Nhân rộng mô hình phát triển Gà Đen dân tộc Mông ở huyện Kỳ Sơn
Thứ tư - 14/12/2022 23:149510
Gà Đen là loại gia cầm quý hiếm có giá trị sử dụng và kinh tế cao của đồng bào dân tộc Mông tỉnh Nghệ An nói chung và Xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn nói riêng.
Theo Ông Vừ Tồng Pó một nông dân sinh năm 1970 tại bản Mường Lống 2 xã Mường Lống huyện Kỳ Sơn thì con Gà Đen đã gắn bó với văn hóa, lịch sử, kinh tế của người Mông lâu đời. Thịt Gà Đen thơm, ngon, đặc biệt được chăn nuôi tại vùng núi cao, khí hậu lạnh, ăn các loại thức ăn tự nhiên như ngô,rau, củ,quả.... do đồng bào Mông tự làm và chăn thả trong vườn, ven đồi, dưới tán rừng quanh nhà nên thịt Gà Đen rất bổ dưỡng, nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt Gà Đen nấu với Cây Sâm của người Mông giúp cho người già, người vị chấn thương sây sát cơ thể, phụ nữ mới sinh thì thịt Gà Đen giúp phục hồi sứ khỏe rất nhanh nên còn được gọi là “ Gà Thuốc”. Vì vậy Gà Đen có giá trị dinh dưỡng và thương mại rất cao.Nếu Gà Trắng giá bán 150.000 đ/ kg thì gía Gà Đen bao giờ cũng từ 200.000 đ/ kg trở lên. Tuy nhiên do tập quán sản xuất manh mún nên Gà Đen đang chủ yếu được chăn nuôi nhỏ lẻ phục vụ cho nhu cầu gia đình trong cộng đồng người Mông. Nhận thấy giá trị kinh tế hàng hóa to lớn của con Gà Đen, từ năm 2018 Ông Vừ Tồng Pó bắt đầu chăn nuôi loại gà này. Năm cao điểm ông Pó xuất chuồng 2.000 đến 3.000 con Gà Đen, mang lại thu nhập 200 triệu đồng mỗi năm. Ông đã mua máy ấp trứng, nuôi gà đẻ để tạo gà giống bán cho người dân trong vùng. Tuy nhiên nuôi Gà Đen củng nhiều rủi ro, nhất là dịch bệnh. Ông Pó tâm sự nuôi Gà Đen nhỏ lẻ thì đi nhanh, nhưng để đi xa thì phải gắn bó với tập thể, cộng đồng nhất là trong phòng chống dịch bệnh, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi Gà Đen. Vì vậy với sự giúp đỡ của Dự án Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc( UNDP- GEF SGP), Ông Vừ Tồng Pó đã tham gia thành lập và phát triển Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp và du lịch cộng đồng xã Mường Lống, trong đó chăn nuôi Gà Đen là hoạt động chủ đạo và Ông Pó là người tiên phong, tích cực trong việc giúp đỡ các thành viên HTX và cộng đồng. Hiện nay HTX đã có 15 thành viên, hàng năm sản xuất hàng ngàn con gà giống ,gà thịt chưa đủ cung cấp cho cộng đồng tại địa phương, cho thị trường trong huyện, trong tỉnh, mang lại thu nhập kinh tế cao cho các thành viên. Đặc biệt mô hình nhân rộng chăn nuôi Gà Đen của HTX dịch vụ Nông nghiệp và Du lịch Mường Lống còn mang đậm ý nghĩa tương trợ giảm nghèo, tương thân, tương ái sâu sắc. Đó là câu chuyện Chị Vừ Y Súa, sinh năm 1993 nhưng có tới 3 con, các cháu sức khỏe yếu, bệnh tật, gia đình cực kỳ khó khăn về kinh tế. Tham gia dự án UNDP- GEF SGP và HTX năm 2022, chị Súa được hỗ trợ 100 con gà giống,thức ăn, thuốc thú y và kỹ thuật chăn nuôi Gà Đen. Sau 4 tháng nuôi chị đã bán 40 con, còn lại để giống nhân đàn. Theo Ông Vừ Tổng Pó và chị Vừ Y Súa thì mỗi vòng chăn nuôi Gà Đén nếu bán hết thì một lần Chị Súa thu hoạch được 24 triệu đồng, trừ chi phí thức ăn, thuốc men, chuồng trại.. chị còn lãi được 12 triệu đồng/ lứa gà. Với hoàn cảnh cực kỳ khó khăn như gia đình chị Y Súa thì con Gà Đen là cứu cánh tích cực để giúp chị giảm nghèo và thoát nghèo trong một ngày không xa. Mô hình chăn nuôi Gà Đen của HTX còn độc đáo và gắn liền với việc phát triển du lịch cộng đồng nơi Cổng trời Mường Lống. Đó là phục tráng các vườn Đào,vườn Mận hơn 20 ha, vừa chăn thả Gà Đen vừa phục vụ khách tham quan các vườn Đào, vườn Mận khi mùa hoa nở hoặc mùa thu hoạch. Với các nhà nghỉ home stay ở Mường Lống, sau khi tham quan trải nghiệm tại các vườn Đào, vườn Mận, thăm thú các cảnh đẹp như Cổng Trời, Thác Rồng và thời tiết 4 mùa trong ngày, du khách vừa thưởng thức đặc sản Rượu Ngô của Người Hơ Mông với tiết mục “uống rượu lắc đầu gà”, thưởng thức món thịt Gà Đen nấu với Sâm của Người Mông và xem đội văn nghệ , Ông Pó biểu diễn Khèn Mông thì thực sự Văn hóa,Ẩm thực độc đáo nơi đây là trải nghiệm khó quên với du khách gần xa.Hơn ai hết, Ông Pó là người tiên phong tích cực tham gia mô hình du lịch cộng đồng gắn với nghỉ dưỡng Home stay,, phục vụ ẩm thực Gà Đen cho du khách. Vì vậy thương hiệu Gà Đen Mường Lống Kỳ Sơn đang ngày càng vươn xa theo du khách về Kỳ Sơn. Với những thành tích chăn nuôi Gà Đen và phát triển KTXH cho gia đình,cộng đồng và HTX, niềm vui lớn đã đến với HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Du lịch Mường Lống và Ông Vừ Tổng Pó. Ngày 13/9/2022 Ông Vừ Tồng Pó là một trong 5 đại biểu của tỉnh Nghệ An tham dự Hội nghị Nông dân sản xuất giỏi toàn quốc, giai đoạn 2017-2022 tổ chức tại Thủ đô Hà Nội. Tại Hội nghị này Ông Pó đã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen. Mô hình chăn nuôi Gà Đen của HTX dịch vụ NÔng nghiệp và Du lịch Mường Lống, xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn Ông Vừ Tồng Pó, Thành viên HTX đang kiểm tra tủ ấp trứng gà đen để nhân giống Nguyễn Thành Nhâm Trung tâm tư vấn phát triển Lâm nghiệp Nghệ An - nguồn TSKN