Nghệ An: Phát triển nghề nuôi hầu treo dây vùng cửa sông

Thứ sáu - 19/07/2024 04:10 663 0
Hầu (Hàu, Hào ...tên gọi từng địa phương) là động vật nhuyễn thể, thuộc nhóm thân mềm hai mảnh vỏ. Hầu cùng họ với nghêu, sò. Kích thước của một con hàu khá lớn, một con hàu to có thể nặng tới 1,4kg, nhưng phần thịt bên trong của nó thì thường nhỏ hơn rất nhiều. Hàu là động vật lưỡng tính.
Nghệ An: Phát triển nghề nuôi hầu treo dây vùng cửa sông
Mỗi con hàu có thể đẻ khoảng 3 triệu chứng hàng năm. Tuổi thọ của loài hàu khá cao, có thể lên tới 30 năm tuổi. Hàu là động vật có chứa nhiều chất dinh dưỡng, theo một số nghiên cứu trong 100g hàu có khoảng 1,5g chất béo, 10,9g protein, carbohydrates, ngoài ra là các loại vitamin như A, B1, B2, B3, C, D giúp cho cơ thể được tăng cường khả năng chống viêm, khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường trao đổi chất và giúp chống lại mệt mỏi. Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàu biển là một nguồn kẽm dồi dào. Trong 100g hàu có thể có tới 47,8mg kẽm. Bạn có thể so sánh với 5,2mg và 0,8mg kẽm trong 100g thịt và 100g cá. Trong khi đó, kẽm được cho là vô cùng cần thiết cho cấu tạo của testosterone - loại hormon sinh dục rất quan trọng của “phái mày râu”. Chính vì điều này, hàu chính là một loại thực phẩm rất tốt để tăng cường khả năng sinh lý ở nam giới, nó còn được gọi là “thực phẩm của tình yêu”. Ngoài những giá trị nói trên, trong thịt Hầu có chứa nhiều vitamin và các loại khoáng chất quang trọng đối với cơ thể, trong đó, đặc biệt là vitamin B12 - loại vitamin rất tốt cho sự hoạt động não bộ. 
Biết được những giá trị đó, những năm gần đây người dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi Hầu bằng hình thức treo dây. Thời gian đầu bà con ngư dân chỉ tận dụng khai thác tự nhiên dọc khu vực bờ kè đê bao sông một số vùng thuộc Quỳnh Dị, Quỳnh Lập, Quỳnh Phương thị xã Hoàng Mai; xã Diễn Vạn huyện Diễn Châu, kích cỡ hầu nhỏ khoảng 50-150 mm. Sau đó do nguồn lợi klhai thác tự nhiên ngày một hạn chế. Người dân khu vực này đã tiến hành thả nuôi, qua ghi nhận từ một số hộ dân thì lợi nhuận mang lại từ việc nuôi hầu sẽ đạt từ 1,2-1,5 lần tổng số tiền đầu tư. Từ hiệu quả thiết thực của việc nuôi hầu mang lại, đến nay đã có hơn 500 hộ nuôi với diện tích trên 10.000 m2, sản lượng đạt khoảng 2.000 tấn, doanh thu trên 6 tỷ đồng. Nuôi hầu cửa sông thực sự đã trở thành một nghề cần được phát triển.
Tuy nhiên, để đảm bảo cho nghề nuôi hầu có hiệu quả và phát triển một cách bền vững, người dân cần phải tuyệt đối tuân thủ quy hoạch của địa phương và các yêu cầu kỹ thuật như: Vị trí đặt dàn nuôi cần phải thông thoáng, đặt so le nhau để nước có dòng chảy. Trong quá trình nuôi phải định kỳ san thưa, phòng tránh các yếu tố môi trường bất và diệt trừ địch hại: Giãn mật độ các dây giá thể hầu với mục tiêu có các khoảng cách phù hợp, đảm bảo đủ thức ăn cho Hầu, sau một thời gian nuôi 5-6 tháng cần tiến hành thu tỉa những con đủ kích cỡ thường phẩm giảm mật độ giúp cho số Hầu còn lại phát triển tốt. Khi điều kiện môi trường không thuận lợi như độ mặn thấp, nguồn thức ăn giảm có thể hạ dây nuôi xuống sâu hoặc khi bãi nuôi bị nhiễm bẩn hay ảnh hưởng của lũ lụt phải di chuyển hầu đến vùng khác có môi trường tốt hơn. Cần theo dõi mật độ bám và vị trí bám của hầu trên dây nuôi, nếu hầu bám nhiều ở tầng trên của dây nuôi chứng tỏ nền đáy có vấn đề như oxy thấp, pH thấp hoặc bùn đáy quá dày, rong bám nhiều, đáy có nhiều khí độc... cần làm vệ sinh nền đáy, điều chỉnh giá thể thưa ra hoặc di chuyển đến nơi khác sạch hơn. Thường xuyên theo dõi để khi phát hiện “địch hại” của Hầu như các sinh vật cạnh tranh vật bám, sinh vật ăn thịt, sinh vật đục khoét, sinh vật ký sinh …thì cần phải có các biện pháp xử lý kịp thời.
Trong thực tế sản xuất đã xuất hiện các Sinh vật bám có thể làm chết hầu, nhất là giai đoạn giống; chúng cũng làm giảm sinh trưởng và cạnh tranh giá thể với hầu làm giảm hiệu quả lấy giống. Có thể khống chế các sinh vật bám bằng các biện pháp vật lý, hoá học và sinh học. Phương pháp vật lý hiệu quả nhất là phơi các sinh vật bám dưới ánh nắng mặt trời. Hay các biện pháp hoá học là dùng sunphát đồng1-2% để ngâm cả dây hầu trong 1 giờ, tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều công sức và đắt tiền. Khi áp dụng biện pháp sinh học chúng ta phải hiểu rõ chu kỳ sống, đặc điểm sinh thái, đặc biệt là mùa sinh sản của các loài sinh vật bám để chủ động lấy giống tránh những thời điểm xuất hiện nhiều sinh vật bám. Riêng với nhóm “địch hại” các loài ốc tim gà, ốc ngọc, ốc gai, ốc đỏ, cá... cách phòng trừ chủ yếu là nhặt bằng tay khi thuỷ triều xuống hoặc dùng bẫy. Ngoài ra vào mùa sinh sản khoảng tháng7-9, có thể thu gom để loại bỏ các bọc trứng của ốc.
Sau khoảng thời gian nuôi 6-8 tháng tuổi căn cứ vào nhu cầu thị trường bà con có thể tiến hành thu tỉa những cá thể lớn để vừa có thêm thu nhập, mặt khác giảm mật độ nuôi, đảm bảo thức ăn cho những con còn lại phát triển nhanh hơn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con./.

 
                       Ảnh: Nuôi hầu treo dây trên sông hộ ông Tô Duy Thông xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu
                                                               
Trần Trung Thành - Trung tâm KNNA - nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
image-20240813150406-1-6.png a23-1.jpg a24-2.jpg a25-4.jpg a11-3.jpg a26-4.jpg a12-6.jpg h1-5.jpg h4-9.jpg h2-6.jpg h8-12.jpg h7-1.jpg h3-13.jpg h1 h2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây