Huyện Diễn châu (nghệ An) có 7 xã có đồi núi, với diện tích hơn 7200 ha, trong đó xã miền núi Diễn Lâm có 2600 ha, với hơn 14000 người dân, sinh hoạt ở 25 xóm. Còn xã Diễn Phú 2800 ha, với hơn 1900 hộ, 8600 nhân khẩu, sinh hoạt ở 23 xóm. Các xã còn lại như : Diễn Lợi, Diễn thắng, Diễn Đoài, Diễn An, Diễn Trung, mỗi nơi có từ 120 ha đến 450 ha.
Những năm 1980 trở về trước, đời sống nhân dana 7 xã vùng đồi Diễn châu thường thiếu ăn từ 3 – 4 tháng. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu là thiếu vốn, tư liệu sản xuất, hộ đói nghèo còn cao. Hàng năm thường bị bão lũ, khô hạn.Nạn chặt phá rừng, khai thác lâm sản trái phép thường xẩy ra. Phong trào trồng cây gây rừng chưa được quan tâm, chú trọng. Một bộ phận cư dân khác bỏ bê đồng ruộng, đồi núi đi làm thuê kiếm sống. Thực hiện chuyển đổi kinh tế, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện ủy, UBND huyện Diễn châu ra nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế vùng đồi, đẩy mạnh trồng rừng, mở rộng ngành nghề xây dựng, kết cấu hạ tầng, đưa tiến bộ công nghệ sinh học vào trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế trang trại, gia trại, thương mại, dịch vụ, chỉ đạo các cơ quan chức năng ở huyện thực hiện giao đất, giao rừng cho nhân dân sử dụng lâu dài, mở các lớp tập huấn kỹ thuật, dạy nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, làm kinh tế trang trại, tăng cường làm giao thông thủy lợi, đào giếng khoan tại ruộng để tạo thêm nguồn nước tưới. Hiện tại mỗi xã đã đào từ 100 đến 150 giếng khoan, giá trị mỗi giếng từ 15- 20 triệu đồng. Các đoàn thể quần chúng như hội nông dân, phụ nữ, CCB đứng ra thế chấp, tín chấp vay từ ngân hàng chính sách xã hội huyện mỗi xã từ 10 tỷ đồng đến 40 tỷ đồng, giúp gia đình chính sách và hội viên nghèo đầu tư trồng rừng, làm kinh tế trang trại, gia trại. Xã Diễn Trung là một ví dụ điển hình, xã có 2.230 hộ, 12.900 khẩu, sinh hoạt ở 19 xóm, trong đó có xóm giáo dân toàn tòng, với 221 hộ, 1190 người theo đạo công giáo, thuộc giáo xứ Thiên tước. Ngoài 535 ha đất canh tác, trong đó có 465 ha đất màu, Diễn trung còn có 140 ha đồi núi, 65 ha đầm bãi bồi ven biển, ngoài lầy cùng các lợi thế về du lịch sinh thái, du lịch tâm linh.Thực hiện chuyển đổi kinh tế, phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, xã chỉ đạo bà con nông dân gieo trồng mỗi năm 3 vụ, trong đó vụ xuân trồng lạc theo công nghệ phủ ni lon, trồng ngô xen lạc, vụ hè thu thì gieo giống vừng V6, đậu xanh Anh Sơn,rau ngắn ngày và dưa hấu đỏ, vụ đông thì trồng ngô và các loại rau sạch như: Xu hào, bắp cải, bầu bí, với diện tích 430 ha.Hơn 60 ha ruộng trũng thì gieo cấy mỗi năm 2 vụ lúa chiêm xuân và hè thu. Do áp dụng thành công các biện pháp luân canh gối vụ, theo công thức lạc xuân + Vừng hè thu, ngô và rau ngắn ngày vụ đông, thực hiện tốt việc trồng xen ba loại cây trồng trên cùng một diện tích nên 10 năm qua Diễn Trung được mùa lớn, vòng quay của đất đạt 2,9 lần/năm. Tổng sản lượng lương thực và nông sản đạt 3.400 tấn/ năm. Trong đó có 1.600 tấn lạc, vừng. Số nông sản này bán cho các nhà máy chế biến dầu thực vật. Riêng ngô hạt và rau xanh thì dùng phát triển chăn nuôi. Để đẩy mạnh liên kết sản xuất nông nghiệp xã thành lập HTX chăn nuôi, tổ chức giao đất, giao đồi, đấu thầu ao đầm, bãi bồi cho dân nuôi trồng thùy sản, trồng rừng, làm kinh tế trang trại theo mô hình VACR. Đến nay đã có 2 làng chăn nuôi tập trung, trong đó làng nuôi tôm có 87 hộ, với diện tích 47 ha, làng nuôi gà có 180 hộ, hộ nuôi ít 8000 con, hộ nuôi nhiều 19.000 con/hộ/năm. Người nuôi tôm giỏi nhất là anh Ngô Xuân Đại ở xóm 10, mỗi năm nuôi 2 lứa tôm thẻ chim trắng, với diện tích 4 ha, trừ chi phí và trả tiền công cho 4 lao động, anh Đại còn lãi 2 tỷ đồng/ năm. Nuôi gà mỗi năm 3 lứa, mỗi lứa từ 6000 – 8000 con có các hộ Lê Ân, Hồ sỹ Sinh, Phạm văn Cầu, Phạm Tư, Nguyễn Sỹ cho thu nhập từ 200 triệu đồng – 400 triệu đồng/ hộ/ năm. Con tôm, con gà trở thành thương hiệu cùng với các mặt hàng khác như Lạc nhân giống L14, vừng V6, ngô nếp MX4, được khách thập phương về tham quan Đền Cuông, nghỉ dưỡng tại biển Cửa Hiền mua làm quà. Tương tự như cách làm của xã Diễn Trung, các xã vùng gò đồi Diễn châu đã áp dụng thành công các biện pháp luân canh, gối vụ theo công thức: Lạc, ngô, lúa vụ xuân + vừng, dưa hấu, đậu đỗ hè thu +ngô và rau ngắn ngày vụ đông. Mạnh dạn đưa các loại cây ngắn ngày, chịu hạn, thu nhập cao vào làm khảo nghiện, để nhân ra diện rộng như dưa hấu đỏ, dưa lê, ngô nếp Hà nội HN10, khoai lang giống nhật bản, sắn cao sản, đậu xanh Anh Sơn. Hai cây trồng chủ lực được trồng 3 vụ với diện tích ngô là 2500 ha, lạc 1200 ha, đối với 7200 ha đồi núi thấp thì vừa phát triển trồng cây gây rừng, làm trang trại theo mô hình VACR vừa thực hiện trồng xen cây họ đậu để tăng thu nhập trên cùng một diện tích.Cùng với tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật đến từng hộ gia đình, 7 xã vùng đồi đã đào được hơn 35 km đường băng cản lửa, dựng 16 chòi canh lửa rừng thành lập 7 trung đội dân quân cơ động, duy trì chế độ phòng chống cháy rừng, bảo vệ tài nguyên rừng 24/24h. Các xã vận động nhân dân và các chủ rừng lập quỹ bảo vệ rừng, phòng chống thiên tai trả thù lao thỏa đáng để anh em trong trung đội dân quân cơ động yên tâm phục vụ lâu dài cho dân. Được vay vốn và chuyển giao tiến bộ KHKT về trồng rừng, làm trang trại, đã có hơn 2600 hộ ở 7 xã vùng đồi đầu tư trồng rừng, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm với quy mô từ 3 ha đến 50 ha. Tiêu biểu ở xã Diễn Phú có ông Cao Long, cao Việt trồng từ 40 – 60 ha rừng, nuôi từ 15- 20 con trâu bò.
Bảy xã vùng đồi huyện Diễn Châu (Nghệ An) mỗi năm huy động 10 nghìn lượt đoàn viên thanh niên và học sinh ra quân phát quang bụi rậm, thu dọn thực bì, phòng chống cháy rừng, bảo vệ tốt 7200 ha rừng phát triển tốt Xã Diễn Lâm sau khi giao đất giao đồi cho dân sử dụng lâu dài đã có hơn 800 hộ đầu tư trồng rừng, phát triển chăn nuôi, nhà ít trồng từ 2-5 ha, nhiều từ 20 – 60 ha, xây dựng mỗi hộ từ 1 – 3 sào vườn đồi để trồng cây ăn quả, nuôi bò vàng dưới tán cây rừng, nuôi gà thả đồi.Xã mời gọi hai doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu sinh thái Đồng nông và nhà máy may xuất khẩu với số vốn đầu tư gần 3000 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 1000 lao động địa phương. Ba năm qua đã có hơn 30.000 lượt khách về đồng nông (Diễn Lâm) tham quan, nghỉ dưỡng.Thuận lợi cơ bản của xã Diễn lâm là có trục đường 48 chạy qua thông thương sang nước bạn Lào, xã dành 10 ha đất để xây dựng khu trung tâm thương mại, nâng cấp chợ Tảo lên chợ loại 2, ưu tiên mặt bằng cho hơn 100 hộ có tiềm lực kinh tế mở cơ sở sản xuất, kinh doanh, làm thương mại, dịch vụ, mua phương tiện buôn bán hàng quá cảnh sang nước bạn Lào. Hồ Xuân Dương được xây dựng trên địa bàn xã Diễn Phú từ năm 1940, vừa qua được UBND tỉnh đầu tư hơn 30 tỷ đồng nâng cao thân đập, nạo vét mở rộng lòng hồ, xây dựng thêm 5 km kênh mương dẫn nước để đảm bảo đủ nước tưới cho 1200 ha lúa, màu của 4 xã phía nam huyện. Mười năm qua cán bộ và nhân dân xã Diễn Phú trồng hơn 1.500 ha thông nhựa, keo lai bao quanh hồ tạo thành màu xanh bạt ngàn kéo dài đến tận Đền Cuông xã Diễn an. Đã có 30 loài chim cò bò sát từ biển vào trú ngụ sinh sôi. Tương lai không xa Hồ xuân Dương sẽ trở thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn du khách. Mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi với tinh thần “Đất nào cũng làm ra sản phẩm”, Diễn châu đã biến vùng đồi khô hạn, bạc màu thành vùng kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân. Đến nay, toàn huyện đã căn bản hoàn thành giao đất, giao đồi cho dân sử dụng lâu dài và đã phủ xanh 7200 ha đồi núi. Quy hoạch, xây dựng được vùng lúa chuyên canh rộng 2500 ha, vùng màu chuyên canh và nuôi trồng thủy sản rộng hơn 1500 ha, mỗi năm giải quyết việc làm cho từ 1000- 1200 lao động, trong đó có 400 người xuất khẩu lao động. Bà con lương giáo vùng đồi đã đóng góp công, sức xây dựng mới 250 km đường giao thông và kênh mương bê tông, 120 nhà văn hóa, 200 bãi tập thể thao, khu vui chơi giải trí. Với tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm” cả 7 xã vùng đồi đã đầu tư xây dựng được trụ sở làm việc, trường học cao tầng khang trang, trong đó xã Diễn Lâm xây dựng được 4 trường học cao tầng cho cả 3 cấp học. Từ những xóm nghèo dưới chân đồi khô hạn trước đây, nay trở nên trù phú với hơn 2000 ha cánh đồng thu nhập từ 90 triệu đồng đến 110 triệu đồng/ha. Đó là chưa kể 350 hộ làm VACR giỏi thu mỗi năm từ 75 – 250 triệu đồng/ hộ/ năm. Nguồn lợi mà rừng đem lại cho bà con nơi đây như (Gỗ, củi, thông nhựa, cây nguyên liệu, làm VACR) mỗi năm hơn 200 tỷ đồng, ngoài việc nuôi 40.000 con gia súc như trâu bò, lợn, dê rừng, bà con nông dân vùng đồi Diễn châu còn nuôi 10 vạn con gia cầm, trong đó có 3 vạn con gà đồi). Đời sống nhân dân được nâng cao, với mức thu nhập bình quân từ 36 triệu – 40 triệu đồng/ người/ năm. Từ 50% hộ nghèo (năm 1980) nay chỉ còn 3 %, hộ giàu và khá thu nhập từ 80 triệu đến hơn 200 triệu đồng/ hộ/ năm, chiếm 60%. Số hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” hàng năm chiếm 86 %. Niềm vui nữa xã miền múi Diễn lâm được UBND tỉnh Nghệ An xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2016, mùa thu năm 2019 này, 6 xã vùng đồi Diễn châu còn lại đạt từ 16- 17 tiêu chí.