Chủ nhật, 22/12/2024, 11:30

Hiệu quả bước đầu từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tái sử dụng nước theo công nghệ tuần hoàn khép kín

Thứ hai - 06/02/2023 21:06 693 0
Nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã có những phát triển mạnh mẽ, giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động tại các địa phương, đồng thời giúp bà con nâng cao thu nhập và góp phần giảm áp lực lên khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Tuy nhiên, sự bùng phát của nghề nuôi tôm cũng đã làm cho môi trường các vùng nuôi tôm bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thải lượng từ thức ăn dư thừa, chất thải từ tôm nuôi cũng như các loại thuốc, hoá chất ra ngoài môi trường xung quanh không qua xử lý hoặc xử lý không triệt để, tồn lưu và phát triển của bệnh tôm theo từng năm.
Hiệu quả bước đầu từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tái sử dụng nước theo công nghệ tuần hoàn khép kín

Một trong những yếu tố quyết định thắng lợi trong việc nuôi tôm là chất lượng nguồn nước với sự ổn định các chỉ tiêu môi trường. Đồng thời, việc nâng cao mức độ an toàn cho các trang trại nuôi tôm thông qua sự phát triển các mô hình xử lý và giảm lượng chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản đang được khuyến khích áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022, Chi cục Thủy sản Nghệ An đã phối hợp với địa phương xây dựng mô hình “Nuôi tôm thẻ chân trắng tái sử dụng nước theo công nghệ tuần hoàn khép kín” tại cơ sở nuôi ông Hoàng Xuân Tin - xóm Mai Giang, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lưu Nghệ An. Ngân sách nhà nước hỗ trợ: hệ thống lọc tuần hoàn, công nghệ tuần hoàn khép kín, con giống và vật tư thiết yếu.
Ông Trần Xuân Quang, Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản - Chi cục Thủy sản cho biết: mô hình được vận hành tự động theo quy trình Nước được cấp từ bể lọc → ao nuôi tôm → Lọc cơ  học bằng drumfilter (máy tách phân) → Lọc cơ học bằng chổi lọc → Lọc sinh học → Bể chứa nước sạch → Nước được bơm nước trở lại ao nuôi. Drumfilter hoạt động dựa trên nguyên tắc bẫy hạt cơ học. Hệ thống lọc trống có công suất lọc từ 1,2- 78 m3/phút với  kích cỡ màng lọc dao động từ 30 -500µ. Nước từ đáy bể nuôi khi chảy qua Drumfilter sẽ được màng lọc giữ lại các chất thải như phân tôm, thức ăn thừa, xác tôm, máy bơm áp lực cao phun rửa, chất thải theo ống dẫn đi ra ngoài trống lọc được đưa vào hệ thống thu gom chờ xử lý bằng Biogas, nước sạch được giữ lại và đi vào hệ thống lọc tiếp theo. Trong mô hình này, chúng tôi sử dụng chổi lọc để vận hành bể lọc thô, những chất lơ lửng không tách được qua trống lọc sẽ được chổi lọc gữ lại thông qua cơ chế bám dính. Với lưu lượng nước chảy liên tục, các chất lơ lững sẽ được giữ lại với tỷ lệ khá cao, làm giảm thiểu sự phát sinh chất độc thông qua quá trình phân giải hữu cơ. Bể lọc sinh học chứa hạt Kaldnes làm giá thể để màng lọc sinh học phát triển làm chức năng phân hủy Ammonia, Nitrite thành Nitrate và  N2 ít độc với tôm nuôi, hệ thống này được sục khí 24/24 nhằm cung cấp oxy để kích hoạt sự hoạt động của vi sinh vật. Bể nước trong là nơi thu/chứa nước sạch sau quá trình lọc 3 công đoạn trên, ở đây lắp đặt 01 máy bơm chìm cấp nước vào bể nuôi.
       Ảnh: Máy tách phân lắp đặt và vận hành tại mô hình ông Hoàng Xuân Tin
Sau thời gian trển khai mô hình, ông Hoàng Xuân Tin cho biết, với bể nuôi 700m3, ông đã thả trên 300.000 con giống kích cỡ loại 1.000 con/kg từ bể ương của gia đình, mật độ nuôi xấp xỉ 450 con/m2. Nguồn tôm giống được mua về từ công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam. Đến nay, sau gần 3 tháng thả nuôi, tôm hoàn toàn khỏe mạnh, phát triển tốt và kích cỡ khoảng 60 con/kg, sản lượng ước tính đạt 4.000kg. Với giá bán cao như hiện nay, gia đình ông có thể lãi từ 350- 400 triệu đồng. Theo ông, việc sử dụng nước tuần hoàn trong suốt quá trình nuôi đã giúp môi trường nước nuôi luôn ổn định, đặc biệt là hàm lượng khí độc NH3 luôn được duy trì trong ngưỡng cho phép khi nuôi dài ngày với mật độ cao, nước nuôi không phải thay nhiều như trước đây, tôm phát triển tốt, màu tôm khi thu hoạch đẹp, chất thải từ ao nuôi được thu lại nhờ máy tách phân đi vào bể gom chờ xử lý Biogas, không xả ra môi trường ngoài, nhờ đó bảo vệ được môi trường vùng nuôi. Tuy chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống ao, bể, thiết bị là tương đối cao nhưng lại dễ vận hành, dễ áp dụng và cho hiệu quả.
Trong tình hình khó khăn của nghề nuôi tôm như hiện nay thì mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tái sử dụng nước theo công nghệ tuần hoàn khép kín nếu được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn sẽ giúp người dân tiếp cận được với hình thức, phương thức sản xuất mới, hạn chế được tối đa tình trạng lây lan dịch bệnh trong vùng nuôi, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả nuôi đồng thời tạo ra được sản phẩm tôm chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, có sức cạnh tranh trên thị trường và thúc đẩy nghề nuôi tôm phát triển bền vững./.

                                                                                                    CẢNH HOÀNG - CHI CỤC THỦY SẢN
                                                                                                     Nguồn: Tập san Khuyến nông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện ảnh
a2-9.jpg Nuoi-cac-long-cua-song-cua-ho-Vu-Van-Manh-xa-Nghi-Quang-huye z6098847690463-7001a19e38215bdbc3068ea76aa3cc89-1.jpg a3-7.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-che-huu-co.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a25-4.jpg
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây