Thứ ba, 21/01/2025, 23:25

Hiệu quả mô hình kinh tế nông lâm kết hợp ở các xã miền tây Nghi Lộc

Chủ nhật - 04/08/2019 23:18 2.143 0
Khai thác lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng dưới các tán rừng, đất đồi dốc và khu vực ven triền núi, nhiều hình thức sản xuất nông - lâm kết hợp đã mang lại hiệu quả tích cực.Từ đó giúp các hộ dân ở xã miền tây Nghi Lộc gắn bó với rừng, cải thiện cuộc sống, góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Hiệu quả mô hình kinh tế nông lâm kết hợp ở các xã miền tây Nghi Lộc
Gia đình ông Hoàng Quốc Trị ở xóm 12 A xã Nghi Kiều , huyện Nghi Lộc nhận khoán và bảo vệ gần 10 ha rừng phòng hộ.  Nhận tiềm năng dồi dào từ diện tích rừng nên cùng với việc trồng bổ sung rừng phòng hộ nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc,  ông đã mạnh dạn đầu tư  mua  ong về nuôi tại rừng.  Đến nay, gia đình ông trên 2 ha rừng keo 3 năm tuổi chuẩn bị thu hoạch và có gần 100 đàn ong mỗi năm thu được hàng trăm lít mật với giá bán từ 250 – 300 nghìn đồng/lít, cho thu nhập gần  100 triệu đồng mỗi năm.  Ông Trị chia sẽ  Bảo vệ, kết hợp phát triển kinh tế dưới tán rừng,  đã có thu nhập tốt và kinh tế cũng khá hơn trước, so với làm ruộng thì thu nhập cao gấp 10 lần mà không vất vả lắm .Ttheo tôi phát triển kinh tế đồi rừng nuôi ong, bò thả đồi đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhàn, khỏe vừa làm vừa chơi cũng cho thu nhập gần 100 triệu.  
Không chỉ riêng gia đình ông Trị  mà hàng trăm hộ gia đình nhận giao khoán rừng ở các xã miền tây  địa bàn huyện Nghi Lộc hiện cũng đang phát triển mô hình nông - lâm kết hợp vì mang lại cho bà con nhiều lợi ích. Điển  hình như gia đình Nguyễn Văn Phú ở xóm 15 xã Nghi Lâm - huyện Nghi Lộc với gần 33 ha vệ gần 33ha rừng phòng hộ thuộc khu vực Eo Cửa Lũy ông đã mạnh dạn làm lán trại dưới tán rừng, vừa để bảo vệ rừng và phát triển chăn nuôi. Hiện tại gia đình ông nuôi hơn 200 con vịt đẻ, vịt thịt, hơn 100 con gà mái đẻ, 1 ha diện tích ao cá , gần 100 con dê, mỗi năm từ tiền bán gà vịt, lợn, dê, cá  đã mang lại cho gia đình gần 300 trăm triệu đồng. Ông Nguyễn Văn Phú xóm 15 - xã Nghi Lâm cho biết:  Khi biết tin Ban Quản lý rừng phòng hộ Nghi Lộc có chủ trương giao rừng phòng hộ cho các hộ dân bảo vệ, kết hợp phát triển kinh tế dưới tán rừng, tôi đã nộp đơn xin nhận khoán bảo vệ  33 ha rừng  ở khu vực eo của để phát triển chăn nuôi dưới tán rừng, cùng với đó chăm sóc bảo vệ rừng. 2 năm nay đã có thu nhập tốt và kinh tế cũng khá hơn trước
Theo tính toán của bà con nông dân ở các xã miền tây Nghi Lộc , các mô hình nông - lâm kết hợp giúp người dân thu lãi từ 100 - 250 triệu đồng/ha/năm, cá biệt có hộ còn thu gần 500 triệu đồng/ha/năm.  Đến nay đã có trên 150 trang trại nông - lâm kết hợp, hàng năm cho thu nhập trên 200 triệu đồng/ mô hình. Các mô hình này đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động ở địa phương.  Có thể nói, việc đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế nông lâm kết hợp đã giúp nhiều hộ gia đình ở các xã miền tây Nghi Lộc thoát nghèo, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện xuống còn 2,78 %. Đồng thời còn góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo cho những cánh rừng thêm xanh, khí hậu được điều hòa, môi trường sống của con người được cải thiện.  Ông Nguyễn Văn Thìn - PCT UBND xã Nghi Kiều  cho biết thêm “ Phát triển mô hình nông lâm kết hợp xã đã hướng dẫn bà con lựa chọn các loại con giống, cây trồng trong hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương, giúp bà con tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, chuyển giao khoa học kỷ thuật vào sản xuất nâng cao nhận thức trong việcchuyển đổi phương thức canh tác, cơ cấu cây trồng nhằm hạn chế được phần lớn diện tích đất màu bị rửa trôi, nâng tỷ lệ phủ xanh đất trống - đồi núi trọc. 
Có thể khẳng định, việc phát triển mô hình kinh tế nông lâm kết hợp ở các xã miền tây Nghi Lộc vừa có thể nâng cao thu nhập của người dân trên một đơn vị diện tích, vừa duy trì diện tích rừng, chống xói mòn rửa trôi đất, bảo vệ bền vững về môi trường./.
 

                                              Trần Hoa - nguồn TSKN
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
35.jpg 36.jpg 34-2.jpg a123.jpg a125-1.jpg 02.png 06.png 09.png 05-2.png 04.png 07-2.png a22.jpeg a23-1.png 12.jpg 14-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây