Hiện nay, ở Thành phố Vinh đã xuất hiện nhiều nhà hàng phục vụ các món đặc sản trong đó có món ăn được chế biến từ thịt đà điểu rất hấp dẫn, do thịt đà điểu có giá trị dinh dưỡng rất cao. Nhưng, nguồn thịt đà điểu lại được thu mua từ các huyện và các tỉnh khác, chưa có nguồn cung tại địa bàn Thành phố Vinh. Bên cạnh đó, Đà điểu là giống chim hoang dã, có sức đề kháng tốt, ít bị bệnh, thích nghi với điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt, đem lại giá trị kinh tế cao. Mặt khác, thịt Đà điểu có lợi cho sức khỏe con người vì là loại thịt màu đỏ, nhiều nạc, ít mỡ, lượng cholesterol thấpvà hàm lượng protein tương đương với các loại thịt gà, bò.Thịt Đà điểu ngon hơn thịt bò, bởi nó có vịthơm ngon hơn, mềm hơn, không dai, không bở và có thể chế biến được nhiều món như xào, nướng, luộc, hấp, nấu canh,… được mệnh danh là “Thực phẩm của thế kỷ 21”.
Xuất phát từ nhu cầu đó, năm 2021được sự quan tâm giúp đỡ của Trung Tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Thành phố Vinh đã xây dựng thành công mô hình nuôi Đà điểu thương phẩm, được triển khai tại xã Nghi Liên, Thành phố Vinh, với 8 hộ tham gia, quy mô 40 con.Mô hình triển khai 10 tháng từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2021. Trước khi triển khai thực hiện mô hình Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Thành phố tiến hành tổ chức họp chọn điểm, chọn hộmột cách dân chủ, công khai và thông qua các nội dung kế hoạch của mô hình, khitham gia mô hình các hộ đượchỗ trợ 50% (giống,thức ăn hỗn hợp, vắc xin phòng bệnh)và ký kết hợp đồng giữa các hộ dânvới Trung tâm DVNN Thành phốđể thực hiện mô hình.Đặc biệt, Đây là đối tượng vật nuôi mới, vừa là giống chim hoang dã, mới được con người thuần hoá, muốn để chúngphát triển tốt trong môi trường tự nhiên nên khu vực chuồng nuôi phải bố trí 2 phần là sân chơi và chuồng nuôi, phải có hàng rào bao bọc xung quanh đảm bảo chắc chắn, có khả năng chống đỡ tốt khi đà điểu chạm vào, có tính đàn hồi tốt để tránh làm bị thương, không có vật sắc nhọn, không làm cản trở hoặc vướng chân đà điểu, nó sống chủ yếu ở bên ngoài sân chơi do đó chuồng nuôi chỉ cần làm giản dị, sử dụng vật liệu thô sơ, diện tích chuồng nuôi mỗi con trung bình 3 - 4m2/con, chủ yếu sân chơi gấp 3-4 lần diện tích chuồng nuôi. Mặc dù, con giống được mua ở địa chỉ tin cậy,trước khi đưa con giống về nuôi, các hộ được tập huấn về kỹ thuật từ khâu chọn giống, làm chuồng đến khâu vệ sinh phòng bệnh: Như yêu cầu chuồng cách xa nhà ở, cuối hướng gió, nằm trong khu quy hoạch của xã/thôn, xóm, máng ăn máng uống luôn sạch sẽ,... Nuôi với phương thức nuôi nhốt hoàn toàn, không nuôi chung với các đối tượng nuôi khác, xung quanh khu vực nuôi quét dọn sạch sẽ và rắc vôi bột, nền chuồng phủ cát có độ dày 20 cm thuận tiện cho con vật đi lại. Các hộ chia sẽ thêm:Giai đoạn đầu mới đưaĐà điểu về nuôicũng là lúc gặp thời tiết nắng nóng kéo dài, con giống mới 07 ngày tuổi và là đối tượng nuôi mới nên các hộ rất lúng túng trong việc chăm sóc, quản lý và vệ sinh chuồng trại. Khó khăn nhất là giai đoạn nuôi úm 03 tháng đầu của Đà điểu con, qua 03 tháng nuôi úm thì sau đó Đà điểu là con vật rất dễ nuôi, thích nghi nhanh với điều kiện khí hậu ở Miền Trung, không tốn nhiều công chăm sóc, có trọng lượng lúc xuất chuồng lớn nhưng thức ăn của Đà điểurất đa dạng phong phú ngoài thức ăn tinh hỗn hợp hoặc bột cám, bột ngô,...tận dụng sẵn có tại địa phương và bổ sung thức ăn thô xanh sẵn có, dễ mua như cỏ voi, rau muống, lá cây, cây chuối,....Đồng thời, có cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm tận tình hướng dẫn kỹ thuật từ cách cho ăn, hàng ngày vệ sinh máng ăn máng uống sạch sẽ, phòng bệnh đầy đủ,.... nên đà điểu sinh trưởng phát triển tốt, không dịch bệnh, tỷ lệ nuôi sống cao đạt 95 %, sau 10 tháng nuôi trọng lượng xuất chuồng đạt 85 kg/con, sản lượng thu được 3.230 kg/38 con, giá bán 120.000đ/kg, lãi thu được 2.520.000đ/con.
Vậy nên, có thể khẳng định mô hình nuôi Đà điểu thương phẩm là khá thành công, có tính khả thi và có sức lan toả cao. Mô hình không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân, làm đa dạng hoá sản phẩmcho người tiêu dùng, nhằm cung cấp thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, không gây ô nhiễm, mà còn tạo điều kiện cho nông dân giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau làm giàu ngay chính trên quê hương. Nhu cầu và nguyện vọng của người dân nơi đây, rất mong muốn được các cấp các nghành quan tâm hơn nữa, tiếp tục hỗ trợthêm mô hình nuôi Đà điểu sinh sản, nhằm giúp bà contựchủ động sản xuất con giống để cung cấp nguồn trứng giống, con giống cho trong và ngoài vùng, làm đa dạng hoá đối tượng vật nuôi tại địa phương, tạo thêm nguồn thực phẩm phong phú, giúp người dân tăng thêm thu nhập, tạo công ăn việc làm, góp phần từng bước thúc đẩy phát triển chăn nuôi nông hộ tại địa phương.
Mô hình Đà Điểu thương phẩm tại xã Nghi Liên - TP Vinh
Nguyễn Thị Thu - Trung tâm KN Ngệ An