Các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, trạm khuyến nông đã mở nhiều lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT về cây trồng vật nuôi, cũng như giải ngân vay vốn, giúp bà con nông dân thay đổi tư duy sản xuất nhở lẻ, manh mún hướng tới mô hình sản xuất hàng hóa tập trung, mô hình bền vững.
Diễn Trung là xã điển hình của huyện về nuôi gà công nghiệp, hiện tại toàn xã có hơn 100 trang trại nuôi gà, quy mô nuôi mỗi năm 3 lứa, mỗi lứa từ 5000 – 8000 con gà/trại. Chủ tịch UBND xã Diễn Trung, Trần Văn Dung cho biết: Xã chỉ đạo hướng dẫn các hộ gia đình, các chủ trang trại đều thực hiện chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học Việt Gáp đủ tiêu chuẩn xây dựng chuổi liên kết với các nhà máy, doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm. Bà con chỉ cần nuôi thả, còn con giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh đã có nhà máy, doanh nghiệp đảm nhận. Khi xuấtchuồng, cán bộ của các nhà máy, doanh nghiệp cho ô tô về chuyên chở và thanh toán tiền công nuôi cho các hộ nuôi. Nhờ vậy, hai năm qua tuy gặp khó khăn về dịch bệnh covid/19 nhưng sản phẩm gà và trứng gà của bà con nông dân trong xã vẫn không bị tồn đọng. Năm 2019, Diễn trung, được sở khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An trao quyền quản lý thương hiệu chứng nhận “gà Phủ Diễn”. Hiệu quả nuôi gà công nghiệp ở Diễn Trung đem lại là rất lớn, với tổng đàn gà mỗi năm hơn 60 vạn con, mang về nguồn thu hơn 50 tỷ đồng/năm.
Không chủ xã Diễn Trung, mà khi thấy hiệu quả mô hình nuôi gà công nghiệp, nhiều hộ gia đình trong huyện Diễn Châu đầu tư mở trang trại nuôi gà tập trung theo hướng Việt Gáp an toàn bền vững. Ông Cao Văn Ba ở xóm 5, xã Diễn Thọ mạnh dạn chuyển đổi mô hình chăn nuôi tổng hợp sang nuôi gà công nghiệp, ông đã liên kết với công ty DIOLDRERO theo hình thức công ty cấp giống, thức ăn, kỷ thuật vác xin sau 2 tháng nuôi, công ty về thu mua lại gà gia đình và được trả tiền công nuôi 10.000đồng/con. Bình quân mỗi năm gia đình nuôi 5 lứa gà, thu về 350 triệu đồng. Năm 2020, ông Ba mở rộng trang trại với quy mô 13.000 con mỗi lứa. Từ mô hình nuôi gà công nghiệp của ông Ba, đến nay toàn xã Diễn Thọ đã có thêm 12 trang trại gà công nghiệp, với quy mô mỗi lứa 5.000 con trở lên.
Xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu (Nghệ An) có hơn 100 trang trại nuôi gà công nghiệp, cho thu nhập cao
Nghề nuôi gà công nghiệp được du nhập vào huyện Diễn Châu từ năm 2010, bắt đầu từ xã Diễn Trung, ban đầu chỉ có 5 hộ nuôi. Với hiệu quả mang lại, số lượng gà công nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng mở rộng, không chỉ xã Diễn Trung mà còn lan rộng sang các xã khác như Diễn Thịnh, Diễn Thọ, Diễn An, Diễn Lợi ..vv, với hơn 200 trang trại. Không chỉ nuôi gà theo hướng tập trung, quy mô trang trại mà ở Diễn Châu còn phát triển gia cầm theo hướng gia trại. Toàn huyện có hơn 74.000 hộ dân, thì bình quân mỗi hộ từ 20 – 100 con gia cầm, như gà, chim cút, ngan, ngỗng, vịt sinh sản. Hình thức nuôi đều theo hướng Việt Gáp, đặc biệt là thực hiện nghiêm ngặt công tác vệ sinh phòng bệnh và quy trình kỷ thuật. Gần đây trước diễn biến phức tạp của đại dịch covid/19 nhưng các hộ nuôi gà ở Diễn Châu vẫn trụ vững và tiếp tục phát triển, trở thành địa phương trọng điểm cung ứng gà thịt và trứng gà cho thị trường cả nước. Đã có hàng vạn quả trứng gà của bà con nông dân Diễn Châu làm quà tặng bà con các tỉnh phía Nam đang gồng mình chống đại dịch covid/19.
Có thể nói nuôi gà công nghiệp ở Diễn Châu “Một vốn bốn lời”, không những cung ứng cho thị trường hàng chục nghìn tấn thực phẩm sạch mà mỗi năm bà con tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động, kể cả người cao tuổi, hội viên cựu chiến binh và học sinh THCS đều nuôi gà, với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng hàng hóa, huyện Diễn Châu chỉ đạo các xã mở hướng chăn nuôi tập trung, nuôigà công nghiệp cho các nhà máy, doanh nghiệp. Tiến hành rà soát quy hoạch đầu tư xây dựng các trang trại nuôi gà ở 7 xã vùng đồi núi và 9 xã bãi ngang ven biển, phấn đấu năm, 2025 có hơn 450 trại gà, với tổng đàn hơn 1 triệu con, giữ vững thương hiệu “Gà Phủ Diễn”.
Bài và ảnh: Lê Hoài Thung - nguồn TSKN