Thứ ba, 21/01/2025, 07:29

Tăng cường các biện pháp phòng chống cháy rừng trong mùa nắng nóng

Thứ ba - 26/05/2020 21:55 1.589 0
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang bước vào mùa khô nóng. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, năm 2020 là năm có diễn biến thời tiết phức tạp và bất thường. Nắng nóng kéo dài, nguy cơ tiềm ẩn cháy rừng xảy ra rất cao, đặc biệt là ở những vùng rừng có lớp thảm thực vật dễ cháy.
Tăng cường các biện pháp phòng chống cháy rừng trong mùa nắng nóng
Theo kết quả cập nhật của Chi cục Kiểm lâm, năm 2019 trên địa bàn tỉnh xảy ra 27 vụ cháy rừng, trong đó: Có 12 vụ cháy không gây thiệt hại  về rừng với diện tích 14,5 ha và 15 vụ cháy gây thiệt hại về rừng với tổng diện tích bị cháy 61,97 ha; đất có rừng 33,27ha; Đất chưa có rừng: 28,7 ha; Diện tích rừng thiệt hại là 32,64 ha.
Thực hiện Chỉ thị số 1299/CT-BNN-TCLN ngày 21/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường các biện pháp cấp bách về phòng cháy, chữa cháy rừng; Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 10/02/2020 của UBND tỉnh Nghệ An về tăng cường các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2020;. Để hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy rừng xảy ra trong mùa nắng nóng, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách sau:
Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo, thành lập các tổ đội PCCCR ở cơ sở.
Kiện toàn Ban chỉ đạo cấp tỉnh về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững và Ban chỉ đạo PCCCR các cấp huyện, xã, các chủ rừng. Xây dựng và ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp, chủ rừng; Thành lập các tổ đội chữa cháy rừng tại địa bàn cơ sở, trang bị phương tiện, thiết bị, huấn luyện kỹ thuật sẵn sàng ứng cứu các tình huống cháy rừng xảy ra.
Kiểm tra đôn đốc việc xây dựng và thực hiện  phương án PCCCR của các chủ rừng và chính quyền cơ sở
Cơ quan chuyên môn chủ động thành lập các Đoàn kiểm tra công tác PCCCR tại các huyện trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Sau Kiểm tra đã có biên bản làm việc, đồng thời bổ cứu, hướng dẫn khắc phục ngay những tồn tại, thiếu sót trong phương án PCCCR tại địa phương.
Xác định các vùng trọng điểm cháy rừng cần tập trung chỉ đạo
Tập trung ở các khu rừng trồng thông thuần loài; rừng bạch đàn tập trung tại 27.353 ha rừng trồng bao gồm: 16.344 ha rừng thông thuần loài; 3.809 ha rừng thông hỗn loài và 720 ha rừng hỗn giao bạch đàn (là loài cây có tinh dầu, dễ cháy) phân bố  ở các  huyện vùng đồng bằng, núi thấp các huyện Nam Đàn, Đô Lương, Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên và TP Vinh...
Vùng trọng điểm dễ cháy ở rừng tự nhiện tập trung ở diện tích rừng tre nứa thuần loài (Nứa, Lùng, Giang..), rừng tự nhiên nghèo kiệt gồm các khu rừng thứ sinh nghèo, rừng phục hồi và các trạng thái rừng hỗn giao giữa Giang, Nứa và gỗ, khu vực giáp ranh với diện tích sản xuất nương rẫy, phát xử lý thực bì trồng rừng, đốt đồng cỏ chăn nuôi của đồng bào niềm núi nên dễ xảy ra cháy lan vào rừng tại địa bàn các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu và Quỳ Hợp.
Tổ chức thường trực công tác BVR, PCCCR; cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng, phát hiện sớm cháy rừng
Duy trì thường trực, thông tin cháy rừng 24/24h hàng ngày từ cấp tỉnh đến cơ sở, các Trạm bảo vệ rừng, chòi canh lửa để xử lý các tình huống cháy rừng trên địa bàn tỉnh. Tại những vùng rừng trọng điểm, nguy cơ cháy rừng cao, cần bố trí lực lượng tuần tra, giám sát chặt chẽ người ra vào rừng và việc sử dụng lửa trong rừng, ven rừng để kiểm soát tốt các nguồn lửa, nguồn nhiệt có thể gây cháy rừng; Thực hiện nghiêm túc việc cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng, duy trì chế độ thường trực để phát hiện sớm những điểm cháy, thông tin nhanh và tổ chức lực lượng chữa cháy kịp thời; Thực hiện việc hợp đồng trông coi lửa rừng, kiểm soát người ra vào rừng trong suốt mùa nắng nóng tại các vùng rừng trọng điểm;  Liên tục trong mùa nắng nóng ban hành văn bản đến UBND các huyện, thành thị, các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh Nghệ An về cảnh báo nguy cơ xảy ra cháy rừng trong thời gian nắng nóng, đặc biệt nguy cơ xảy ra cháy rừng cao;  Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, chủ rừng thường trực cập nhật, theo dõi cảnh báo các điểm cháy rừng để kiểm tra, phát hiện sớm các điểm cháy rừng.
Công tác tuyên truyền, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ, diễn tập chữa cháy rừng:
   Phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng các chuyên mục, chuyên đề PCCCR, nêu gương tốt việc tốt trong PCCCR, cảnh báo cháy rừng. Thực hiện cảnh báo cháy rừng hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nâng cao nhận thức, cánh giác với các hành vi gây cháy rừng; Tổ chức tuyên truyền trong cộng đồng dân cư, thôn, bản. Trong đó tập trung tại các địa phương vùng trọng điểm cháy, thường xảy ra cháy rừng, bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng tuyên truyền đối với cán bộ tuyên truyền cơ sở; Phát động phong trào toàn dân tích cực tham gia PCCCR, tổ chức lễ ra quân PCCCR trong lớp trẻ thanh thiếu niên, học sinh toàn tỉnh; ký cam kết PCCCR, viết tin bài, mở các chuyên mục tuyên truyền công tác PCCCR, nêu gương tốt việc tốt để được nhân rộng; tập trung tuyên truyền tại những xã trọng điểm thường xảy ra cháy rừng, cử cán bộ bám sát địa bàn, xử lý các mâu thuẫn tiềm ẩn trong nhân dân, để đấu tranh ngăn ngừa hành vi đốt rừng cố ý có thể xảy ra;  Xây dựng các bảng nội quy bảo vệ rừng và PCCCR; biển cấm lửa và biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng, chòi canh lửa, in ấn và phát hành các tài liệu phổ biến tuyên truyền về PCCCR.
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và nghiệp vụ chỉ huy, diễn tập chữa cháy rừng cho lực lượng nòng cốt tham gia chữa cháy rừng tại các địa phương, thực hành các tình huống chữa cháy rừng tại địa bàn cơ sở. Đảm bảo chữa cháy rừng có hiệu quả và an toàn tuyệt đối về người tài sản của Nhà nước và nhân dân; Chỉ đạo các địa phương và chủ rừng tổ chức diễn tập thực binh chữa cháy rừng và diễn tập kỹ năng sử dụng các thiết bị chữa cháy rừng được trang bị, để cắt băng cản lửa, các loại máy thổi gió, máy cắt thực bì…thực hiện hiệu quả phương án PCCCR theo đúng phương châm 4 tại chỗ “Phương tiện tại chỗ, lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ”.
Xây dựng các công trình phòng cháy
Xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, hệ thống đường cơ động chữa cháy; hệ thống đường băng trắng cản lửa; bể chứa nước chữa cháy, hồ dập; hệ thống chòi canh lửa; hệ thống thông tin liên lạc; Chỉ đạo phát dọn thực bì dưới tán rừng thông, xử lý bằng biện pháp đốt trước có kiểm soát vật liệu cháy trước mùa nắng nóng; Khảo sát, duy tu bảo dưỡng các đường băng đã được xây dựng những năm trước đây và đưa vào sử dụng.
 Xây dựng quy chế phối hợp huy động lực lượng chữa cháy rừng
Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các Sở Ngành liên quan trong công tác phòng chống cháy rừng;  Xây dựng và triển khai hệ thống quy chế phối hợp PCCCR vùng giáp ranh các xã, huyện liền kề trong tỉnh, quy chế phối hợp giữa các huyện liền kề trong tỉnh; Tổ chức hội nghị đánh giá, bổ sung và hoàn thiện các quy chế PCCCR vùng giáp ranh các xã liền kề; Thống nhất cơ chế huy động lực lượng hỗ trợ chữa cháy rừng, khi phát hiện cháy rừng vùng giáp ranh giữa các địa phương liền kề;  Phương án huy động lực lượng chữa cháy rừng được huy động theo phương châm 4 tại chỗ. Trước hết là lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng, các tổ đội thường trực phòng cháy chữa cháy rừng của thôn, xóm là lực đầu tiên trực tiếp chữa cháy khi cháy rừng xảy ra. Tại mỗi xã đều thành lập các trung đội mà nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ tham gia chữa cháy khi có yêu cầu. Khi cần thiết có thể huy động lực lượng từ các đơn vị vũ trang đóng trên địa bàn các huyện theo danh sách được thống nhất giữa Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Sở Nông nghiệp &PTNT.
Hiện nay, theo dự báo thời tiết đang ở giai đoạn nắng nóng cao điểm, nguy cơ cháy rừng đang ở mức báo động. Để chủ động các biện pháp phòng ngừa cháy rừng có hiệu quả, các ngành, đơn vị, chủ rừng...cần tập trung xây dựng và thực hiện các phương án, giải pháp phòng chống cháy rừng phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương, làm tốt công tác phòng chống cháy rừng trong thời gian tới./. 

 
                Ảnh: Cháy rừng ở xã Khánh Sơn – huyện Nam Đàn
Trần Tý - Trung tâm KN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
35.jpg 36.jpg 34-2.jpg a123.jpg a125-1.jpg 02.png 06.png 09.png 05-2.png 04.png 07-2.png a22.jpeg a23-1.png 12.jpg 14-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây