Thứ ba, 21/01/2025, 23:37

Một số biện pháp phòng chống nắng nóng cho gia súc, gia cầm vào mùa hè năm 2019

Chủ nhật - 04/08/2019 23:17 1.136 0
Phòng chống nắng nóng, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm là một việc làm hết sức quan trọng, nhất là trong điều kiện mùa hè, khi nhiệt độ lên tới 39-400C làm cho gia súc thường kém ăn, ốm yếu, giảm sức đề kháng và mắc một bệnh như bệnh say nắng cảm nóng, bệnh đóng dấu, bệnh tụ huyết trùng, bệnh phó thương hàn, bệnh tiêu chảy, bệnh Ecoly, bệnh cầu trùng và dịch tả lợn châu phi …vì vậy, để hạn chế thiệt hại do nắng nóng và dịch bệnh gây ra bà con nông dân cần thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật sau đây:
Thứ nhất là về chuồng trại: 
 Giữ cho chuồng trại gia súc, gia cầm luôn luôn khô ráo và sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, ủ phân sinh vật nhiệt, xây lắp bể bi ô ga, phun thuốc tiêu độc khử trùng xung quanh chuồng nuôi  để tiêu diệt trứng giun sán và các loại  ký sinh trùng gây bệnh.
 Trồng cây dây leo lên mái chuồng hoặc rải một lớp rơm, rạ phủ lên trên mái chuồng (đặc biệt chuồng lợp bằng proxi măng) để chống nóng, giảm nhiệt. Buổi sáng sớm nên tưới, phun nước lên mái chuồng để làm mát.
 Xung quanh chuồng trại nên dùng phên hoặc rèm che chắn đặc biệt là chỗ ánh nắng mặt trời chiếu vào chuồng trại.
 Dùng quạt điện làm mát bố trí để trước hướng gió tạo độ lưu thông không khí giảm nhiệt độ và khí độc ở chuồng nuôi.
 Các thùng, bể đựng nước uống, đường ống dẫn được che mát để giữ nước uống luôn luôn mát.
  Thứ hai là về mật độ nuôi: Mật độ nuôi mùa hè nên giảm so với mùa đông; đối với trâu bò nên nuôi với mật độ 5m2/con; đối với lợn nái, lợn chửa 3-4m2/con; lợn thịt 1,5-2m2/con; đối với gà đẻ 3-5 con/m2; gà thịt 15-20 con/m2; gà con úm 30-35 con/m2.
 Thứ ba là về chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi:
 * Đối với thức ăn nước uống: 
 Cho gia súc, gia cầm ăn no, đủ thức ăn thô xanh và thức ăn tinh; gia cầm cần bổ sung thêm thức ăn rau xanh (như rau muống, rau lang…).
 Cung cấp nước uống sạch sẽ và mát, đối với trâu bò hàng ngày cần bổ sung muối ăn 20-30gam/con/ngày hòa vào nước cho trâu bò uống.
 Để tăng sức đề kháng cho vật nuôi trong những ngày nắng, nóng phải bổ sung thuốc bổ: Bcomlex,VitaminC,chất điện giải, đường gluco… giúp gia súc, gia cầm giảm nhiệt trong cơ thể, đảm bảo sức khỏe tăng khả năng chống nắng, nóng, chống bệnh tật.
 * Chăm sóc vệ sinh phòng bệnh:
 Chế độ chăn thả hợp lý, buổi sáng từ 6-9 giờ, buổi chiều từ 16-18 giờ, buổi trưa đưa trâu bò về chuồng hoặc buộc trâu bò ở những nơi có cây xanh bóng mát để trâu bò nghỉ ngơi. 
 Tắm, chải cho trâu bò 1-2 lần/ngày, buổi sáng vào lúc 7-8 giờ, buổi chiều vào lúc 16-17 giờ, không cho trâu bò tắm vào buổi trưa khi thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao. Phương pháp tắm chải: "từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, từ trái qua phải".
 Đối với lợn thịt tắm chải 1-2 lần/ngày; lợn con theo mẹ cần giữ nền chuồng khô ráo, vệ sinh máng ăn, máng uống sạch sẽ.
 Đối với gà: Nên rải chất độn chuồng mỏng, thay thường xuyên, không nên xáo trộn chất độn chuồng tránh yếu tố stress. Dùng một số kháng sinh phòng bệnh thường gặp trong mùa hè như: ampicolistin (phòng tụ huyết trùng, ỉa chảy), Anticoccid (phòng bệnh cầu trùng gà). Lưu ý ngừng sử dụng thuốc từ 7-15 ngày trước khi giết thịt.
 Ngoài những công việc phòng chống nắng nóng trên bà con cần thường xuyên theo dõi gia súc, gia cầm nếu nghi mắc các bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, bệnh tai xanh, bệnh lở mồm long móng, dại chó, đặc biệt dịch tả lợn châu phi,… báo ngay cho chính quyền địa phương biết để can thiệp kịp thời và có các biện pháp xử lý.
                                                                                 
                                                Tăng Hồng 
                                            KN Đô Lương

 
 
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
35.jpg 36.jpg 34-2.jpg a123.jpg a125-1.jpg 02.png 06.png 09.png 05-2.png 04.png 07-2.png a22.jpeg a23-1.png 12.jpg 14-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây