Thứ ba, 21/01/2025, 00:01

Gỡ 'thẻ vàng' IUU: Chỉ là bước khởi đầu, lâu dài là nghề cá minh bạch, trách nhiệm

Thứ tư - 24/04/2024 22:02 2.969 0
Chiều 22/4, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức “Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản”.
Gỡ 'thẻ vàng' IUU: Chỉ là bước khởi đầu, lâu dài là nghề cá minh bạch, trách nhiệm

Nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài: 
Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cùng chủ trì và điều hành Hội nghị.

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Hồng Thắm.

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Hồng Thắm.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan báo cáo những nội dung chủ yếu của Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết: “Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm”.

“Dù còn nhiều thách thức nhưng nếu chúng ta hành động đầy đủ, thực thi quyết liệt thì sẽ đạt được kết quả... Lâu dài hơn, cần phải quan tâm cấu trúc lại ngành thủy sản theo hướng minh bạch, bền vững, quan tâm tạo sinh kế phù hợp, nâng cao cuộc sống của ngư dân, người lao động có liên quan”, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chia sẻ.

“Tuy nhiên phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU. Việc triển khai hệ thống quản lý, giám sát toàn diện đội tàu; cập nhật cơ sở dữ liệu tàu cá quốc gia; truy xuất nguồn gốc thủy sản; xây dựng chuỗi sản xuất thủy sản liên kết giữa ngư dân, doanh nghiệp và chính quyền; xử lý vi phạm còn hạn chế”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Bộ trưởng cho hay, để đẩy mạnh công tác chống khai thác IUU, bảo đảm phát triển bền vững ngành thủy sản, Chỉ thị số 32 của Ban Bí thư lần này tiếp tục yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách.

Trong đó, phải xác định chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu ở ngành, địa phương có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự thống nhất, đồng bộ, quyết tâm cao thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo “thẻ vàng” trong năm 2024 và duy trì kết quả bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo; tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao, vị thế của Việt Nam với quốc tế...

Nhiệm vụ, giải pháp trước mắt và lâu dài

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang trình bày Chương trình hành động và kế hoạch của Chính phủ triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Hồng Thắm.

Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Hồng Thắm.

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, mục tiêu của Chương trình hành động và kế hoạch là xác định công tác chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản; thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo “thẻ vàng” trong năm 2024.

Theo đó, Phó Thủ tướng cho rằng, trước mắt cần thực hiện 7 nhiệm vụ, giải pháp đến tháng 5/2024 trong chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” gồm: Nâng cao hiệu quả công tác thông tin truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, vận động, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm đối với công tác chống khai thác IUU.

Ưu tiên, bố trí đủ nguồn lực (nhân lực, lực lượng, kinh phí, trang thiết bị, phương tiện) cho các cơ quan, lực lượng chức năng; tăng cường lực lượng, phương tiện để thực hiện cao điểm thực thi pháp luật, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát thực hiện các quy định chống khai thác IUU. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xem xét trách nhiệm và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang

Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan chống khai thác IUU để xử lý dứt điểm tàu cá “3 không”; nâng cao năng lực thực thi pháp luật, xử lý các hành vi vi phạm khai thác IUU; đặc biệt là hành vi môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Triển khai đồng bộ, quyết liệt pháp luật về thủy sản trong quản lý đội tàu, kiểm soát hoạt động tàu cá trên biển, tại cảng, xuất nhập bến phải tuân thủ đầy đủ theo quy định pháp luật.

Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật Việt Nam và quốc tế về xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác, đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.

Điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ; kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Về hợp tác quốc tế, tăng cường biện pháp ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của các bên liên quan để sớm gỡ cảnh báo “thẻ vàng”; không để tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài ảnh hưởng đến quan hệ với các nước. Tích cực nắm thông tin tàu cá, ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý; kịp thời thu thập hồ sơ, tài liệu, chứng cứ, bản án, quyết định xử lý của nước sở tại để phục vụ công tác điều tra, xử lý và bảo hộ công dân. Kịp thời đấu tranh ngoại giao đối với việc tàu cá, ngư dân Việt Nam không vi phạm khai thác bất hợp pháp bị lực lượng chức năng nước ngoài bắt giữ, xử lý tại vùng biển chồng lấn, tranh chấp, chưa phân định với các nước.

Đồng thời, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cũng chỉ ra 5 nhiệm vụ, giải pháp dài hạn phát triển bền vững ngành thủy sản, gồm:

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực thủy sản; thực hiện mạnh mẽ giải pháp chuyển đổi nghề, phát triển ngành nghề bền vững, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trên biển, giảm phụ thuộc vào khai thác thủy sản cho ngư dân; đảm bảo số lượng tàu cá và cường lực khai thác phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển; cải thiện sinh kế, nâng cao cuộc sống của cộng đồng ngư dân ven biển và hải đảo.

Lâu dài hơn, cần phải quan tâm cấu trúc lại ngành thủy sản theo hướng minh bạch, bền vững, quan tâm tạo sinh kế phù hợp, nâng cao cuộc sống của ngư dân, người lao động có liên quan. Ảnh: Huy Hùng.

Lâu dài hơn, cần phải quan tâm cấu trúc lại ngành thủy sản theo hướng minh bạch, bền vững, quan tâm tạo sinh kế phù hợp, nâng cao cuộc sống của ngư dân, người lao động có liên quan. Ảnh: Huy Hùng.

Kiện toàn, nâng cao năng lực, đảm bảo cơ chế, chính sách cho các lực lượng thực thi pháp luật, lực lượng kiểm ngư từ Trung ương đến địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan để quản lý, thực thi hiệu lực, hiệu quả các quy định pháp luật về thủy sản.

Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng thủy sản; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành thủy sản phát triển lâu dài, gắn với bảo đảm an sinh xã hội, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo.

Tăng cường hợp tác quốc tế về thủy sản, đàm phán, phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước, giải quyết các tranh chấp trên biển; tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, đảm bảo an ninh, an toàn cho ngư dân khai thác trên biển; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam trong thực hiện các cam kết, điều ước quốc tế về bảo vệ đại dương, môi trường, hệ sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản.

Triển khai thực hiện các quy hoạch, chiến lược, chương trình quốc gia liên quan đến phát triển bền vững và hội nhập quốc tế ngành thủy sản; đảm bảo thực hiện có hiệu quả nghị quyết, chủ trương của Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tham dự Hội nghị, Ban Cán sự Đảng bộ và Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã phối hợp tổ chức 1 điểm cầu chính tại Bộ NN-PTNT số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội (ảnh) và kết nối 250 điểm cầu tới các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT với tổng số 7.159 cán bộ, đảng viên tham dự.

Tham dự Hội nghị, Ban Cán sự Đảng bộ và Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã phối hợp tổ chức 1 điểm cầu chính tại Bộ NN-PTNT số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội (ảnh) và kết nối 250 điểm cầu tới các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT với tổng số 7.159 cán bộ, đảng viên tham dự.

Cán bộ, đảng viên tham dự tại điểm cầu Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Cán bộ, đảng viên tham dự tại điểm cầu Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Cấu trúc lại ngành thủy sản theo hướng minh bạch, bền vững

Tại Hội nghị, nhiều đại biểu là đại diện các tỉnh, thành phố có biển cho rằng, thời gian qua, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ NN-PTNT về việc gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC về hoạt động đánh bắt cá IUU đối với Việt Nam, các địa phương đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp ngăn chặn và loại bỏ hoạt động khai thác IUU; trong đó công tác tuyên truyền, vận động được xác định là một trong những giải pháp quan trọng, được thực hiện thường xuyên, liên tục, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp, ngư dân và các tầng lớp nhân dân trong việc chấp hành pháp luật thủy sản nói chung và chống khai thác IUU nói riêng...

Tuy nhiên khó khăn lớn nhất của địa phương hiện nay là cơ sở hạ tầng nghề cá và việc kiểm soát hoạt động tàu cá, sản lượng khai thác, truy xuất nguồn gốc chưa đáp ứng yêu cầu; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, phối hợp, phát hiện, xử lý vi phạm chưa nghiêm, chưa thường xuyên, đồng bộ…

Thời gian tới, các địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, vận động, nâng cao nhận thức trách nhiệm về chống khai thác IUU; xử lý nghiêm, triệt để tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia khai thác thủy sản; tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát thực thi pháp luật thủy sản trên các vùng biển; thực hiện đồng bộ, quyết liệt, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài…

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn cho biết, để góp phần cùng cả nước tháo gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC, tỉnh Bình Định sẽ tập trung triển khai quyết liệt các các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm theo ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 32-CT/TW.

Ông Phạm Anh Tuấn kiến nghị, đề xuất Trung ương chỉ đạo các lực lượng chức năng chấp pháp trên biển tăng cường tuần tra, kiểm soát trên các vùng biển, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các tàu cá hoạt động sai vùng, sai tuyến và tại các vùng biển giáp ranh với các nước trong khu vực để kịp thời bảo vệ, ngăn chặn và xử lý tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển các nước.

Tăng cường công tác tuyên truyền, kết hợp kiểm tra, kiểm soát, quản lý nghiêm đối với nhóm tàu cá ngoài tỉnh xuất, nhập bến thường xuyên tại các địa phương, đặc biệt là các tàu cá có chiều dài dưới 15m hoạt động ở vùng lộng không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, để phòng ngừa, hạn chế, ngăn chặn tàu cá vi phạm khai thác thủy sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Quan tâm đầu tư nâng cấp các cảng cá và các khu neo đậu, trú tránh bão để thực hiện tốt công tác quản lý đội tàu, phục vụ tốt công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác…

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đánh giá, các phát biểu tại Hội nghị từ Trung ương đến địa phương rất trực diện, bám sát thực tiễn, nắm chắc được tình hình, có giải pháp để giải quyết những tồn tại, cam kết sẽ thực hiện Chỉ thị số 32 của Ban Bí thư cũng như Chương trình của Chính phủ. Điều đó cũng thể hiện quyết tâm của tất cả chúng ta trong vấn đề này.

“Tôi tin rằng, không phải hôm nay mà ngay từ năm 2017, khi chúng ta nhận cảnh báo “thẻ vàng” của EC, chúng ta đã nhận thức được những tác động tiêu cực của vấn đề này đối với phát triển ngành thủy sản lâu dài. Và từ đó đến nay, chúng ta càng ngày càng nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn, từ các cấp ủy đảng, tổ chức đảng đến hệ thống chính trị, các địa phương trực tiếp và cả nhận thức của ngư dân, người lao động có liên quan trực tiếp. Hành động cũng thế, mỗi ngày sát sườn hơn, tích cực hơn và chúng ta cũng hiểu có nhận thức đủ thì mới có hành động đủ, có quyết tâm đủ để có thể thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Chỉ thị số 32 đã đề ra, đặc biệt là mục tiêu quyết tâm rất cao gỡ bỏ “thẻ vàng” trong năm 2024”, bà Trương Thị Mai nhấn mạnh.

Bà Trương Thị Mai đánh giá, thời gian qua, chúng ta đã có những chuyển biến tích cực trong tháo gỡ thẻ vàng IUU, nhưng cũng phải nhìn nhận thực chất, nếu chưa gỡ bỏ được “thẻ vàng” thì câu chuyện của chúng ta, khó khăn của chúng ta vẫn còn đó. Chỉ thị số 32 cũng đã xác định đây là vấn đề quan trọng, cấp bách và lâu dài. Việc chưa gỡ bỏ được “thẻ vàng” IUU không chỉ ảnh hưởng đến việc phát triển của ngành thủy sản, phát triển đất nước, mà còn tác động đến cuộc sống của hàng triệu ngư dân.  

Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho biết: Thời gian qua, chúng ta đã có những chuyển biến tích cực trong tháo gỡ 'thẻ vàng' IUU. Ảnh: Hồng Thắm.
 

Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho biết: Thời gian qua, chúng ta đã có những chuyển biến tích cực trong tháo gỡ "thẻ vàng" IUU. Ảnh: Hồng Thắm.

Theo đó, bà Trương Thị Mai lưu ý, có 4 vấn đề rất rõ ràng mà chúng ta cần phải quan tâm để tháo gỡ “thẻ vàng” IUU, một là tiếp tục hoàn thiện thể chế; hai là quản lý và theo dõi đội tàu khai thác thủy sản; ba là chứng nhận truy xuất nguồn gốc; và bốn là thực thi pháp luật có hiệu quả.

Bên cạnh đó, bà Trương Thị Mai cho rằng, những kinh nghiệm của Thái Lan, Philippines… cũng là bài học để Việt Nam rút kinh nghiệm, tất nhiên thực tiễn của mỗi đất nước có sự khác nhau.

Bà Trương Thị Mai cũng lưu ý, việc gỡ “thẻ vàng” của EC mới chỉ là bước đầu, về lâu dài phải quan tâm đến vấn đề minh bạch trong khai thác thủy sản, có sinh kế bền vững cho người dân để hướng đến phát triển thủy sản bền vững.

Thường trực Ban Bí thư cho rằng, quá trình thực hiện cần chú trọng tạo sự đồng thuận, quan tâm hỗ trợ, động viên cho người dân, người lao động có liên quan; quan trọng nhất là phải bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của ngư dân. “Có như vậy thì ngư dân mới tin tưởng để cùng Đảng, chính quyền thực hiện có hiệu quả”, bà nói.

Bà Trương Thị Mai cũng bày tỏ mong muốn các địa phương sẽ đưa Chỉ thị số 32 của Ban Bí thư và Chương trình hành động của Chính phủ đi vào cuộc sống một cách thiết thực, tiến tới gỡ bỏ “thẻ vàng” trong năm nay, đưa ngành thủy sản phát triển nhanh, bền vững và ngư dân sẽ có cuộc sống ổn định hơn.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư và cho biết, Bộ NN-PTNT đang chuẩn bị kỹ lưỡng cho đợt thanh tra lần thứ 5 của EC, dự kiến sẽ tiến hành vào cuối tháng 5/2024.

Hồng Thắm - Nguồn nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
35.jpg 36.jpg 34-2.jpg a123.jpg a125-1.jpg 02.png 06.png 09.png 05-2.png 04.png 07-2.png a22.jpeg a23-1.png 12.jpg 14-1.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây