Thứ bảy, 23/11/2024, 03:21

Huyện Qùy Hợp: Sơ kết dự án Đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo bền vững

Thứ hai - 15/07/2024 23:12 784 0
Sáng ngày 10/7/2024, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quỳ Hợp tổ chức Hội nghị Sơ tổng kết Dự án hỗ trợ bê cái lai Sind tại 3 xã Văn Lợi, Hạ Sơn, Yên Hợp thuộc Dự án 2 – Đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023.
Huyện Qùy Hợp: Sơ kết dự án Đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo bền vững
Thành phần tham dự hội nghị gồm có đại diện lãnh đạo phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện, đại diện lãnh đạo và cán bộ nông nghiệp 3 xã Văn Lợi, Hạ Sơn, Yên Hợp, các hộ dân thụ hưởng và cán bộ lãnh đạo cùng với bộ phận khuyến nông và phát triển nông thôn của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện.
Toàn cảnh hội nghị
          Huyện Quỳ Hợp là huyện miền núi với hơn 50% dân số là người dân tộc thiểu số và có 2/3 số xã trên toàn huyện đang thuộc diện đặc biệt khó khăn. Hiện nay, trên địa bàn huyện còn 3.875 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 11,68%; Hộ cận nghèo là 5.221 hộ chiếm 15,74%. Hình thức sản xuất chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi còn mang tính tuyền thống, hiệu quả chưa cao, người dân sản xuất thiếu định hướng, thiếu tư liệu sản xuất. Cho nên công tác xây dựng, phát triển các mô hình giảm nghèo ở Quỳ Hợp luôn được các cấp, các ban, ngành từ Trung ương đến địa phương đặc biệt quan tâm.
Thực hiện Quyết định giao vốn của UBND tỉnh và giao nhiệm vụ của UBND huyện. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quỳ Hợp đã triển khai đến UBND các xã đăng ký hạng mục hỗ trợ của dự án theo đúng nhu cầu, nguyện vọng của người dân là hỗ trợ giống Bê cái lai Sind; Việc lựa chọn đối tượng nuôi đã được thông qua các cuộc họp xóm, bản và thống nhất của cấp có thẩm quyền. Trên cơ sở đó, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp xây dựng dự án hỗ trợ bê cái lai Sind tại 3 xã Văn Lợi, Hạ Sơn và Yên Hợp với mục tiêu chính là: Giúp người dân có thêm tư liệu sản xuất, kiến thức kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, thay đổi dần tập quán chăn nuôi cũ, góp phần đã dạng hoá nguồn giống, tăng tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện. Đồng thời nâng cao thu nhập cho các hộ tham gia dự án, từ đó từng bước thoát nghèo bền vững.
Quá trình triển khai thực hiện, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã cử cán bộ chỉ đạo, phối hợp cùng với UBND các xã, xóm, bản tổ chức việc bình xét các đối tượng thụ hưởng dự án một cách công khai dân chủ minh bạch đúng đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo đúng tiêu chuẩn và nội dung quy định của dự án. Dự án hỗ trợ Bê cái lai Sind tại xã Văn Lợi, Hạ Sơn và Yên Hợp thuộc Dự án 2: Đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quỳ Hợp năm 2023, được thực hiện từ năm 2023 và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2025. Dự án được triển khai và lựa chọn mỗi xã 55 hộ thụ hưởng (đối tượng hộ nghèo và cận nghèo), tổng 3 xã là 165 hộ, mỗi hộ được cấp 1 con bê cái lai sind. Bê được cấp là chủng loại Bê cái lai Sind với trọng lượng mỗi con đạt từ 125kg trở lên, tất cả bê đều đã được tiêm phòng, kiểm dịch, lấy mẫu máu, bấm lỗ tai đầy đủ, con giống khỏe mạnh, hình dáng đẹp đủ điều kiện để cấp phát cho người dân chăn nuôi vào năm 2023.
Trước khi nhận bê, các hộ dân đã được tập huấn đầy đủ quy trình kỹ thuật chăn nuôi và chuẩn bị điều kiện đầy đủ về chuồng trại, đất trồng cỏ làm thức ăn nên đàn bê sau khi cấp được các hộ dân chăm sóc nuôi dưỡng và sinh tưởng khá tốt. Sau thời gian nuôi, hiện nay hầu hết bê cái đã mang thai hoặc đang trong giai đoạn động dục, chờ phối giống, đặc biệt tại xã Yên Hợp đã có 01 hộ dân chăn nuôi thành công, bò đã sinh sản cho bê con đến nay được 5 ngày tuổi.
Bò của hộ ông Quang Văn Xuyến tại xóm Dé xã Yên Hợp đã sinh bê con
Đại diện các hộ dân cũng phát biểu tại hội nghị: Ông Quang Văn Xuyến cho biết “Hầu như các hộ nghèo như gia đình tôi trong nhà có người sức khoẻ không tốt để đi xin làm công việc nặng nên không làm ra kinh tế, cũng không có vốn để mua con giống phát triển chăn nuôi. Nhưng nay được sự quan tâm của Nhà nước đã cấp bê giống cho chúng tôi vừa giải quyết được công việc làm, vừa giúp gia đình phát triển được đàn vật nuôi. Chúng tôi xin hứa sẽ cố gắng chăm sóc, nuôi dưỡng để đàn bê ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng”
Tại hội nghị, đại diện UBND 3 xã đều đánh giá, ghi nhận kết quả thành công bước đầu của dự án, mở ra con đường thoát nghèo chính đáng cho người dân và cũng thay đổi dần phương thức sản xuất tự cung tự cấp sang hướng phát triển hàng hoá, tiến tới chăn nuôi trang trại, xây dựng hợp tác xã nông nghiệp chăn nuôi tiên tiến, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.
Phát biểu trao đổi tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Trung Kiên – Phó trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội đánh giá cao thành quả đạt được sau 01 năm thực hiện của dự án. Mong muốn các hộ dân tiếp tục phát huy để từ đó nhân rộng thêm đàn vật nuôi cho gia đình cũng như nhân rộng mô hình cho địa phương. Thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã phối hợp với UBND các xã làm tốt công tác triển khai và tới đây vẫn tiếp tục bám sát cơ sở để nắm bắt tình hình và kịp thời hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo khi cần. Từ những kết quả bước đầu, với phương châm “trao cần câu thay vì trao con cá” sẽ giúp người dân vươn lên thoát nghèo, mô hình này là sẽ là cơ sở để tuyên truyền, nhân rộng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo một cách bền vững./.
Đ/c Nguyên Trung Kiên Phó trưởng phòng LĐ TB&XH phát biểu tại hội nghị
       Phương Anh
Trung tâm DVNN Huyện Qùy Hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây