Thứ hai, 23/12/2024, 19:58

Nâng cao hiểu quả sử dụng thức ăn thô xanh cho trâu bò trong mùa đông

Thứ hai - 06/12/2021 02:42 4.437 0
Nghệ An là tỉnh có tổng đàn gia súc khá lớn trong đó đàn trâu bò khoảng 760.000 con. Thức ăn trâu bò chủ yếu là thức ăn thô, chiếm 80% khẩu phần ăn và không thể thay thế được.
Nâng cao hiểu quả sử dụng thức ăn thô xanh cho trâu bò trong mùa đông
Trung bình mỗi ngày mỗi con trâu bò trưởng thành cần khoảng 30-35 kg thức ăn thô xanh và 1-1,5kg thức ăn tinh, bê nghé cần 5-10kg thức ăn thô xanh và 0,3-0,5kg thức ăn tinh. Thức ăn thô xanh gồm córơm tươi, cỏ, thân cây ngô, ngọn mía, thân lá cây khoai lang…và thức ăn thô khô như rơm, thân cây lạc .. phơi khô. Vào các mùa xuân,hè và mùa thu thời tiết thuận lợi cây cỏ phát triển tốt và nguồn phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, thân cây lạc… nhiều nên nguồn thức ăn thô xanh dồi dào; kết hợp bán chăn thả tự kiếm ăn thì vấn đề thức ăn thô cho trâu bò khá đơn giản. Tuy nhiên vào mùa đông do thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ xuống thấp nên cây cỏ sinh trưởng kém, năng suất giảm đồng thời các phụ phẩm nông nghiệp ít. Mặt khác trong điều kiệnmùa đông lạnh, rét đậm, rét hạiđàn gia súc phải nuôi nhốt tại chuồng, không chăn thả để tự kiếm ăn được nhất là ở vùng miền núi, bởi vậynguồn thức ăn thôxanh cho trâu bò trở nên khan hiếm và thiếu hụt, chất lượng dinh dưỡng không cao. Thời tiết giá lạnh, độ ẩm không khí cao kết hợp thiếu thức ănsẽ làm sức đề kháng vật nuôi giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, viêm da nổi cục trâu bò…có nguy cơ bùng phát cao.Đểdự trữ, bảo quản và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn thôxanh cho trâu bòvào mùa đônggiúp cho trâu bò sinh trưởng và phát triển tốt, chăn nuôi hiệu quả người chăn nuôi có thể áp dụng một số phương pháp như sau:
                1.Phương pháp phơi khô:
Đây là cách làm truyền thống lâu nay của người dân. Phương pháp này có ưu điểm đơn giản, dễ làm, không tốn kém và thời gian bảo quản dài. Tuy nhiên có nhược điểm là tốn diện tích bảo quản, hàm lượng dinh dưỡng bị hao hụt nhiều, độ đạm thấp. Nguyên liệugồmrơm, thân cây lạc …Để thu được rơm, thân cây lạc khô chất lượng tốt, mùi vị thơm ngon giữ được tối đa các chất dinh dưỡng, sau khi thu hoạch phải tiến hành phơikhô nhanh chóng. Rơmkhô thường được bảo quản bằng cách đánh thành từng đống, nén chặt và có mái che mưa. Đối với thân cây lạc khô có thể nghiền nhỏ, bảo quản trong túi nilon,nén chặt từng lớp và buộc kín miệng túi. Cấtlên kệ cao ráo, gọn gàngche đậy cẩn thận; lưu ýtránh làm thủng túi, đề phòng chuột bọ cắn phá gây ẩm mốc.
  1. Phương pháp ủ chua :
  • Nguyên lý:
Ủ chua là kỹ thuật bảo quản thức ăn thô xanh nhờ quá trình lên men yếm khí sinh  ra axit Lactic và các axit hữu cơ khác tạo ra độ pH thấp, giúpức chế hầu hết các loại vi sinh vật nhất vi khuẩn gây thối rữa.và các enzym chứa trong thực vật. Nhờ đó thức ăn ủ chua bảo quản được lâu dài, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp đồng thời giúp gia súc dễ tiêu hóa, chất dinh dưỡng bị tổn thất ít, mùi thơm ngon hấp dẫn vật nuôi ăn nhiều hơn.
- Thời vụ ủ: Có thể ủ quanh năm, nhưng để dự trữ thức ăn cho vụ đông thì tiến hành ủ từ tháng 9-11 dương lịch.
-Nguyên liệu (tính cho 100kg thức ăn thô xanh): 100kg thức ăn thô xanh (cây ngô có bắp ngậm sữa, cỏ, các loại phụ phẩm nông nghiệp như thân cây lạc, ngọn lá sắn, thân ngô…), bột cám gạo 5-7kg, muối ăn 0,5kg. Nếu nguyên liệunhiềuthức ăn thô già nên bổ sung thêm 2-3lit rỉ mật.
- Chuẩn bị hố ủ hoặc túi ủ:Có thể sử dụng hố xây hoặc hố đào để ủ.Chọn nơi đặt hố ủ cao ráo, không ứ đọng nước, thuận tiện đi lại và cạnhchuồng nuôi.Kích thước hố ủ tùy vào số lượng trâu bò và định lượng thức ăn/con/ngày. Để đảm bảo chất lượng thức ăn nên làm 1 hố ủ có thể tíchchứa thức ăn đủ cho gia súc sử dụng trong vòng 15-20 ngày. Nếu dùng túi ủ có thể dùng dạng túi nilon hoặctúi ủ bán sẵn trên thị trường. Thông thường 3 túi ủ chứa được100kg thức ăn thô xanh.
      -Phương pháp ủ:  thức ăn thô đem ủ cần cắt ngắn 3-5cm, phơi héo (độ ẩm khoảng 65 – 75%).Tiến hành trộn đều muối ăn vớibột ngô hoặc cám gạo
Với hố ủ: Lót đáy hố bằng gạch hoặc rơm khô, xung quanh lót bạt, nilon đảm bảo kín, không bị hở. Cứ 1 lớp nguyên liệu thức ăn thô dày 10-15 cm  rắc đều 1 lớp cám ngô và muối ăn lên trên; đầm kỹ, nén chặt rồi mới cho lớp khác. Chú ý cần nén chặt trên toàn bộ bề mặt, xung quanh,các góc hố ủ. Nếu bổ sung rỉ mật thì cho lên trên cùng mỗi lớp sau khi đã nén chặt. Sau đó tiếp tục cho các lớp khác cứ như vậy cho đến khi đầy hố ủ và che đậy kín miệng hố.
Túi ủ: Cách ủ tương tự như hố ủ nhưng lưu ýkhông làm rách túi ủ và khi đầy bao thì nhớ đẩy hết không khí trong túi ra, dùng dây buộc chặt, ghi ngày tháng ủ.
-Bảo quản và sử dụng:
+ Bảo quản: Đối với hố ủ cần đảm bảo che chắn kín miệng hố tránh không khí, nước mưa ngấm vào. Túi ủ đưa vào bảo quản trên kệ nơi khô ráo, thoáng mát, tránh chuột cắn thủng bao, không khí sẽ xâm nhập làm mốc, thối thức ăn.
+ Sử dụng: Sau khi ủđược3-4 tuần, kiểm tra thử có thức ăn ủ có màu vàng sáng, ngửi mùi chua nhẹ là có thể lấy ra sử dụng.được. Lúc đầu cần tập cho ăn lượng nhỏ để cho trâu, bò ăn quen dần, sau đó tăng dần lên. Nếu thức ăn ủ xanh có chất lượng tốt có thể cho gia súc ăn tới 5 – 7kg/100Kg thể trọng/ngày.Thức ăn ủ chua được lấy lần lượt từ trên xuống dưới, từng góc với lượng cần thiết đủ cho mỗi lần ăn; sau mỗi lần lấy thức ăn ra cần che đậy ngay hố ủ lại để tránh mưa, nắng. Khi đã mở hố ủ thì sử dụng liên tục cho đến hết ( 7-10 ngày)
Lưu ý: Trâu, bò có chửa ở thời kỳ cuối hoặc đang bị tiêu chảy không cho ăn thức ăn ủ xanh.
  1. Ủ rơm u rê (kiềm hóa rơm)
  • Mục đích : Rơm khô tỷ lệ xơ cao 3334%, tỷ lệ đạmthấp34%, khó tiêu hóa, trâu bò không thể ăn dược nhiều. Rơm ủ ure sẽ khắc phục được tốt các hạn chế trên, tỷ lệ tiêu hóa tăng 1415%, tỷ lệ đạm tăng, trâu bò ăn được nhiều rơm hơn so với khi không được chế biến.Cách làm đơn giản, ít tốn kém.
-Nguyên liệu: (tính cho 100kg rơm khô):  rơm khô 100kg, đạm Urê: 4 kg, muối ăn: 0,5 kg, nước sạch: 90-100 lít ( trong thực tế chỉ cần 60-70 lít nước).
- Dụng cụ:Túi ủ hoặc hố ủ tùy điều kiện nông hộ, doa tưới, xô.Hố ủ chọn nơi cao ráo, không bị đọng nước hoặc ngấm nước mưa.
- Cách ủ: rơm khô cắt ngắn 3-5cm. Hòa tantất cả lượngnguyên liệu đạm ure, muối vào trong nước. Cứ 1 lớp rơm dày khoảng 15-20cm tiến hành tưới hỗn hợp nước đã hòa tan trên cho ướt đềunhưng không để nước đọng rồi nén chặt.Chú ý cần nén trên toàn bộ bề mặt, xung quanh và các góc, sau đó tiếp tục cho các lớp khác cứ như vậy cho đến khi đầy hố ủ và tiến hành che đậy kín miệng hố. Ủ vào túi ủcũng tương tự như hố ủ đến khi đầy túi, buộc kín lại.
  • Bảo quản và cách sử dụng:
+ Bảo quản:Hố ủ đậy kín,đảm bảo không khí, nước mưa, chuột..không vào được và khí amoniac không thoát ra ngoài. Các túi ủ bảo quản nơi sạch sẽ, cao ráo, tránh đặt trên nền đất; che chắn cận thận tránh mưa tạtvà chuột phá làm thủng túi, gây hỏng thức ăn.
 +Sử dụng: Rơm sau khi ủ từ 7 -10 ngàykiểm tra rơm màu vàng đậm, mềm, có mùikhai nồng (mùi khí amoniac), không bị mốcthì có thể ăn được. Trước khi cho ăn nên lấy thức ăn ủ urê ra 30 phút cho bay hết mùi amoniac rồi mới cho ăn và cần tậpăn dần cho trâu bò. Khi trâu bò ăn quen có thể cho ăn tối đa, thay thế đến 80% lượng cỏ xanh hàng ngày. Lưu ýkhông sử dụng hoàn toàn thức ăn ủ chua thay thế cho thức ăn thô xanh, vì có thể gây rối loạn tiêu hóa;cho trâu bò uống nhiều nước (18-20 lít /con/ngày).Bê nghé dưới 6 tháng tuổi không nên sử dụng
Ngoài ra người chăn nuôi nên trồng thêm diện tích cỏ trong trang trại, xung quanh nơi chăn nuôihoặc trồng cây ngô vụ đông để bổ sung nguồn thức ăn thô xanh tươi ngon cho trâu bò.Chọn các loại cỏ có năng suất cao, sức phát triển tốt kể cả trong điều kiện lạnhvà cóđộ đạm cao như cỏ sả (cỏ ghine), cỏ Mutalo, cỏ VA06…Còn cỏ voi năng suất cao nhưng trâu bò ăn nhanh chán và độ đạm thấp.
Trên đây là một số phương pháp để bảo quản dự trữ và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn thô xanh cho trâu bò trong mùa đông.Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên hiện tượng thời tiết cực đoan rét đậm rét hại, mưa đá, lũ lụt… xuất hiện nhiều và không theo quy luật. Ngoài khâu thức ăn người chăn nuôi cần chủ động thực hiện tốt đồng bộ các biện pháp khác nhau như chống rét, phun vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, phòng bệnh tốt để chăn nuôi hiệu quả, giúp hạ giá thành thức ănvà tăng lợi nhuận trong chăn nuôi trâu bò.
                                                                    Kim Dung - nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
hh3-1.jpg hh7-1.jpg hh4-2.jpg hh1.jpg hh5-3.jpg hh2.jpg hh6-2.jpg z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg a2-9.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye mo-hinh-buoi-1.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây