Thành phần tham dự tại điểm cầu tỉnh Nghệ An có Đồng chí Võ Thị Nhung – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì cùng với lãnh đạo và các chuyên viên liên quan phòng QLKT&KHCN, Đại diện lãnh đạo Chi cục Thủy sản, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông; Đại diện các doanh nghiệp, Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Tại hội nghị các đại biểu được nghe báo cáo của Văn phòng SPS và các đơn vị liên quan trình bày về Hiệp định SPS/WTO và hệ thống SPS của Việt Nam; các cam kết SPS trong EVFTA; Thách thức và những vấn đề cần lưu ý.
Hiệp định An toàn thực phẩm và An toàn dịch bệnh động, thực vật (SPS) được phép áp dụng (không hạn chế các nước thành viên) để bảo vệ sức khỏe con người, động vật và thực vật khỏi các mối nguy mất ATTP, dịch bệnh lây lan qua đường thương mại Quốc tế. Biện pháp SPS dựa trên cơ sở khoa học hoặc tiêu chuẩn Quốc tế, minh bạch, không phân biệt đối xử, nhất là Quy định SPS của EU và nguồn thông tin về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc thực vật; Quy định về mức dư lượng tối đa của EU cho nông sản nhập khẩu, bảo hộ chỉ dẫn địa lý,…
Phát biểu kết luận Hội nghị đồng chí TS Lê Thanh Hòa Giám đốc SPS Việt Nam nhấn mạnh thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam còn đối mặt với nhiều thách thức như sản xuất vẫn nhỏ lẻ, phân tán, nguy cơ từ tác động của biến đổi khí hậu, môi trường, dịch bệnh, phải cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu nông sản với các nước khác, gia tăng bảo hộ sản xuất trong nước thông qua các hàng rào kỹ thuật, xu thế sử dụng các sản phẩm an toàn, sản phẩm xanh và khí phát thải nhà kính. Do vậy các nhà sản xuất và doanh nghiệp cần nắm chắc và chấp hành nghiêm các Luật, Nghị định, Thông tư, tiêu chuẩn và các hướng dẫn liên quan đến mã số vùng trồng, bao bì nhãn mác; Đảm bảo an toàn và chất lượng đầu ra đúng quy trình canh tác, chế biến/đóng gói/vận chuyển mới tạo ra cơ hội thích ứng để gia nhập EU và Thế giới./.
Ảnh Hội nghị trực tuyến
Cao Tuấn