân và cả cộng đồng. Việc chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là quy định bắt buộc của Nhà Nước đối với mỗi cá nhân, tổ chức có chăn nuôi.
Các hành vi không chấp hành quy định tiêm phòng, làm phát sinh dịch bệnh nguy hiểm trên địa bàn xã phải chịu trách nhiệm theo quy định của Pháp luật. Cụ thể tại điều 7 trong Nghị định 90 của Chính phủ, ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi-thú y như sau:
 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.
 2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại chó, mèo.

Nhận thấy tầm quan trọng của công tác phòng, chống bệnh gia súc, gia cầm và để triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện tỉnh đã ban hành Chỉ thị,  Kế hoạch về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Giao UBND các huyện. thành phố, thị xã chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm với phương châm phòng bệnh là chính, kết hợp thực hiện đồng bộ biện pháp quản lý, chủ động giám sát dịch bệnh phát hiện sớm, bao vây, khống chế dập tắt kịp thời và hiệu quả các ổ dịch bệnh ngay từ khi mới phát sinh; hạn chế tối đa thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra; góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững; bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe con người; thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Thời gian tiêm phòng hàng năm: vụ Xuân từ ngày 15/3 đến 15/4; vụ Thu từ ngày 15/9 đến 15/10. Cùng với 2 đợt tiêm phòng chính trong năm thực hiện tiêm phòng bổ sung liên tục cho số gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng trong 2 đợt tiêm phòng chính và số gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm mới phát sinh, nhập đàn, mới bắt đầu đến tuổi tiêm phòng.

Vì vậy, mỗi người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi của gia đình theo quy định. Chủ động theo dõi lịch tiêm phòng cho đàn vật nuôi của xã và các thôn để thực hiện theo đúng kế hoạch.
 

                                                     Nguyễn Trọng Sơn

                                        Trung tâm DVNN huyện Anh Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
anh-nam-1.jpg Lon-ban-dia-Ho-Ong-Dieu-tai-huyen-Que-phong-2.jpg rau-thom-2.jpg a1-5.jpg a7-6.jpg a1-4.jpg a8-6.jpg a4.jpg a5-3.jpg a6-4.jpg a2-3.jpg a12-3.jpg Nam-Nghia-1.jpg a8-2.jpg a9-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây