Thứ tư, 22/01/2025, 08:54

Phát triển kinh tế từ mô hình tổng hợp

Chủ nhật - 15/09/2024 23:40 432 0
Trong những năm gần đây, xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong phát triển kinh tế. Đóng góp lớn vào sự thay đổi này là anh Đặng Hữu Hạnh xóm 3 xã Hạnh Lâm, là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương tại xã Hạnh Lâm.
Phát triển kinh tế từ mô hình tổng hợp
Xuất thân từ một gia đình thuần nông, anh Đặng Hữu Hạnh luôn trăn trở trước tình trạng thu nhập bấp bênh do phụ thuộc quá nhiều vào các phương pháp canh tác truyền thống. Nhận thấy những hạn chế của việc canh tác đơn thuần, anh Hạnh đã không ngừng tìm tòi, học hỏi từ các mô hình nông nghiệp tiên tiến trên cả nước.
Năm 2010, sau khi tham gia một khóa tập huấn do Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức, Anh Hạnh quyết định áp dụng mô hình nông nghiệp bền vững vào sản xuất của gia đình. Ban đầu, anh gặp không ít khó khăn do thiếu kiến thức và kinh nghiệm, nhưng với quyết tâm và sự hỗ trợ từ các cán bộ khuyến nông, anh dần dần nắm bắt được kỹ thuật và bắt đầu triển khai trên diện tích đất của mình. Với phương châm “Nói đi đôi với làm”, anh không ngại ngần tự mình thử nghiệm các mô hình kinh tế mới trước khi khuyến khích mọi người dân ở đây cùng tham gia.
Mô hình tổng hợp của gia đình anh Hạnh
Đến nay với kinh nghiệm và tầm nhìn của mình, anh Hạnh đã thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hướng đến những sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Gia đình anh trồng cây lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản tạo ra sự đa dạng trong nguồn thu nhập cho gia đình. Được gặp anh và được anh Hạnh chia sẻ: Để làm kinh tế giỏi, trước hết cần phải hiểu rõ tiềm năng và điều kiện tự nhiên của địa phương. Anh đã tận dụng những lợi thế về đất đai, khí hậu, và nguồn nước tại xã Hạnh Lâm để phát triển mô hình nông nghiệp bền vững. Đặc biệt, anh khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ các loại cây truyền thống sang các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như cây ăn quả, rau sạch, và các loại cây dược liệu…Hiện tổng diện tích của gia đinh anh khoảng hơn 30 ha, trong đó có 1,2 ha ao hồ và 1 ha dùng để chăn nuôi và trồng cây ăn quả, diện tích còn lại anh để trồng keo nguyên liệu. Mỗi năm gia đình anh nuôi 2 lứa gà, giống gà cỏ mía, mỗi lứa khoảng 2500 con và khi xuất chuồng trọng lượng mỗi con từ 2,3kg đến 2,5 kg/con. Lợn thịt lai  ngoại nuôi gối đan xen mỗi năm cho xuất chuồng khoảng 170 đến 200 con, trọng lượng khi xuất đạt từ 80 đến 100kg/con. Nhờ kỹ thuật chăm sóc tốt và việc sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên từ phụ phẩm nông nghiệp, đàn cá của gia đình anh luôn đạt năng suất cao, mang lại thu nhập ổn định, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 3 tấn cá, chủ lực là cá Lăng. Ngoài ra rừng keo nguyên liệu bình quân mỗi năm cho thu nhập tầm 400 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí mỗi năm như vậy gia đình anh cho thu nhập gần 700 đến 800 triệu đồng. 
Anh Hạnh thu hoạch Cá tại ao
Hiệu quả phát triển kinh tế tổng hợp tại gia đình anh Đặng Hữu Hạnh là minh chứng cho thấy việc kết hợp đa dạng ngành nghề trong sản xuất nông nghiệp có thể mang lại lợi ích kinh tế cao, bền vững, và ổn định. Đây là một mô hình cần được khuyến khích nhân rộng tại các vùng nông thôn nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân.
Khu chăn nuôi lợn của gia đình anh Hạnh
Khu chăn nuôi gà của gia đình anh
Hồ Thị Hiền – Trung tâm KNNA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
35.jpg 36.jpg 34-2.jpg a123.jpg a125-1.jpg 02.png 06.png 09.png 05-2.png 04.png 07-2.png a22.jpeg a23-1.png 12.jpg 14-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây